3 SỚM ĐỐI VỚI SẢN PHỤ SAU SINH

3 SỚM ĐỐI VỚI SẢN PHỤ SAU SINH

                                                                                                                                    “ Cho bú sớm, ăn – uống sớm, vận động sớm ”
1-Cho bé bú sớm:  Các nghiên cứu khoa học cho thấy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh.
Lợi ích cho bú sớm.
            Trẻ bú sớm có tác dụng giúp mẹ co hồi tử cung nhanh, tránh băng huyết sau đẻ.
            Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh, sẽ tạo thêm sợi dây liên kết mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé.
            Cho trẻ bú sớm sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa sớm, tránh được hiện tượng cương tức vú, áp xe vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn và thời gian cho con bú lâu hơn.
            Trẻ bú sớm cũng sẽ nhận được sữa non, thức ăn này cực kì phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh, tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn sau đẻ. Thành phần sữa non ngoài dinh dưỡng còn chứa kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể trẻ, chống nhiễm khuẩn, dị ứng, các yếu tố phát triển giúp hệ tiêu hóa của trẻ trưởng thành và không dung nạp thức ăn khác.
            Ngoài ra, sữa non còn có nhiều vitamin A có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, chống khô mắt. Hơn nữa, sữa non còn có tác dụng tống phân su và đào thải bilirubin làm giảm triệu chứng vàng da sinh lí ở trẻ.
            Trong 2 tuần đầu tiên, sữa mẹ có chứa 4.000 bạch cầu trong 1ml sữa, bạch cầu này còn tiết ra IgA, lactoferin, lysozym, các chất này sẽ ức chế hoạt động của các vi rút. Sữa non có tác dụng như liều vaccine đầu tiên cho trẻ, tăng đề kháng chống bệnh tật.
            Cho trẻ bú ngay sau đẻ cũng giúp bé bú đúng cách ngay từ đầu, nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công hơn. Vì thế, ngay sau khi đẻ cần cho trẻ nằm cạnh mẹ và cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu tiên.
            Khi cho trẻ bú, mẹ hãy bế trẻ ở tư thế thoải mái nhất, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng vú, cằm tỳ vào vú mẹ. Việc trẻ bú đúng sẽ được nhiều sữa hơn và mẹ không bị đau rát, nứt cổ gà hoặc căng tức sữa.           
    Sau khi sinh, tuyến vú sẽ phát triển mạnh, đầu vú sẽ có sữa tiết ra. Việc làm sạch đầu và bầu vú là rất quan trọng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm đầu vú và viêm tuyến vú. Cho dù tạm thời chưa có sữa thì thai phụ cũng vẫn nên cho con bú để kích thích tiết sữa.

Cho bú mẹ sớm giờ đầu (phương pháp da kề da) trong sinh mổ tại BV Phụ Sản Nhi Bình Dương.
2-Cho ăn sớm, uống sớm : Sau sinh, người mẹ phải ăn nhiều bữa, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ăn uống cân bằng đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và thúc đẩy sự tiết sữa, tránh kiêng khem quá sức, chỉ ăn toàn thịt kho tiêu, cá kho vv…. Bên cạnh đó sau khi sinh người mẹ cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh răng, miệng.
3-Vận động sớm : Với thai phụ sinh đẻ thuận lợi, sau 6-8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho việc co bóp và trở về vị trí cũ của tử cung, đưa sản dịch thoát ra ngoài, từ đó giảm khả năng nhiễm khuẩn đường sinh dục và tiết niệu, gia tăng công năng đường ruột tránh táo bón… Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm ngiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú. Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, không vận động gắng sức ngừa giãn thành âm đạo, hoặc sa tử. Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh.
Vệ sinh cơ thể như thế nào? Môi trường, lối sống sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
Sau khi sinh con 1-2 ngày, thể lực bà mẹ tiêu hao khá nhiều, lượng máu đẻ thoát ra ngoài nhiều, cộng thêm vào đó là vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ nên không thể tắm gội ngay được. Vài ngày sau sinh, thai phụ có cảm giác da dẻ toàn thân dấp dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn. Lúc này miệng cổ tử cung vẫn chưa đóng kín, tắm bồn dễ làm cho nước bẩn đi vào tử cung gây viêm nhiễm. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh tầng sinh môn.
Thời gian sau đẻ, ngoài thân thể, tứ chi ra mồ hôi, đầu cũng ra mồ hôi nhiều, nếu không kịp thời gội sạch, tóc bết dính vào nhau lâu ngày dễ dẫn đến viêm da đầu, viêm nang lông tóc… việc gội đầu không cần thường xuyên như tắm, thông thường cứ cách 5-6 ngày gội đầu một lần là được. Khi gội đầu phải dùng nước nóng, phải sấy khô tóc ngay. Thường xuyên chải tóc không chỉ giữ được gọn gàng, sạch sẽ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu.

Gội đầu cho sản phụ sau sinh
Móng tay mọc dài có thể chứa nhiều cáu bẩn, vi khuẩn. Khi chăm sóc con có thể vô ý làm xước da bé gây nhiễm khuẩn da. Vì vậy người mẹ và người chăm sóc em bé cần phải thường xuyên cắt móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi tay..
Nhiệt độ phòng ổn định 22-24 độ là tốt nhất.  Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. Mùa hè trời quá nóng cũng dễ dẫn đến cảm nóng, da dễ bị mẩn ngứa. Thông gió trong phòng thực sự quan trọng và cần thiết. Cần giữ không khí trong lành trong phòng, giảm thiểu sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có thể phòng ngừa các chứng cảm ở mẹ và bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Khi thông gió cần phải phòng ngừa luồng gió đối lưu, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút, mỗi ngày làm 2 lần sáng, tối.
Sau khi sinh, người mẹ chủ yếu nằm nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, thai phụ có thể nghe nhạc, xem vô tuyến, cập nhật thông tin… giảm căng thẳng.Tuy nhiên cần lưu ý là thời gian xem vô tuyến không kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần, không để tiếng ồn của vô tuyến ảnh hưởng đến con trẻ vì thần kinh trẻ còn non nớt, tránh bị kích động.
Sau khi sinh trong khoảng thời gian 6-8 tuần, nếu thấy sức khỏe chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì nên kiêng sinh hoạt tình dục. Chỉ nên quan hệ tình dục khi sức khỏe đã hoàn toàn khỏe mạnh. Chú ý kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai.

                                                                                                                                                                                                                                                      NHS Lê Thị Diệp (Khoa Phụ)

“ Cho bú sớm, ăn – uống sớm, vận động sớm ”: Các nghiên cứu khoa học cho thấy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh.Lợi ích cho bú sớm.Trẻ bú sớm có tác dụng giúp mẹ co hồi tử cung nhanh, tránh băng huyết sau đẻ.Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh, sẽ tạo thêm sợi dây liên kết mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé.Cho trẻ bú sớm sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa sớm, tránh được hiện tượng cương tức vú, áp xe vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn và thời gian cho con bú lâu hơn.Trẻ bú sớm cũng sẽ nhận được sữa non, thức ăn này cực kì phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh, tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn sau đẻ. Thành phần sữa non ngoài dinh dưỡng còn chứa kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể trẻ, chống nhiễm khuẩn, dị ứng, các yếu tố phát triển giúp hệ tiêu hóa của trẻ trưởng thành và không dung nạp thức ăn khác.Ngoài ra, sữa non còn có nhiều vitamin A có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, chống khô mắt. Hơn nữa, sữa non còn có tác dụng tống phân su và đào thải bilirubin làm giảm triệu chứng vàng da sinh lí ở trẻ.Trong 2 tuần đầu tiên, sữa mẹ có chứa 4.000 bạch cầu trong 1ml sữa, bạch cầu này còn tiết ra IgA, lactoferin, lysozym, các chất này sẽ ức chế hoạt động của các vi rút. Sữa non có tác dụng như liều vaccine đầu tiên cho trẻ, tăng đề kháng chống bệnh tật.Cho trẻ bú ngay sau đẻ cũng giúp bé bú đúng cách ngay từ đầu, nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công hơn. Vì thế, ngay sau khi đẻ cần cho trẻ nằm cạnh mẹ và cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu tiên.Khi cho trẻ bú, mẹ hãy bế trẻ ở tư thế thoải mái nhất, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng vú, cằm tỳ vào vú mẹ. Việc trẻ bú đúng sẽ được nhiều sữa hơn và mẹ không bị đau rát, nứt cổ gà hoặc căng tức sữa.Sau khi sinh, tuyến vú sẽ phát triển mạnh, đầu vú sẽ có sữa tiết ra. Việc làm sạch đầu và bầu vú là rất quan trọng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm đầu vú và viêm tuyến vú. Cho dù tạm thời chưa có sữa thì thai phụ cũng vẫn nên cho con bú để kích thích tiết sữa.Cho bú mẹ sớm giờ đầu (phương pháp da kề da) trong sinh mổ tại BV Phụ Sản Nhi Bình Dương.: Sau sinh, người mẹ phải ăn nhiều bữa, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ăn uống cân bằng đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và thúc đẩy sự tiết sữa, tránh kiêng khem quá sức, chỉ ăn toàn thịt kho tiêu, cá kho vv…. Bên cạnh đó sau khi sinh người mẹ cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh răng, miệng.: Với thai phụ sinh đẻ thuận lợi, sau 6-8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho việc co bóp và trở về vị trí cũ của tử cung, đưa sản dịch thoát ra ngoài, từ đó giảm khả năng nhiễm khuẩn đường sinh dục và tiết niệu, gia tăng công năng đường ruột tránh táo bón… Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm ngiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú. Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, không vận động gắng sức ngừa giãn thành âm đạo, hoặc sa tử. Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh.Sau khi sinh con 1-2 ngày, thể lực bà mẹ tiêu hao khá nhiều, lượng máu đẻ thoát ra ngoài nhiều, cộng thêm vào đó là vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ nên không thể tắm gội ngay được. Vài ngày sau sinh, thai phụ có cảm giác da dẻ toàn thân dấp dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn. Lúc này miệng cổ tử cung vẫn chưa đóng kín, tắm bồn dễ làm cho nước bẩn đi vào tử cung gây viêm nhiễm. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh tầng sinh môn.Thời gian sau đẻ, ngoài thân thể, tứ chi ra mồ hôi, đầu cũng ra mồ hôi nhiều, nếu không kịp thời gội sạch, tóc bết dính vào nhau lâu ngày dễ dẫn đến viêm da đầu, viêm nang lông tóc… việc gội đầu không cần thường xuyên như tắm, thông thường cứ cách 5-6 ngày gội đầu một lần là được. Khi gội đầu phải dùng nước nóng, phải sấy khô tóc ngay. Thường xuyên chải tóc không chỉ giữ được gọn gàng, sạch sẽ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu.Gội đầu cho sản phụ sau sinhMóng tay mọc dài có thể chứa nhiều cáu bẩn, vi khuẩn. Khi chăm sóc con có thể vô ý làm xước da bé gây nhiễm khuẩn da. Vì vậy người mẹ và người chăm sóc em bé cần phải thường xuyên cắt móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi tay..Nhiệt độ phòng ổn định 22-24 độ là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. Mùa hè trời quá nóng cũng dễ dẫn đến cảm nóng, da dễ bị mẩn ngứa. Thông gió trong phòng thực sự quan trọng và cần thiết. Cần giữ không khí trong lành trong phòng, giảm thiểu sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có thể phòng ngừa các chứng cảm ở mẹ và bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Khi thông gió cần phải phòng ngừa luồng gió đối lưu, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút, mỗi ngày làm 2 lần sáng, tối.Sau khi sinh, người mẹ chủ yếu nằm nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, thai phụ có thể nghe nhạc, xem vô tuyến, cập nhật thông tin… giảm căng thẳng.Tuy nhiên cần lưu ý là thời gian xem vô tuyến không kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần, không để tiếng ồn của vô tuyến ảnh hưởng đến con trẻ vì thần kinh trẻ còn non nớt, tránh bị kích động.Sau khi sinh trong khoảng thời gian 6-8 tuần, nếu thấy sức khỏe chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì nên kiêng sinh hoạt tình dục. Chỉ nên quan hệ tình dục khi sức khỏe đã hoàn toàn khỏe mạnh. Chú ý kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai.