4 khoản thuế quan trọng doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Sau khi tiến hành thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp thì không ít doanh nghiệp vẫn chưa rõ sẽ phải đóng những loại thuế gì. Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ phải đóng 4 loại thuế. Trong bài viết hôm nay, Smarttax sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 4 khoản thuế quan trọng doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập.

4 khoản thuế quan trọng doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

4 khoản thuế quan trọng doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

1. Thuế môn bài

Thuế môn bài là thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hằng năm, sau khi có GPKD thì Doanh nghiệp phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  1. Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /1 năm.

  2. Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /1 năm.

  3. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/1 năm.

Ví dụ: Công ty thành lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 20/5/2019, thì phải nộp thuế môn bài năm 2019 là 2.000.000 đồng (vì thành lập 06 tháng đầu năm).

+ Việc khai lệ phí môn bài được thực hiện một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

+ Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp phí mới ra hoạt động hoặc mới thành lập thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.

2. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng hay còn nói dễ hiểu là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là: 0%; 5%; 10%

Có 2 phương pháp tính thuế:

  • Phương pháp tính trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó

  • Phương pháp tính khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Thuế suất của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, dao động từ 20 – 25% doanh thu. Tuy nhiên 1 số ngành như giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường: 10%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thuế suất (%) * Doanh thu

4. Thuế thu nhập cá nhân 

Doanh nghiệp khi thuê lao động và chi trả thu nhập cho người lao động, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Thu nhập chịu thuế của cá nhân lao động trong doanh nghiệp gồm:

  1. Tiền lương, tiền công

  2. Trợ cấp, phụ cấp (trừ 1 số trường hợp theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 2007)

  3. Tiền thù lao lao động nhận dưới các hình thức

  4. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, …

Phần trăm thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

  1. Dưới 5 triệu/ tháng: 5%

  2. Từ 5 – 10 triệu/ tháng: 10%

  3. Từ 10 – 18 triệu/ tháng: 15%

  4. Từ 18 – 32 triệu/ tháng: 20%

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Tuy nhiên cá nhân được giảm trừ gia cảnh: 9.000.000 VND/ người/ tháng với bản thân và 3.600.000 VND/ người/ tháng với người phụ thuộc.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể phải đóng thuế vãng lai, thuế hải quan, … tùy theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 

4 khoản thuế quan trọng doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

1. Xác định ngành nghề kinh doanh

Xác định ngành nghề kinh doanh rất quan trọng. Khi đăng ký thành lập công ty, 1 số ngành nghề yêu cầu có giấy phép kinh doanh hay chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Xác định thành viên góp vốn/ cổ đông hay tự đầu tư

Số thành viên góp vốn/ cổ đông quyết định loại hình công ty cũng như khả năng mở rộng đầu tư kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

3. Loại hình doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp như công ty cổ phần, công ty TNHH hay hộ kinh doanh

4. Vốn điều lệ của công ty

Các thành viên/ cổ đông tự thống nhất phương thức định giá cũng như tổng tài sản dùng trong kinh doanh của công ty. Nên có thỏa thuận bằng văn bản để tránh rắc rối.

5. Đặt tên công ty

Tên doanh nghiệp là tiếng việt có dấu, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt. Tuy nhiên khi đặt tên công ty không được trùng với thương hiệu đã đăng ký trước đó cũng như đáp ứng quy định của Luật Doanh nghiệp.

6. Địa chỉ trụ sở công ty

Cần đầy đủ các cấp hành chính:

  • Công ty ở đô thị

    : Số nhà, tên đường/ tổ, khu phố, phường, thành phố/ quận, tỉnh/ thành phố TW

  • Công ty ở nông thôn

    : Số nhà/ xóm, thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh.

7. Người đại diện và thỏa thuận thành lập công ty

Các doanh nghiệp nên lập hợp đồng thỏa thuận thành lập công ty. Trong đó quy định rõ ràng quyền cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư; tránh những tranh chấp không đáng có về sau.

Công ty TNHH và công ty cổ phần cần quy định số lượng cũng như vị trí của người đại diện theo pháp luật của công ty trong Điều lệ công ty khi làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây thông tin chi tiết về 4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số 091 333 5151 hoặc email [email protected] để được giải đáp.

Dịch vụ kế toán trọn gói Smarttax luôn sẵn sàng dành thời gian tư vấn cho Quý Khách. Vì vậy, vui lòng gọi cho chúng tôi bất cứ khi nào bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc. 10 câu hỏi trước khi chọn kế toán doanh nghiệp

Hãy để lại bình luận hoặc bấm nút “Đăng ký ngay!” bên dưới để Smarttax liên hệ tư vấn cho bạn về dịch vụ kế toán thuế trọn gói nhé!