4 cách làm kim chi cải thảo giòn ngon chuẩn vị đơn giản
Cách làm kim chi hiện nay đang được rất nhiều người “truy lùng” vì sự hấp dẫn của nó.
Vậy, kim chi Hàn Quốc có dễ làm hay không? Chúng ta hãy thử tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé!
Kim chi Hàn Quốc và một số điều có thể bạn chưa biết
Hàn Quốc được mệnh danh là xứ sở kim chi vì sự đa dạng của các loại kim chi khác nhau. Kim chi hầu như được ăn kèm với rất nhiều món ăn khác nhau. Vậy thì, bạn thử tìm hiểu về kim chi thông qua một số vấn đề dưới đây nhé
Kim chi Hàn Quốc có bao nhiêu loại?
Theo thống kê thì Hàn Quốc có hơn 200 loại kim chi khác nhau. Chúng không chỉ được phân biệt bằng nguyên liệu muối mà còn được phân biệt bằng cách làm kim chi khác nhau. Ở Việt Nam, những loại kim chi phổ biến nhất phải kể đến là cải thảo, dưa leo, củ cải, cải thìa… Thậm chí, nhiều người còn chế biến ra những loại kim chi từ nguyên liệu Việt Nam như bồn bồn.
Kim chi Hàn Quốc muối trong bao lâu thì ăn được?
Bình thường, muối kim chi chỉ qua ngày thứ 3 là ăn được. Tuy nhiên, mọi người thường để sang ngày thứ 4 để kim chi được ngon nhất. Lúc này, kim chi sẽ đạt độ ngon nhất về hương vị: không quá chua và cũng không quá mặn.
Tuy nhiên, do thời tiết Việt Nam nóng hơn nên thời gian muối kim chi thường nhanh hơn. Kim chi chỉ cần mất khoảng 2 ngày là ăn được. Nếu mùa đông lạnh thì lâu hơn một chút.
Kim chi Hàn Quốc thường để được trong bao lâu?
Kim chi là món ăn được người Hàn Quốc nghĩ ra để bảo quản rau củ được lâu hơn trong mùa đông. Nhiệt độ chính là yếu tố để bảo quản được thời gian của kim chi. Ngày xưa, người Hàn Quốc thường đựng kim chi vào hũ và chôn xuống đất để bảo quản. Ngày nay, bạn chỉ cần bỏ kim chi trong ngăn mát tủ lạnh và bảo quản trong khoảng 1 tháng.
Kim chi Hàn Quốc bảo quản như thế nào để đảm bảo tươi ngon nhất?
Bạn nên chia kim chi ra thành nhiều hũ nhỏ khác nhau để bỏ trong ngăn mát tủ lạnh. Như thế, trong quá trình dùng, kim chi sẽ hạn chế tiếp xúc với không khí. Vì không khí vào trong hộp bảo quản càng nhiều thì kim chi càng chua do quá trình lên men cao hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Món ngon đơn giản với 7 gợi ý sau trong thực đơn mùa dịch!
Cách làm kim chi cải thảo đơn giản nhất tại nhà!
Hiện nay, có rất nhiều cách làm kim chi khác nhau. Nguyên liệu trong những cách làm kim chi cũng rất đa dạng, phong phú. Bạn hãy thử cách làm kim chi cải thảo truyền thống nhất dưới đây nhé:
Chuẩn bị nguyên liệu làm kim chi
Để làm kim chi cải thảo ngon, khâu chọn và chuẩn bị nguyên liệu cần phải thực hiện kỹ.
Cách chọn nguyên liệu
- Cải thảo cần mua loại bắp tròn, lá còn tươi, lá dày cứng, các bẹ cải còn nguyên không bị dập. Không lấy bắp có màu xanh đậm vì đó thường là màu của cải già.
- Cà rốt nên chọn củ có kích thước vừa phải, thuôn dài và có lớp vỏ trơn láng, cầm chắc tay. Không mua cà rốt quá to.
- Hành tây nên chọn củ tròn, thấp và nên chọn củ còn rễ nhiều sợi. Không chọn củ có mọc mầm, bạn nên chọn củ có vỏ mỏng, đều màu và các lớp vỏ bám chắc vào nhau.
Cách làm kim chi cần chuẩn bị những nguyên liệu sau
- 2 bắp cải thảo
- 2 củ cà rốt
- 2 củ hành tây
- 2 quả táo
- 130gr hành lá
- 120gr hẹ nhỏ
- 1 củ gừng khoảng 20gr
- Tôm khô, tỏi – mỗi thứ 100gr
- 120gr ớt bột Hàn Quốc
- 30gr ớt bột Việt Nam
- 50ml nước mắm
- 70gr bột nếp
- 500gr muối hạt
- Mè rang, muối, bột ngọt – mỗi thứ 1 ít.
Nguyên liệu trong cách làm kim chi trên được tham khảo để làm cho 4 người ăn. Tùy vào khẩu vị ăn cay để bạn có thể chủ động gia giảm ớt bột.
Hướng dẫn làm kim chi cải thảo đơn giản tại nhà
Trong cách làm kim chi, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Cách làm kim chi – Sơ chế cải thảo
Cải thảo bạn có thể chẻ làm 4 để dễ thao tác và dễ bảo quản. Hòa tan 2 muỗng canh muối ăn với 1 lít nước, cho cải thảo vào và tát nước muối lên bẹ cho thấm.
Sau đó, bạn tách nhẹ từng bẹ rồi xát muối hạt thật kỹ vào. Những nơi cải dày thì nên cho nhiều muối để cho thấm.
Xát muối kỹ, bạn cho cải vào thau nước muối đã rửa trước đó. Bạn ngâm cải thảo trong khoảng 2 – 3 tiếng. Sau khi ngâm xong, bạn kiểm tra xem bẹ cải nếu có màu trắng đục dai và mềm thì đem đi rửa cho bớt mặn.
Rửa xong, bạn có thể mang cải đi phơi 1 nắng để cho cải héo hoặc dùng tay vắt nhẹ cải cho khô ráo.
Cách làm kim chi – Sơ chế những nguyên liệu khác
Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và thái sợi nhỏ. Hành lá, hẹ rửa sạch bỏ phần lá úng và cắt khíc ngắn khoảng 2 đến 3 đốt tay. Táo gọt vỏ, cắt miếng nhỏ hình vuông. Hành tây gọt lột vỏ và cắt múi. Tôm khô rửa sạch sau đó ngâm với nước ấm cho mềm khoảng 15 phút để cho ráo.
Cách làm kim chi không thể thiếu bột nếp
Bỏ 500ml nước lọc và 70gr bột nếp vào nồi và khuấy đều tay cho bột nếp tan ra. Bật bếp lên nấu với lửa nhỏ, trong quá trình này, bạn vẫn phải quấy đều tay để bột không bị vón cục. Khi thấy bột nếp trong lại, bạn tắt bếp và để nguội.
Cách làm kim chi ngon nhờ nước sốt trộn kim chi
Bạn cho: táo, hành tây, gừng, tỏi, tôm khô, nước mắm, bột ngọt đã sơ chế vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn tất cả hỗn hợp trên rồi bỏ ra một thau sạch. Bạn cho bột nếp đã nguội, hành lá, hẹ, cà rốt và ớt bột vào rồi trộn đều tất cả lên.
Trộn hỗn hợp kim chi lên cải thảo
Bạn dùng 1 thau sạch khác để bỏ cải thảo vào và đổ hỗn hợp sốt đã trộn sẵn. Sau đó dùng bao tay để thoa đều hỗn hợp sốt lên từng bẹ cải. Bạn nên thoa kỹ tránh bỏ sót để cải được thấm và ngấm đều các gia vị hơn. Trong những cách làm kim chi khác nhau, khâu này rất quan trọng.
Dùng hũ sạch xếp kim chi vào và cho hỗn hợp sốt lên bè mặt kim chi. Bạn nhớ đậy nắp hũ thật kín để tránh bị hư. Nếu thời tiết nóng, bạn chỉ cần để kim chi ở nhiệt độ bình thường khoảng 1 ngày. Nếu thời tiết lạnh, bạn để trong khoảng 2 ngày. Sau đó, bạn nhớ bảo quản kim chi bằng tủ lạnh ở ngăn mát và chia thành những hộp nhỏ để dùng dần.
>>> Tham khảo thêm: Món ngon từ thịt lợn đơn giản ai cũng làm được
Cách làm kim chi tại nhà cần lưu ý những vấn đề nào?
Một số lỗi thường gặp khi làm kim chi là gì?
Sau khi làm xong, bạn thử để ý xem kim chi mà mình muối có gặp những trường hợp sau không nhé!
- Độ mặn hoặc nhạt của kim chi: thường sẽ bị ảnh hưởng nhiều ở khâu chế biến. Sau khi ướp muối xong, bạn hãy rửa thật sạch trong 3 đến 4 lần nước rồi nếm xem đã vừa hay chưa? Nên canh thời gian cho củ/rau được ngấm để tránh bị nhạt.
- Độ giòn của kim chi không đạt: Có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thời gian ướp muối chưa lâu. Hoặc bị ủng do môi trường ủ kim chi không kín làm mất độ giòn và bị hỏng.
- Độ chua của kim chi không đạt: Thường sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Mùa hè nóng thường sẽ nhanh chua hơn, còn mùa lạnh thì thường độ lên men chậm hơn.
- Vị kim chi không được như ý: Thường do bạn nhầm công thức hoặc do bạn cân đong sai các nguyên liệu.
Cách làm kim chi tại nhà và những lưu ý bạn cần biết
- Nên chuẩn bị hũ thủy tinh, hộp nhựa sạch sẽ, khô ráo và đảm bảo phải kín để đựng kim chi.
- Cần chọn nguyên liệu thật kỹ, đảm bảo các nguyên liệu thật tươi, ngon và không bị hỏng. Cách làm kim chi thành công phần nào cũng nhờ sự tươi ngon của nguyên liệu.
- Chú ý kỹ công đoạn ướp muối nguyên liệu đảm bảo đủ thời gian để tạo hương vị cho kim chi.
- Sử dụng đúng loại ớt bột Hàn Quốc để làm kim chi. Vì màu của ớt quyết định màu của kim chi sau này.
- Cần pha sốt ướp kim chi đúng với công thức hướng dẫn cách làm kim chi.
- Tránh để kim chi đầy bình hoặc hộp vì quá trình lên men kim chi sẽ khiến nước tràn ra ngoài.
>> Đọc thêm: 10 món ngon với gà dễ làm cho cuối tuần sum họp
Chúc bạn thành công với những cách làm kim chi được chia sẻ ở trên. Hoặc, nếu đang muốn học những món ăn khác, bạn cũng có thể tham khảo những lớp học dạy nấu ăn trên website Muaban.net!
– Vân Anh (Content Writer) –