3 điều cần nhớ khi chọn quà tặng cho doanh nghiệp | Tín Phát

Trong gặp gỡ đối tác, tổ chức sự kiện, tri ân khách hàng, quà tặng là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Có vô vàn các loại hình quà tặng để doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên, dường như doanh nghiệp nào cũng gặp rất nhiều băn khoăn trong vấn đề chọn lựquà tặng. Bài viết này Tín Phát sẽ nếu ra 3 điều cần nhớ khi chọn quà tặng cho doanh nghiệp.

1. Tầm quan trọng của quà tặng cho doanh nghiệp

Tại các nước phương Tây việc tặng quà thường mang tính vui vẻ, hài hước. Người Pháp tặng quà vào cả những ngày bình thường với những người họ yêu quý. Người Canada tặng quà cho nhau trong những dịp lễ đặc biệt và họ không tặng quà cho người lạ, trừ phi đó là để cảm ơn cho người đã giúp đỡ họ trước đó. Người Mỹ thường mời đối tác ăn tối hoặc tham dự một bữa tiệc nhỏ để cảm ơn hay bày tỏ sự trân trọng. Trong văn hóa doanh nghiệp, họ ít tặng quà nhau, đặc biệt là việc tặng quà trong quan hệ kinh doanh không được hoan nghênh tại Anh, Italy, Hungary,…

Văn hóa tặng quà tại các quốc gia có sự khác biệt đáng kểVăn hóa tặng quà tại các quốc gia có sự khác biệt đáng kể

Tại Châu Á, việc tặng quà thường mang nhiều ý nghĩa. Việc này đã ăn sâu vào truyền thống của nhiều nước như Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Philippines và Thái Lan. Người Trung Quốc yêu thích những món quà liên quan đến phong thủy, mang ý nghĩa chúc bình an, phú quý và may mắn. Tại Nhật Bản, quà tặng là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi cuộc gặp gỡ. Tại Việt Nam, quà tặng được sử dụng trong những dịp đặc biệt với người thân thiết nhưng bên cạnh đó, nó cũng là phần không thể thiếu trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Quà tặng được các doanh nghiệp sử dụng để gửi khách hàng, đối tác, nhân viên, là cá nhân hoặc tập thể,… Việc tặng quà trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi những lý do:

1.1. Để tri ân khách hàng

Quà tặng đa phần được sử dụng để tri ân khách hàng. Quà tặng thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn gửi đến người nhận vì đã tin tưởng đồng hành cùng doanh nghiệp, cũng là cơ sở để mở ra các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp về sau. Các quà tặng này thường được sử dụng trong các buổi tiệc, lễ tri ân, kỷ niệm thành lập, các ngày khai trương, tiệc cuối năm hoặc một ngày lễ đặc biệt của doanh nghiệp.

1.2. Quảng bá thương hiệu

Quà tặng của doanh nghiệp thường có đặc điểm sau:

– Thể hiện đặc điểm doanh nghiệp thông qua nhận diện thương hiệu;

– Hàm chứa những ý nghĩa nhất định;

Do đó, mỗi món quà tặng lại có nghĩa vụ quảng bá cho tên tuổi của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ ưu tiên những món quà hữu dụng, thiết thực với khách hàng, để khách hàng thường xuyên sử dụng và nhớ đến doanh nghiệp.

1.3. Thu hút khách hàng mới

Sử dụng quà tặng cũng là một cách thức quảng cáo của doanh nghiệp. Khi một nhãn hàng tung ra những món quà tặng miễn phí cho khách hàng, Khách hàng sẽ có xu hướng tò mò và bị thu hút bởi thương hiệu.

1.4. Tăng doanh thu

Theo một phân tích tâm lý, khi khách hàng đã nhận quà tặng của doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng ưu ái sản phẩm của doanh nghiệp đó hơn những thương hiệu khác. Đây là thủ pháp gián tiếp thúc đẩy việc tăng doanh số bán hàng.

1.5. Khích lệ tinh thần

Ở phương diện này, quà tặng thường được doanh nghiệp gửi đến khách hàng và nhân viên trong công ty. Quà tặng mang ý nghĩa gắn kết và giúp cho các mối quan hệ trở nên thân thiết. Quà tặng không chỉ là những món quà vật chất mà còn mang nhiều giá trị tinh thần, thể hiện sự quan tâm và coi trọng đối phương. Nhờ vào những món quà, nhân viên có thêm tự hào về những đóng góp của cá nhân với doanh nghiệp, qua đó tăng thêm động lực để phấn đấu đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

Mỗi một món quà mang ý nghĩa tinh thần rất lớnMỗi một món quà mang ý nghĩa tinh thần rất lớn

2. Những lưu ý khi chọn quà tặng cho doanh nghiệp

Qua phân tích ở trên có thể thấy, quà tặng doanh nghiệp của thể chia thành 2 loại: Quà tặng đối ngoại và quà tặng nội bộ. Với mỗi loại quà tặng, doanh nghiệp lại cần có những lưu ý trong cách chọn lựa về hình thức, chất liệu và phương thức tặng quà khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi chuẩn bị quà tặng, doanh nghiệp cần phải lưu ý những nội dung sau:

2.1. Hình thức món quà

Một món quà có hình thức mẫu mã đẹp vừa góp phần làm tăng giá trị món quà vừa thể hiện sự trân trọng. Khi chọn quà tặng, bạn cũng cần chú ý thiết kế bao bì của sản phẩm. Bao bì ở đây là hộp đựng, túi, nơ, cách gia công, gói bọc,… Món quà phải được thể hiện dưới hình thức trang trọng nhất để tạo ấn tượng khi nhìn thấy, tạo sự yêu thích và mong muốn sở hữu nó với đối phương.

2.2. Ý nghĩa của món quà

Những món quà về trang phục, phụ kiện: Thắt lưng, mũ, áo,… lại có ý nghĩa về phong cách, vẻ bề ngoài. Muốn cầu chúc bình an, phú quý có thể tặng tranh phong thủy, đồ để bàn phong thủy,… Món quà cũng cho thấy sự thấu hiểu và kỹ năng chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Chẳng hạn việc tặng ô cho khách hàng ở khu vực mưa nhiều, tặng giày cho khách hàng yêu thích thể thao, tặng mũ khi biết khách hàng thường đi đánh golf, tặng thực phẩm dinh dưỡng khi biết khách hàng đang chăm con nhỏ,…

Tùy thuộc vào sở thích của khách hàng để lựa chọn món quà phù hợpTùy thuộc vào sở thích của khách hàng để lựa chọn món quà phù hợp

Nếu như món quà bạn chuẩn bị chưa thể hiện được hết mong muốn mà bạn muốn truyền tải, bạn có thể sử dụng những tấm thiệp đính kèm để thổi vào đó phần “hồn” của quà tặng. Bạn có thể gửi lên đó những áng văn về lý do tặng quà, mong muốn tại sao món quà đến với người nhận và mang lại những điều tốt đẹp với họ.

2.3. Tính hữu dụng

“Sự tốt đẹp của món quà nằm ở tính thích hợp của nó hơn là giá trị của nó” – Charles Dudley Warner. Món quà dù sang trọng, cao cấp nhưng nếu không có tác dụng đối với khách hàng thì nó chưa thực sự phát huy được ý nghĩa của mình. Thậm chí khách hàng, đối tác của bạn có thể đưa cho người khác sử dụng hoặc vứt vào một xó xỉnh nào đó và quên bẵng đi. Vì vậy, một món quà ý nghĩa khi người nhận yêu thích, sử dụng và trân trọng nó. Khi chọn quà tặng, bạn cũng nên cân nhắc tính thực tiễn trong cuộc sống.

2.4. Gợi nhớ đến thương hiệu

Ngoài việc thể hiện bộ nhận diện thương hiệu (logo, slogan, màu sắc) một cách rõ ràng, doanh nghiệp có thể thêm vào các thông tin khác như thông điệp truyền thông, địa chỉ liên lạc, email,… Tuy nhiên, điều này cũng cần được lưu ý bởi nhiều doanh nghiệp quá tham thông tin nhồi nhét dữ liệu khiến khách hàng sinh ra tâm lý không thích, ngại dùng những sản phẩm được tặng.

Nếu doanh nghiệp của bạn có các sản phẩm đặc thù, bạn cũng có thể cân nhắc sử đụng nó làm quà tặng. Chẳng hạn công ty chuyên về da sẽ tặng các đồ bằng da, công ty du lịch, lữ hành sẽ tặng voucher khách sạn, nghỉ dưỡng, vé máy bay,… Cách làm này vừa đạt hiệu quả lan tỏa thương hiệu lại vừa giúp tăng doanh thu bán hàng trực tiếp.

2.5. Độc đáo, ấn tượng

Trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại quà tặng được phân bổ rõ ràng cho các nhóm đối tượng ví dụ: Quà Tết doanh nghiệp, quà tặng khách hàng cao cấp, quà tặng ngành giáo dục, quà tặng ngành y tế – dược phẩm, quà tặng ngành bất động sản, quà tặng ngành hàng tiêu dùng, quà tặng công nhân khu công nghiệp, … Để gây ấn tượng với khách hàng, quà tặng của bạn nên có yếu tố độc đáo, mới lạ. Yếu tố độc đáo thường đến từ thiết kế. Khi đó, các doanh nghiệp thường yêu cầu quà tặng của mình có bản quyền riêng, không pha trộn với những quà tặng thông dụng trên thị trường.

2.6. Cá nhân hóa quà tặng

Cá nhân hóa là xu hướng mới trong các hoạt động của doanh nghiệp. Cá nhân hóa đến từ việc chọn quà tặng riêng cho từng khách hàng, in khắc tên khách hàng, hình ảnh, ngày kỷ niệm hay những thông tin liên quan đến khách hàng trên quà tặng. Việc cá nhân hóa sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình được coi trọng và món quà của mình không phải là đại trà, cho thấy người tặng thực sự có tâm và dành nhiều công sức vào món quà của bạn.

2.7. Đính kèm thiệp, lời chúc

Nếu trong món quà của bạn có đính kèm một tấm thiệp hoặc vài dòng chữ cảm ơn thì cũng có thể khiến món quà ý nghĩa hơn. Đặc biệt là với những món quà cao cấp, thiệp là điều không thể thiếu. Sự chu đáo nho nhỏ này cũng có thể khiến khách hàng cảm động và nâng cao giá trị món quà của bạn.

Bên cạnh món quà, một thiệp mời đầy tinh tế sẽ được đánh giá caoBên cạnh món quà, một thiệp mời đầy tinh tế sẽ được đánh giá cao

3. Các bước tối ưu hóa quà tặng doanh nghiệp

3.1. Xác định rõ đối tượng tặng quà của doanh nghiệp

Với quà tặng đối ngoại, bạn nên cân nhắc đối tượng tặng quà là khách vip hay khách thường. Nếu đó là khách vip thì món quà bạn chọn cần cao cấp hơn, các yêu cầu về chất liệu, kiểu dáng đều vô cùng nghiêm ngặt. Nếu đó là khách hàng thông thường bạn có thể đặt những món quà bình dân hơn nhưng không được sơ sài, cẩu thả. Ngoài ra còn có quà tặng phổ thông thường dùng trong các trường hợp tặng khách vãng lai, khách tại hội chợ, triển lãm,… Lẽ tất nhiên, tất cả những điều này được doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc. Quan trọng nhất, dù là quà tặng cho phân khúc nào cũng tránh để người được tặng cảm thấy mình bị phân biệt đối xử.

Đối với quà tặng nội bộ, doanh nghiệp cần làm nổi bật thương hiệu, thể hiện sự tri ân, trân trọng của doanh nghiệp đối với cán bộ nhân viên. Quà tặng nội bộ nên được cá nhân hóa theo sở thích, có như vậy, nhân viên mới thực sự xúc động và ghi nhớ nó. Chẳng hạn, từng một thời nhiều doanh nghiệp có trào lưu lựa chọn tặng mỗi nhân viên một chiếc cốc có in hình của họ, tặng áo phông có in tên tuổi, tặng những đồ để bàn, đồ decor theo sở thích cá nhân,…

3.2. Xác định mức ngân sách dành cho việc thi công quà tặng doanh nghiệp

Có hàng trăm loại quà tặng phong phú, đa dạng, cũng có hàng chục các loại chất liệu, kiểu dáng khác nhau. Mỗi loại quà tặng lại có cách thức sản xuất, thi công riêng. Tương tự, mỗi nhà sản xuất lại có những chính sách và mức giá chênh lệch. Bên cạnh đó, với mỗi doanh nghiệp, số lượng quà tặng lại khác nhau. Tất cả những điều này tác động trực tiếp tới giá thành quà tặng. Ngay cả một món quà bình dân nhất được đặt với số lượng lớn cũng có thể khiến chi phí đội lên rất nhiều lần. Chưa kể, thiết kế của mỗi quà tặng là khác nhau, công tác in, phun, khắc,… màu sắc và chất liệu khiến cho việc thi công vừa mất thời gian mà giá thành thì cao hơn rất nhiều lần so với các sản phẩm bán sẵn trên thị thường. Vì vậy, trước khi thực hiện chiến lược tặng quà, doanh nghiệp cần thảo luận, cân nhắc và tính toán cụ thể về mức tài chính cho phép để lựa chọn quà tặng hợp lý nhất.

Ngân sách quà tặng

Bạn có thể tìm đến những đơn vị chuyên về sản xuất quà tặng, xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp để có mức chiết khấu cao nhất cho mỗi lần đặt hàng sản xuất. Nếu gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể cân nhắc thay những món quà tặng cao cấp, sang trọng bằng những món quà có giá trị thấp hơn nhưng tinh tế và đầy ý nghĩa. Có câu “của cho không bằng cách cho”, với quà tặng cũng vậy, đôi khi giá trị món quà không bằng cách thức mà bạn gửi món quà tặng ấy đến với người nhận.

3.3. Đặt hàng trực tiếp quà tặng doanh nghiệp

Để có được giá tốt, bạn nên làm việc trực tiếp với nhà cung cấp, không thông qua bên thứ 3 hay đặt mua tại siêu thị, cửa hàng. Ngoài ra, làm việc trực tiếp với nhà sản xuất cùng hợp đồng rõ ràng, bạn sẽ được đảm bảo về mặt pháp lý, được hỗ trợ về giá nếu hợp tác trong thời gian dài hoặc với những dự án lớn.

Chỉ khi bạn đặt tâm tư, tình cảm vào trong món quà, thì dù đó là món quà bình dị nhất cũng sẽ lay động trái tim của người được tặng. Bởi vì: “Giá trị của một món quà không nằm trong món quà đó, mà ở trong chính tấm lòng của người trao tặng” (Seneca). Để việc tặng quà mang ý nghĩa, bạn đừng coi quà cáp là một phương pháp để tăng doanh thu hay quảng cáo thương hiệu, hãy chỉ đơn giản coi đó là một phần để biểu đạt sự tri ân của doanh nghiệp hay là cách thức để gửi tới người được tặng niềm vui, hạnh phúc. Chỉ như vậy, món quà mới thực sự ý nghĩa.

BBT Tín Phát