385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG – Page 41 – Wattpad

                                    

Khi trứng được nấu lên, chất đạm sẽ đông đặc lại. Bằng cách dùng những thành phần hoặc cách chế biến khác nhau, trứng được làm thành rất nhiều món ăn trên khắp thế giới.

137. Ai đã phát minh ra mì ăn liền ?

Mì  ăn liền do một người Nhật tên là Antohaiacưphưcư phát minh vào năm 1958. Không bao lâu sau, mì ăn liền đã nhanh chóng được sử dụng ở Nhật Bản và được quảng bá ra toàn thế giới. Mỗi sợi mì ăn liền dạng túi dài khoảng 65cm, mỗi gói có khoảng 79 sợi.

Như vậy tổng chiều dài các sợi mì trong 1 gói là 51m. Hiện nay, Nhật Bản sản xuất 454.700 vạn suất mì ăn liền dạng gói, cốc, bát mỗi năm.

138. Vì sao rau quả thường được ngâm giấm ?

Một số thức ăn, thường là rau quả được ngâm vào giấm và sau đó đóng vào một cái chai kín gió.  Giấm là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ 5%.

Nó ngăn được sự phát triển của vi khuẩn cho nên thức ăn được bảo quản.

Hành và dưa chuột là những thức ăn được ngâm giấm thường gặp.

139. Chất béo không calo là chất gì ?

Về mặt năng lượng, 1 gam chất bột cũng như một gam chất đạm cung cấp 4 calo, còn 1 gam chất béo cung cấp 9 calo.

Tháng 1 năm 1996, cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép dùng loại dầu nhân tạo olestra trong chế biến thực phẩm.

Trong phân tử đường, người ta tạo thành các polieste bằng 6 axit béo liên kết với gốc gluxit. Liên kết này rất bền, không có một chuyển hoá hoá sinh nào phá vỡ được. Khi vào hê thống tiêu hoá của cơ thể, phân tử tổng hợp này tuy có đầy đủ tính chất vật lí như chất béo thông thường nhưng không tham gia trao đổi chất, không chuyển hoá, tương tư như các chất xơ.

Một số loại bánh trước đây phải rán bằng dầu, mỡ nay thay bằng olestra thì giá trị calo của chiếc bánh giảm một nửa mà ăn vẫn béo ngậy như rán bằng mỡ.

140. Thực phẩm nào dùng cho các nhà du hành vũ trụ ?

Các nhà du hành vũ trụ phải ăn những thức ăn sấy khô - đông lạnh. Những thực phẩm sấy khô - đông lạnh rất nhẹ nhưng vẫn giữ được hình dạng và màu sắc của chúng. Mùi vị của chúng không được thơm ngon bằng thức ăn tươi nhưng chúng là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào.

141. Cần chú ý gì để tránh ngộ độc chì ?

Các đồ dùng bằng gốm có hàm lượng chì cao khi gặp chất có tính axit trong sữa bò, cà phê, bia, nước đường, nước hoa quả, nước rau thì lớp chì ở phần màu sẽ dần dần bị ăn mòn và hoà tan vào đồ ăn. Qua ăn uống, chì sẽ xâm nhập vào cơ thể, khi nó đã tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ gây ra những chứng bệnh do ngộ độc chì như: hôn mê, đau đầu, suy nhược cơ thể, lú lẫn đau khớp.

Để tránh bị ngộ độc chì, ta không nên dùng các đồ đựng thức ăn bằng sứ có màu vàng, màu lam và màu hồng. Chỉ nên dùng loại sứ không màu hay các đồ gốm mà mặt ngoài trơn nhẵn; vì các đồ đó chứa rất ít chì, hầu như không đáng kể.