4 Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi: 7 Lưu ý quan trọng

Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi đúng đắn là không chà xát hoặc gãi, giữ vùng da mới tẩy nốt ruồi khô thoáng trong 24h đầu, vệ sinh vết thương hàng ngày, thay hoặc gỡ băng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng tới vấn đề ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt… để đảm bảo làn da hồi phục bình thường, không bị sẹo sau khi loại bỏ mụn ruồi.

I- Tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Hiện nay, tẩy nốt ruồi tại các địa điểm thẩm mỹ được tiến hành dựa trên liệu pháp laser tiên tiến. Mặc dù đây là kỹ thuật không gây xâm lấn, nhưng bạn vẫn cần chú ý chăm sóc da sau điều trị để giúp các tế bào biểu bì hồi phục ổn định, lấy lại làn da mịn màng và đều màu.

Sau khi chiếu laser phá mụn ruồi, làn da thường bị ửng hồng nhẹ, cảm giác hơi rát trong 1-2 ngày đầu tiên. Đây là phản ứng tự nhiên nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm, hãy luôn nhớ phải tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu khách hàng không giữ gìn vệ sinh hay dưỡng da đúng cách, vị trí mới tẩy nốt ruồi sẽ dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, viêm nhiễm… Trong trường hợp bề mặt da bị tổn thương sâu, vùng điều trị laser có thể lưu lại sẹo xấu.

Cho dù bạn thực hiện tẩy nốt ruồi bằng liệu pháp laser, đốt điện hay tẩy da… việc chăm sóc da sau đó là rất quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả làm đẹp cuối cùng.

Chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi giúp da sớm hồi phục trở lại

Công nghệ Laser CO2 xóa nốt ruồi được đánh giá là giải pháp an toàn và hiệu quả hàng đầu hiện nay. Thông thường, chỉ sau 1 liệu trình duy nhất, mọi nốt ruồi với kích cỡ to nhỏ, màu sắc đậm nhạt đều được loại bỏ hoàn toàn mà không gây đau rát.

Sau khi tẩy mụn ruồi, vùng da tại khu vực trị liệu sẽ tương đối nhạy cảm, dễ tổn thương. Tuy nhiên, nếu chú ý chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu thì làn da sẽ sớm trở về trạng thái bình thường, mịn màng và đồng màu với mọi vùng da trên cơ thể.

II- Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Khi đã hiểu tầm quan trọng đặc biệt của việc chăm sóc da sau điều trị thì bạn nên nằm lòng một vài lời khuyên hữu ích sau đây:

  • Không chà xát hoặc gãi

Trong giai đoạn mô liên kết đang liền lại, tế bào da non được sản sinh sẽ gây ngứa nhẹ, vùng da mới điều trị tương đối nhạy cảm. Vậy nên, bạn cần chú ý không được chà hoặc gãi vào vị trí đó. Bởi hành động này sẽ dễ gây tổn thương, chảy máu…

Mặt khác, những vi khuẩn bám dính trên móng tay có thể xâm nhập vào những vết xước, gây ra viêm nhiễm và dễ hình thành sẹo xấu về sau.

  • Giữ vùng da mới tẩy nốt ruồi khô trong 24h đầu

Tình trạng viêm cũng có thể xảy ra khi vết điều trị mụn ruồi bị nước ngấm vào bên trong. Vì khi đó huyết thanh bị hóa lỏng và mạch máu dễ đứt gãy.

Thế nên, trong ít nhất 24h đầu tiên sau khi “xóa sổ” nốt ruồi, bạn cần tránh tiếp xúc với nước nhằm đảm bảo làn da sớm ổn định, không bị viêm loét.

Sau 24h, bạn có thể dùng nước ấm để tắm hoặc lau rửa, tuyệt đối không để nước quá nóng vì dễ gây bỏng rát, tăng khả năng xuất huyết tại vùng da đang bị yếu.

  • Vệ sinh vết thương hàng ngày

Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ bị viêm là thường xuyên vệ sinh sát khuẩn quanh vết thương, hỗ trợ loại bỏ tối đa sự tích tụ của vi khuẩn, tế bào chết hay chất nhờn khiến da lâu lành.

Bạn nên ưu tiên các dung dịch có độ tẩy rửa nhẹ (nước muối loãng, nồng độ cồn 60 độ…) và tránh xa oxy già/ iod.

Sau khi vệ sinh vết tẩy mụn ruồi, bạn cần dùng bông mềm để lau lại 1 lần, đảm bảo cho làn da luôn sạch và khô thoáng.

  • Thay hoặc gỡ băng theo chỉ định của bác sĩ

Thông thường, băng gạc che chắn vết thương sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách tháo gỡ chi tiết để không gây thương tổn cho da.

Bông băng cần được thay 1-2 lần trong vòng 1 ngày đầu tiên sau khi tẩy mụn ruồi. Trước khi thực hiện, bạn nên rửa tay sạch sẽ nhằm hạn chế lây lan vi khuẩn.

Chăm sóc da đúng cách để tránh viêm nhiễm và sẹo

III- Tẩy nốt ruồi xong nên bôi thuốc gì? 

Sau khi xóa mụn ruồi tại nhà hoặc tại địa chỉ thẩm mỹ, bạn cũng nên bôi thuốc hỗ trợ lành thương để sớm đạt được kết quả thẩm mỹ như ý.

1. Sử dụng thuốc kháng khuẩn để sát trùng da

Vùng da mới trị mụn ruồi dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Do đó, bác sĩ khuyến khích mọi người nên sử dụng các loại kem bôi và uống thuốc kháng sinh (tùy trường hợp) để làn da được bảo vệ tốt nhất.

Trước khi sử dụng bất kỳ dược phẩm nào, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm tránh phải chịu những tác dụng phụ, làm giảm hiệu quả điều trị mụn ruồi.

2. Thoa kem/ thuốc thúc đẩy tái tạo da

Các loại kem thuốc tái tạo da thường chứa một số thành phần cốt lõi như vitamin C, E, axit hyaluronic. Những hoạt chất này có khả năng đẩy nhanh sự tăng sinh collagen dưới da. Nhờ đó, cấu trúc tế bào được thiết lập lại, da trở nên mịn màng và chắc khỏe từ sâu bên trong.

Thông thường, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng sau khi tẩy mụn ruồi đều có cả 2 tác dụng là kháng khuẩn và tái tạo da. Vì thế, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ trong thời gian đầu mới xóa nốt ruồi, vùng da điều trị sẽ sớm mịn màng, đều màu và sáng khỏe tự nhiên.

3. Đừng quên thoa kem chống nắng 

Thực tế chỉ ra rằng những vùng mô mới hình thành rất dễ bị tác động bởi những tác nhân ngoại cảnh, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Vì các tia UV có thể khiến lớp da đó bị thâm xỉn, dễ tập trung các mảng hắc tố melanin.

Do đó, nếu phải ra ngoài thường xuyên hoặc tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh (laptop, TV, smartphone…) thì bạn cần phải bảo vệ da bằng kem chống nắng. Nên thoa kem vào ngày thứ 5 sau khi tẩy mụn ruồi, khi mô da đã liền lại và không có vết thương hở.

Tùy vào từng đặc điểm mỗi người sẽ cần dùng các dòng sản phẩm khác nhau, chủ yếu nên ưu tiên loại ít dầu, mỏng nhẹ hay SPF 50+ để không làm da bí bách.

Bôi thuốc bảo vệ và chăm sóc da sau khi tẩy mụn ruồi

IV- Ăn gì/ kiêng gì sau khi tẩy nốt ruồi?

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hồi phục của làn da sau khi tẩy mụn ruồi cũng như hạn chế đáng kể tỉ lệ để lại sẹo xấu sau thẩm mỹ.

Các nhóm thực phẩm nên ăn hoặc nên kiêng sau tẩy mụn ruồi sẽ được lưu ý ngay sau đây:

1. Một số nhóm thực phẩm nên ăn

Theo các chuyên gia Da liễu, có nhiều nhóm thực phẩm giúp ích cho quá trình hồi phục biểu mô sau khi xóa nốt ruồi. Cụ thể là:

  • Nhóm giàu Vitamin A: bí đỏ, gấc, cà chua , cà rốt, dấp cá,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Các trái cây họ quýt, bưởi, chanh, cam, kiwi, dâu,…
  • Nhóm giàu vitamin E: hạnh nhân, bơ, hướng dương, tinh dầu oliu,…
  • Nhóm chứa nhiều Kẽm: socola, nấm, hạt bí,…
  • Thực phẩm giàu axit béo omega 3: hạt chia, hạt lanh, quả óc chó,…

Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng những nhóm thực phẩm kể trên thì bạn cần duy trì từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ quan trọng cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể mà còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương.

Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sự hồi phục làn da

2. Kiêng gì sau khi tẩy nốt ruồi bằng Laser?

Một số thực phẩm cần tránh sau khi tẩy nốt ruồi là:

  • Rau muống

Đây là thực phẩm quen thuộc và được dùng nhiều trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, với vùng da chưa hoàn toàn lành thương sau khi tẩy nốt ruồi thì việc ăn rau muống sẽ kích thích tăng sinh collagen vượt mức.

Hơn nữa, lượng collagen này còn không sắp xếp theo một trật tự nhất định. Đây chính là nguyên nhân khiến sẹo lồi hình thành và xuất hiện trên da.

  • Trứng gà

Mặc dù giàu dinh dưỡng và có thể chế biến rất nhiều món ăn thơm ngon nhưng giai đoạn đầu mới tẩy mụn ruồi bạn cũng cần kiêng tuyệt đối trứng gà.

Nguyên nhân là bởi ăn trứng gà sẽ khiến các vùng da non trắng hơn khu vực da xung quanh. Điều này sẽ gây nên hiện tượng loang lổ giống như lang ben, nhìn khá kém thẩm mỹ.

Kiêng ăn trứng để hạn chế sẹo, giữ cho da đều màu

  • Thịt gà

Thịt gà tiếp tục là một loại thực phẩm nằm trong danh sách đen hậu xóa mụn ruồi. Mặc dù đây là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng hãy kìm nén trong khoảng vài tuần.Việc ăn thịt gà sẽ khiến vùng lên da non bị ngứa và hồi phục chậm hơn bình thường. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng khiến cho da dễ hình thành sẹo lồi hơn.

  • Thịt bò

Thịt bò giàu đạm và protein nên khi sử dụng vào thời điểm da chưa lành thương hoàn toàn sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tế bào da và hình thành sẹo lồi không mong muốn.

Do đó, hãy bỏ qua các món ăn chế biến từ thịt bò để làn da hồi phục nhanh chóng và không để lại dấu vết kém thẩm mỹ trên da.

  • Hải sản

Với vùng da đang trong quá trình tái tạo sau tẩy mụn ruồi thì hải sản sẽ gây ra ngứa ngáy, khó chịu. Những loại đồ tanh còn khiến vết thương lâu lành và dễ để lại vết thâm trên da.

Vậy nên, hãy loại bỏ hoàn toàn hải sản từ biển cũng như: tôm, cua, cá nước ngọt ra khỏi khẩu phần ăn trong ít nhất 1 tháng đầu xóa nốt ruồi.

  • Đồ nếp (xôi, chè, bánh,…)

Các món làm từ nếp được đặt vào trong nhóm thực phẩm gây nóng, không tốt cho cơ thể khi có vết thương bị hở, da đang trong quá trình liền lại.

Những tinh chất của gạo nếp có thể kích thích sản sinh kháng nguyên gây cảm giác ngứa. Đặc biệt, với người cơ địa yếu sẽ dễ bị nổi mẩn xung quanh vị trí mới tẩy nốt ruồi.

Hơn nữa, nếu ăn quá nhiều các món này còn làm cho hệ tiêu hóa phải chịu áp lực, mất nhiều thời gian, công sức để phân giải chất dinh dưỡng. Từ đó, hệ miễn dịch khó tập trung vào việc chữa lành mô da.

Không ăn đồ nếp nhằm hạn chế mưng mủ trên da

V- Một số lưu ý khác sau khi tẩy nốt ruồi

Trong thời gian gần đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng liên quan đến việc chăm sóc sau khi tẩy mụn ruồi bằng laser. Dưới đây là một số giải đáp cũng như lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ để biết cách dưỡng da đúng chuẩn:

1- Sau khi tẩy nốt ruồi có được rửa mặt không?

Theo bác sĩ Lê Thị Thủy (Chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Kangnam), tẩy nốt ruồi không được rửa mặt ngay vì nếu để nước ngấm vào vết thương sẽ gây đau, xót, dễ viêm loét và kéo dài thời gian hồi phục.

Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng bông và nước muối để lau rửa vị trí mới tẩy nốt ruồi, hạn chế để xà phòng hay sữa rửa mặt dính vào vết thương.

Sau khoảng 3-5 ngày khi bề mặt da đã lành lại cơ bản, bạn có thể rửa mặt như bình thường, nhưng không nên dùng nước quá nóng.

2- Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Chăm sóc da đúng cách sau khi loại bỏ nốt ruồi là điều cần thiết để ngăn ngừa sẹo xấu, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục. Một vài chỉ dẫn hữu ích cho bạn như sau:

  • Trong 1-2 ngày đầu tiên: không tẩy da chết, không để xà phòng/ nước hoa/ chất tẩy rửa/ phấn trang điểm… ngấm vào vị trí mới tẩy nốt ruồi. Bạn nên dùng nước muối vệ sinh da từ 2-3 lần mỗi ngày, sau đó thoa thuốc theo chỉ dẫn. Khi cần thiết phải ra ngoài, hãy che chắn và chống nắng cẩn thận cho làn da để phòng ngừa thâm xỉn.
  • 3-5 ngày: tiếp tục dùng thuốc bôi theo chỉ định, có thể bắt đầu dùng kem ngừa sẹo, thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
  • Ngày 5-7 trở đi: có thể thực hiện tẩy tế bào chết, nên thoa kem trị sẹo cho tới khi vết sẹo mờ hẳn.

Chăm sóc da theo từng giai đoạn hồi phục sau tẩy nốt ruồi

3- Bôi thuốc gì sau khi tẩy nốt ruồi bằng laser?

Sau khi chiếu laser trị mụn ruồi, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm chứa hoạt chất kháng khuẩn hoặc thoa thuốc mỡ/ hydrogen peroxide nhằm xoa dịu phản ứng viêm.

Các điểm tẩy nốt ruồi trên da cần được bôi thuốc từ 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.

Cho tới khi da đóng vảy và hình thành mô sẹo, bạn có thể bắt đầu thoa kem đặc trị sẹo để tăng hiệu quả thẩm mỹ, đảm bảo làn da mềm mịn đều màu.

4- Tẩy nốt ruồi bao lâu thì được skincare?

Đối với các sản phẩm như sữa rửa mặt hay tẩy trang bạn có thể dùng vào 3-5 ngày sau khi tẩy nốt ruồi để tránh làm vết thương loét miệng, khó lành.

Kem tẩy tế bào chết, toner, serum, mặt nạ hay mỹ phẩm… chỉ được khuyến khích dùng khi làn da đã lành hẳn, khoảng sau 5-7 ngày.

Như vậy, bạn có thể skincare đầy đủ các bước như bình thường sau 5-7 ngày trị mụn ruồi. Bên cạnh đó, hãy luôn theo dõi sự hồi phục của làn da để chủ động thay đổi kế hoạch chăm sóc sao cho phù hợp.

Skincare đầy đủ các bước khi vùng tẩy nốt ruồi đã lành hẳn

Quá trình chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi sẽ không làm khó bạn nếu đã nắm rõ những bí kíp nêu trên. Hy vọng rằng, bạn sẽ sớm khôi phục lại làn da mịn đẹp và không phải chịu bất kỳ rủi ro ngoài ý muốn nào.