5+ Cách Sử Dụng Sơ Đồ Tư Duy Hiệu Quả Trong Học Tập
Sử dụng sơ đồ tư duy vào việc học để nâng cao hiệu quả học tập bằng cách nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thế giới rất rộng lớn, lượng kiến thức vô cùng nhiều mà chúng ta không thể biết hết được. Trong quá trình học tập, người học phải tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ và hàng ngày thường xuyên phải cập nhật, ghi nhớ tổng hợp lại những kiến thức mình đã được học. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể tìm ra được phương pháp thông minh để có thể ghi nhớ rõ ràng và không đánh mất những nội dung quan trọng.
Trong quá trình học tập, người học phải tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ ngoài thế giới. Hơn nữa, chúng ta cũng thường xuyên phải ghi nhớ cũng như tổng hợp lại những gì mình đã được học. Nhưng, không phải ai cũng có thể tìm được cho mình một phương pháp thông minh giúp ghi nhớ dễ dàng cũng như không bị bỏ sót bất kỳ một nội dung quan trọng nào. Bởi vậy, muốn học tập và ghi nhớ có hiệu quả chúng ta phải tạo lập sơ đồ tư duy để nó trở thành công cụ tối ưu giúp cải thiện chất lượng học tập.
Nội Dung Chính
1. Lọc từ khóa thông minh.
Qua nghiên cứu cho thấy, không phải ai cũng có thể tóm tắt được nội dung chính từ những văn bản rất dài. Khoa học xã hội là những môn học trừu tượng, nó không giống như các môn học khoa học tự nhiên có công thức, có ký hiệu, có minh họa cho dễ nhớ, tiếp thu mà nội dung của các môn khoa học xã hội này rất dài. Vậy làm cách nào để đưa nội dung đó vào sơ đồ tư duy để người học hiểu được hết ý nghĩa của văn bản đó.
Các bạn hãy đơn giản hóa mọi vấn đề lại, hãy coi một đoạn văn bản giống như một bộ phim, tìm kiếm diễn viên chính và diễn viên phụ, những vai quần chúng. Văn bản đọc xong đã được hiểu thấu đáo thì hãy chắt lọc ra nội dung chính, bỏ đi những từ ngữ không cần thiết để tìm sự liên quan của chúng vào sơ đồ tư duy của mình một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
2. Dùng hình ảnh làm từ khóa trung tâm
Dùng từ khóa đặt ở vị trí trung tâm sẽ làm tăng sự sáng tạo, kích thích cho não bộ phát triển. Để cho bộ não không ngừng được phát triển một cách tự nhiên nhất, bạn hãy dùng một số hình ảnh thú vị hay hình vẽ ngộ nghĩnh của chính các bạn có liên quan nhất đến từ khóa chính. Việc làm này tưởng chừng như trò chơi nhưng không, nó sẽ giúp bạn có được một sơ đồ tư duy bắt mắt và giúp bạn ghi nhớ được sơ đồ tư duy rất lâu.
3. Thêm màu sắc vào sơ đồ tư duy.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, so với hình ảnh thì màu sắc có khả năng kích thích não bộ không kém. Bởi vậy, việc thêm màu sắc vào sơ đồ tư duy là việc làm vô cùng sâu sắc, rất thông minh, cần thiết. Nó giúp bạn phân biệt tốt và không lẫn các nội dung trong sơ đồ của mình. Khi chọn ta nên chọn màu sắc tươi sáng để cải thiện trạng thái não bộ của bạn thêm vui tươi, yêu đời thay vì những màu trầm ấm chỉ hợp với việc nghỉ ngơi, không còn cảm hứng sáng tạo cái mới. Làm được điều đó, chúng tôi tin việc học tập của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng đi rất nhiều, khi đó, chúng ta sẽ nghĩ học là một niềm vui chứ không còn là áp lực gì lớn nữa.
4. Vạch ý liên tục
Thay vì chúng ta cộng dồn những suy nghĩ, những ý tưởng quá nhiều vào một lúc sẽ gây ra hiện tượng nhiễu sóng và làm mất rất nhiều nội dung sẽ không chính xác khi đưa vào sơ đồ tư duy thì chúng ta hãy cứ tự nhiên vạch ý ra những điều mình nghĩ vào sổ tay nhật ký hàng ngày của mình, coi đó là bản nháp hãy vạch ra mọi ý tưởng xuất hiện trong tư duy của bạn. Cuối cùng, hãy ngồi lại và chắt lọc những ý tưởng, nội dung quan trọng đưa vào sơ đồ tư duy. Làm được điều đó, sơ đồ tư duy của bạn sẽ vẫn đảm bảo được hoàn toàn nội dung mà còn không làm mất đi sự liên kết của các ý tưởng.
5. Thực hành nhiều lần
Trong cả quá trình học tập có quá nhiều những cái chúng ta cần học. Sơ đồ tư duy cũng vậy, không phải ai trong chúng ta muốn là có một sơ đồ tư duy hoàn hảo mà nó cũng là một quá trình được rèn dũa, được trau dồi. Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập cũng cần rút kinh nghiệm như nhiều công việc trong cuộc sống.
Bởi vậy, các bạn đừng ngại, đừng nản lòng hãy cứ tự tin vạch ra sơ đồ tư duy nhiều lần bước đầu bỡ ngỡ sau sẽ thành quen vì sau mỗi lần thực hành vẽ ra bạn cũng sẽ rút ra cho mình được những ưu điểm và nhược điểm của bản thân mình. Ví dụ: Bạn đam mê hội họa và có năng khiếu, bạn hãy tự tin với bản màu của mình, hãy tự do sáng tạo và sau mỗi lần vẽ bạn hãy tự nhìn nhận, đánh giá sản phẩm của mình để rút ra kinh nghiệm ở những tác phẩm sau sẽ hoàn hảo và thành công hơn.
Trên thực tế cho thấy, sơ đồ tư duy có vai trò và hiệu quả vô cùng lớn trong việc cải thiện chất lượng học tập. Từ việc tìm hiểu về sơ đồ tư duy, các bạn có thể ứng dụng vào phục vụ học tập. Chúng tôi rất mong qua bài viết trên đã góp được một phần nhỏ nhu cầu của các bạn.