4 Mẫu Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Tuổi Đủ Chất Chuẩn Viện Dinh Dưỡng
Theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bé trai 10 tháng tuổi sẽ có cân nặng trung bình là 9,2 kg, chiều cao trung bình là 73,3 cm. Còn bé gái sẽ nặng trung bình khoảng 8,5kg, chiều cao 71,5cm. Nếu phát hiện ra trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng hoặc thấp còi, mẹ nên tham khảo các thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi để bé hết biếng ăn, bắt kịp đà tăng trưởng và thông minh nhé!
Nội Dung Chính
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng gồm có những gì?
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cần có đầy đủ các bữa ăn như sau:
- 3 bữa ăn chính: ăn bột hoặc ăn cơm nhão.
- 2 bữa ăn phụ: ăn trái cây.
- Bú sữa: trẻ bú mẹ hoặc bú bình sẽ cần khoảng 500 600ml ngày.
Theo đó, nguyên tắc mà mẹ cần đảm bảo trong thực đơn cho bé 10 tháng bị nhẹ cân đó là phải đầy đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn, gồm có: chất bột đường (có trong bột), chất đạm (có trong thịt, cá, tôm, cua), chất béo (có trong dầu ăn, mỡ), vitamin và các chất khoáng (có trong rau, trái cây).
Bé 10 tháng tuổi cần được ăn uống đa dạng để giúp bé không bị biếng ăn
Nếu thiếu đi một trong số các thành phần nêu trên đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ví dụ nếu trẻ bị thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được các loại vitamin như A, D, E, K,… vì các vitamin này phần lớn đều được hòa tan trong dầu.
Bên cạnh đó, mỗi ngày mẹ cũng nên cho bé bú khoảng 500 700ml sữa (có thể bú sữa mẹ, sữa công thức, chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phô mai,…). Đặc biệt lưu ý, từ lúc 19h tối đến sáng hôm sau cần phải cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu hoặc có thể cho ăn thêm từ 1 2 cữ sữa.
Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Để cung cấp được đầy đủ các chất cần thiết cho chế độ dinh dưỡng giai đoạn bé sơ sinh từ 10 12 tháng tuổi, tránh tình trạng trẻ bị thiếu hụt hoặc dư thừa chất trên, các mẹ cần lưu ý những điểm đặc biệt sau khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng hàng ngày.
Số lượng bữa ăn dặm chính của bé là từ: 3 4 bữa/ ngày. Thành phần của các món ăn luôn được đảm bảo có đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và các chất khoáng. Nếu thiếu đi một trong số các thành phần chủ yếu đó đều rất nguy hiểm, vì sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ví dụ, nếu thiếu vitamin D thì trẻ sẽ rất khó hấp thu và tổng hợp canxi được trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu canxi, trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn. Hoặc nếu thiếu vitamin C thì trẻ khó có thể hấp thu được chất sắt vào cơ thể. Do đó, trẻ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, điều này rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều căn bệnh khác.
Số lượng bữa ăn dặm chính của bé là từ: 3 4 bữa/ ngày
Mỗi bữa bột chính cho bé 10 tháng sẽ cần số lượng và thành phần cơ bản như sau: từ 20 30gr bột, 30 40gr chất đạm, 10 20gr rau xanh và 10gr dầu ăn. Đồng thời, cần cho bé ăn thêm từ 2 – 3 bữa phụ/ ngày. Bữa phụ cho bé có thể thay đổi bằng các thức ăn như: sữa, bún, phở, nui, mì, sữa chua, súp, bánh ngọt,…
Trẻ ở giai đoạn này mặc dù đã được làm quen với việc ăn dặm, song nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho bé vẫn là từ sữa. Mỗi ngày, ngoài ăn dặm, mẹ nên cho bé bú thêm khoảng 600 800ml sữa (có thể bao gồm sữa mẹ, sữa pha theo công thức, chế phẩm từ sữa).
Xen kẽ giữa thực đơn chính và thực đơn phụ cho bé là từ 1 2 bữa hoa quả hoặc có thể cho bé uống 1 2 phần nước hoa quả/ ngày. Hoa quả tươi hoặc nước ép hoa quả chế biến sẵn, hoặc mẹ cũng có thể làm các món nước ép rau củ tươi để cho bé uống xen kẽ với các bữa ăn chính. Như vậy, vừa có tác dụng cung cấp một lượng nước cho bé, vừa bổ sung được nguồn vitamin đa dạng từ các loại rau củ quả này, giúp bé tăng cân một cách hiệu quả.
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tăng cân nhanh
Một số món ăn giàu dinh dưỡng khiến cho thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cũng trở nên đa dạng. Mẹ có thể tham khảo gợi ý các món cháo thơm ngon cho bé 10 tháng tuổi như sau:
Thực đơn ăn dặm cho bé 9-10 tháng tuổi với cháo gà nấm rơm
Nguyên liệu cần có để nấu món cháo gà nấm rơm:
- Gạo trắng 20gr (2 muỗng canh đầy);
- Thịt gà nạc 30gr (2 muỗng canh);
- Nấm rơm 30gr (4 – 5 cây);
- Dầu ăn cho bé 10gr (2 muỗng cà phê);
- Nước 250ml (1 chén đầy);
- Một chút xíu nước mắm iốt hoặc muối iốt.
Món cháo gà nấm rơm cho bé vừa dễ làm vừa thơm ngon bổ dưỡng
Cách làm như sau:
- Gạo lựa thật sạch, vo qua nước rồi đem ngâm 30 phút, giã dập để nấu sẽ nhanh trong 20 phút – 30 phút cùng với 1 bát nước đầy.
- Gà nạc, nấm rơm đem bằm nhuyễn hòa với vài muỗng nước cho tan và chế vào nồi cháo đã chín, đun cho sôi lại trong vài phút.
- Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn, chú ý nêm hơi nhạt một chút.
- Có thể cho một chút hành ngò băm nhuyễn nếu như bé thích.
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi: Cháo lươn nấu khoai môn và cà rốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo lươn nấu khoai môn và cà rốt: 15gr gạo tẻ, 50gr khoai môn, 40gr lươn, 40gr cà rốt, gia vị: 10gr dầu, một chút xíu muối iốt hoặc nước mắm.
Cách làm món cháo lươn: Nấu gạo trắng với khoai môn trong 45 phút. Lươn đem rửa sạch, loại bỏ gân đỏ của lươn, hấp chín và tán nhỏ. Cà rốt đem xắt hạt lựu.
Cho hỗn hợp gồm có cháo và khoai môn vào nồi, cho thêm vào ½ chén nước. Cho cà rốt vào và đậy nắp trong vòng 5 phút. Sau đó cho lươn đã chín vào nồi. Nêm từ 2 3 giọt nước mắm rồi để nguội từ 2 3 phút, cho thêm 10gr dầu ăn trẻ em vào khuấy đều.
Cháo lươn cũng là một món ăn vô cùng hấp dẫn cho bé 10 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm bé 10 tháng chuẩn: Bột thịt nấu rau dền
Nguyên liệu chủ yếu cho món bột thịt rau dền:
- Bột gạo: 25gr (5 muỗng canh gạt)
- Thịt heo nạc: 30gr (2 muỗng canh)
- Rau dền: 30gr (3 muỗng canh)
- Dầu ăn cho bé: 10gr (2 muỗng cà phê)
- Nước: 200ml (lưng 1 chén nước)
- Một chút xíu nước mắm iốt hoặc muối iốt.
Cách làm như sau: Rau dền đem cắt thật nhuyễn. Bột gạo thêm vào một ít nước và hòa tan. Thịt heo băm thật nhuyễn, thêm một chút nước và đánh tơi ra. Cho phần nước còn lại vào nồi thịt và nấu chín. Thả rau muống vào để nấu cho sôi lên. Đến khi mềm rau, mẹ hãy cho bột vào khuấy tiếp tục cho chín bột. Trút bột ra chén, cho thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào và trộn đều. Nên nêm nếm nhạt.
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng: Đừng bỏ qua cháo ếch lá sen
Nguyên liệu cần có cho món cháo ếch nấu lá sen: Thịt ếch 100gr, lá sen 1 cái, bột sa nhân 5gr, gạo tẻ 150gr, hành khô.
Cách làm: Gạo đem nhặt sạch, vo qua, cho vào xoong đổ thêm nước, nấu cho nhừ thành cháo. Ếch làm sạch, đem băm nhỏ rồi cho vào xào với 1 thìa cà phê dầu và hành cho thơm.
Sau đó cho thịt ếch vào ninh cùng cháo cho đến khi cháo nhừ, mẹ hãy cho thêm bột sa nhân vào, tiếp đến lấy chiếc lá sen đậy lên làm thành nắp vung cho nồi. Hầm thêm 5 phút rồi bắc xuống, để cháo nguội, bỏ lá sen ra, nêm nếm gia vị. Đây là bữa ăn sáng cho bé 10 tháng tuổi vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
Thời gian biểu phù hợp cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
Bé 10 tháng tuổi đã có biết hoạt động linh hoạt và thích quấn vào mẹ. Chị em có thể sắp xếp thời gian để chăm sóc bé nhiều hơn và cho bé ăn dặm như sau:
- Từ 7h – 8h sáng: Bé thức dậy, ti mẹ no rồi chơi đùa trên sàn nhà hoặc ở trên giường.
- Trước 9h sáng: Bé ăn sáng, thường là ăn bột hoặc váng sữa. Sau đó, mẹ hãy đưa bé đi dạo hoặc 2 mẹ con cùng làm việc nhà.
- 10h sáng: Bé ngủ 1 giấc khoảng 30 60 phút.
- 11h: Bé bú mẹ.
Mẹ cần sắp xếp thời gian biểu cho bé ăn dặm phù hợp
- Từ 12h – 1h trưa: Ăn bữa trưa. Mẹ nên thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé với đa dạng các loại cháo, súp, bột thịt, bột rau, lòng đỏ trứng và sữa.
- Từ 1h – 2h chiều: Bé chơi ở trong nhà, có thể là nghe nhạc, chơi bóng hoặc cho bé tập đi.
- 2h chiều: Bé ngủ từ 2 3 tiếng ở trong nôi.
- Từ 4h – 5h chiều: Sau khi bú mẹ xong, bé sẽ tự chơi với các món đồ chơi yêu thích hoặc chơi cùng các bé khác ở trong nhà.
- Trước 7h tối: Mẹ hãy tắm cho bé rồi cho bé chơi cùng bố.
- 8h tối: Mẹ đọc truyện cho bé nghe và nói chuyện cùng bé. Bé bú mẹ rồi đi ngủ. Bé yêu sẽ nằm ngủ ngoan ngoãn ở trong nôi qua đêm.
Kết luận
Trong giai đoạn này, nếu bé lười ăn, mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên bé, giải thích và động viên bé. Đồng thời, mẹ nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi một cách đa dạng để bé có hứng thú với các loại thực phẩm hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn và thời gian ăn 1 bữa cũng không nên kéo dài quá 30 phút. Các bữa ăn hàng ngày của bé nên hạn chế hoặc không sử dụng gia vị vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Xem thêm:
Ý Tưởng Hay Khi Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Hay Ăn, Chóng Lớn
Nguồn tham khảo: