4 loại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Một doanh nghiệp, công ty sẽ vận hành hiệu quả nếu nhân viên của doanh nghiệp nắm rõ được quy trình làm việc của công ty cũng như vai trò trách nhiệm của họ. Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và mượt mà hơn rất nhiều. Vậy hiện nay cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp có những loại hình phổ biến nào? Hãy cùng Học viện CEO khám phá trong bài viết dưới đây.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp được thể hiện như thế nào?
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì?
Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo nhằm duy trì hoạt động đơn vị. Cấu trúc doanh nghiệp bên trong thể hiện chi tiết vai trò, trách nhiệm mỗi bộ phận hay cá nhân.
Chính vì vậy, khi nhìn vào mô hình, con người nhận biết quy trình làm việc giữa các phòng ban. Đồng thời, chính từ tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức.
4 cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
Trong thực tế sẽ không có một mẫu chuẩn nào cho cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, mà sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thị trường, chủ quan như môi trường mà từng đơn vị sẽ điều chỉnh một mô hình cấu trúc doanh nghiệp phù hợp.
Với 4 cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp dưới đây sẽ giúp bạn định hình và tham khảo để đưa ra cơ cấu tổ chức doanh nghiệp áp dụng hợp lý nhất tại cơ quan của mình.
Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ của doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy quản trị trực tuyến
Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp nếu áp dụng theo tổ chức bộ máy quản trị trực tuyến thì chính là cách thức đặc trưng nhấp. Mối quan hệ của các cán bộ nhân viên sẽ được phân nhiệm theo đường thẳng. Cấp dưới sẽ nhận chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên, thực hiện mọi mệnh lệnh đúng theo yêu cầu. Người chịu trách nhiệm trực tiếp với toàn bộ hoạt động này chính là cấp trên. Đây là cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị đang được áp dụng trong môi trường quân ngũ. Điều này, cho thấy tính chất của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp này phù hợp với chế độ một lãnh đạo và tăng cường trách nhiệm cá nhân.
Tuy nhiên, cơ cấu doanh nghiệp theo mô hình quản trị trực tuyến cũng có một số nhược điểm vì người lãnh đạo thường sẽ không thể có đủ kiến thức trong mọi lĩnh vực để điều hành hoạt động đơn vị. Trừ khi đơn vị đó có tính chuyên ngành và phạm vi hoạt động hẹp. Đặc biệt, với cấu trúc doanh nghiệp như vậy sẽ không tận dụng được chất xám đến từ các đội ngũ chuyên gia, nếu có.
Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của đơn vị
Tổ chức bộ máy quản trị chức năng
Đây là cơ cấu tổ chức doanh nghiệp được nhà kinh tế học Frederick W. Taylor đề xướng và áp dụng trong chế độ đốc công chức năng. Với cấu trúc này, doanh nghiệp sẽ được tổ chức thành các phòng/ban chức năng. Mỗi bộ phận này có giám đốc điều hành riêng, người quản lý điều phối cho phòng ban đó hoạt động, kiểm soát ngân sách và phân bổ nguồn lực của nó. Các công ty lớn hiện nay đang sử dụng kiểu cơ cấu tổ chức này. Tuy là từng phòng/ban chức năng riêng, nhưng tất cả đều hướng tới cùng một mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Với ưu điểm là sẽ khai thác được nhiều chuyên gia vào điều hành doanh nghiệp, đồng thời cũng tận dụng được các kiến thức chuyên môn của từng chuyên gia để giải quyết từng vấn đề của doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý.
Tuy nhiên, loại hình cơ cấu doanh nghiệp này cũng vẫn có những điểm hạn chế nhất định. Đó là, vi phạm quy chế một lãnh đạo trong điều hành doanh nghiệp, dẫn đến thiếu tinh thần chịu trách nhiệm. Cũng như sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình điều hành chuyên môn do khó tách bạch quản lý của lãnh đạo.
Cần sáng suốt lựa chọn mô hình cơ cấu phù hợp với doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy quản trị trực tuyến – chức năng
Đây là mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp được kết hợp từ hai cơ cấu doanh nghiệp đã phân tích ở trên. Với sự kết hợp việc chuyên quyền của lãnh đạo với sự quản lý của các phòng/ban chức năng mang đến một cấu trúc doanh nghiệp được thiết kế đa dạng dựa trên phân công, quyền hạn giữa các bộ phận, các cấp quản lý khác nhau.
Mô hình tổ chức này thể hiện rõ 3 ưu điểm lớn để áp dụng vào các công ty. Đầu tiên là giữ vững được việc chỉ huy theo tuyến, với các bộ phận tham mưu mang ý kiến tham khảo, còn người quyết định cuối vẫn là lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp. Tiếp theo, cơ cấu này sẽ đảm bảo phát huy chuyên môn của từng phòng/ ban chức năng. Cuối cùng là tính thống suốt xong chỉ đạo, không bị đình trệ ở một giai đoạn nào cả.
Nhưng tổ chức theo cơ cấu này cũng dẫn đến nhiều vướng mắc như tính quan liêu trong lãnh đạo, bộ phận quản trị doanh nghiệp sẽ phình to. Hoặc sự tính trì trệ trong công việc, báo cáo giữa các đơn vị cũng có nhiều ảnh hưởng khi thực hiện.
Tổ chức bộ máy quản trị ma trận
Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, với quy mô nhân sự nhiều thì thường áp dụng mô hình tổ chức bộ máy quản trị ma trận. Về bản chất, cơ cấu ma trận là sự kết hợp của nhiều cơ cấu tổ chức khác nhau. Bởi vì, một cấu trúc ma trận thúc đẩy tính hai mặt và sự chia sẻ các nguồn lực. Nhân viên làm việc cho các công ty sử dụng cấu trúc ma trận có tiềm năng mở rộng bộ kỹ năng của họ vì họ có thể được giao cho các dự án khác nhau đòi hỏi các mức độ chuyên môn hoặc kỹ năng khác nhau.
Ưu điểm của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp này, tính linh hoạt sẽ được nâng cao, phân chia nguồn lực nhân sự giữa các phòng ban trở lên dễ dàng. Khi xử lý thông tin trong công việc cũng sẽ không bị cản trở, hiệu suất trong công việc sẽ phát huy tối đa.
Nhưng không có nghĩa cấu trúc doanh nghiệp này là hoàn hảo, sẽ vẫn có những nhược điểm cần lưu ý. Đó là nhân sự sẽ cần thời gian làm quen với cấu trúc này, việc xung đột lợi ích giữa các phòng ban dễ bùng nổ và gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá năng lực của nhân sự.
Cấu trúc ma trận phổ biến với các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức theo dự án
4 mô hình cấu trúc tổ chức doanh nghiệp phổ biến nhất
Cấu trúc phân cấp
Đây là hình thức cấu trúc doanh nghiệp cơ bản nhất với việc nhận chỉ thị được ban hành từ cấp cao nhất, sau đó truyền đạt cho các cấp tiếp theo. Báo cáo của nhân viên cấp dưới sẽ được gửi lên quản lý cấp trung. Từ đây, sẽ được tổng hợp và gửi lên các lãnh đạo cấp cao. Nếu nhân viên cấp dưới cần đề xuất ý kiến, cũng sẽ làm theo đúng quy trình báo cáo, tức thông qua quản lý cấp trung.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp hiện nay có 4 cấu trúc phổ biến
Cấu trúc ma trận
Cấu trúc ma trận là mô hình lý tưởng đối với doanh nghiệp đòi hỏi luồng xử lý công việc nhanh chóng. Đó là những doanh nghiệp đang có nhiều dự án hay sản xuất nhiều sản phẩm cùng lúc mà các công ty truyền thông, quảng cáo là ví dụ điển hình.
Cấu trúc ngang/phẳng
Với cấu trúc ngang/phẳng thì bộ máy quản lý sẽ được tinh giảm, bởi vì nhân sự trong doanh nghiệp sẽ không phân biệt vị trí, chức vụ. Và mọi người đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Đây có thể xem là mô hình tự quản lý và chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít nhân sự.
Cấu trúc ngang/ phẳng là cơ cấu tổ chức rất đặc biệt, phá vỡ những quy tắc truyền thống
Cấu trúc mạng
Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cấu trúc mạng giúp hình dung các mối quan hệ bên trong và bên ngoài giữa các nhà quản lý và quản lý cấp cao nhất. Chúng không chỉ ít phân cấp hơn mà còn phân cấp và linh hoạt hơn so với các cấu trúc khác.
Hy vọng với những thông tin được Học viện CEO cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hình dung ra việc cần chuẩn bị một cơ cấu tổ chức doanh nghiệp bài bản và chuyên nghiệp. Nếu bạn còn đang loay hoay với việc làm sao xây dựng một doanh nghiệp phát triển thì hãy tìm hiểu các khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO để có thêm kiến thức – kinh nghiệm và trải nghiệm nhé!
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
XEM THÊM
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: [email protected]