4 nguyên tắc cần nhớ khi chăm trẻ bị sởi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy – Bác sĩ tư vấn vắc-xin – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park .

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có mức độ lây lan nhanh. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy dinh dưỡng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết cần thiết để theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách.

Bốn: Theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh sởi

Một: Điều trị hỗ trợ các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, nghẹt mũi, đỏ mắt và đau miệng

Khi chăm sóc trẻ bị sởi, cha mẹ cần ghi nhớ bốn nguyên tắc dưới đây:

Thực hiện các biện pháp cách ly như sau:

Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi thấy các biểu hiện:

  • Thở nhanh: Trẻ được coi là thở nhanh khi tần suất thở > 50 nhịp/phút với trẻ dưới 1 tuổi và > 40 nhịp/phút với trẻ trên 1 tuổi.
  • Trẻ có các biểu hiện của mất nước bao gồm môi khô, khóc không nước mắt, khát nước, quấy.
  • Khi khóc nghe thấy tiếng thở rít, giọng khàn.
  • Trẻ bị loét miệng, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, đau mắt, đau tai, sốt kéo dài trên 4 ngày.

Trẻ cần nhập viện khi có các biểu hiện:

  • Trẻ không thể uống nước hay bú sữa mẹ
  • Trẻ bị co giật, sốt cao không hạ, li bì, khó thức dậy
  • Trẻ bị loét miệng nhiều
  • Trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, thở nghe thấy tiếng rít
  • Trẻ có biểu hiện mất nước nặng bao gồm môi khô, da chùng xuống, khóc không nước mắt, đi tiểu ít
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
  • Trẻ bị loét giác mạc, nhìn kém, viêm tai xương chũm

Tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Trường hợp trẻ bị sởi có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ.