3 cấp giám sát thị trường chứng khoán | DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT
>>KINH TẾ 2023: Chuyên gia đề xuất giải pháp lành mạnh hóa thị trường chứng khoán
Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường…
Đây là chia sẻ của Luật sư Tạ Anh Tuấn – Giám đốc Văn phòng luật sư Bách gia luật và liên danh với Diễn đàn Doanh nghiệp.
– TTCK Việt Nam gần đây đã phát hiện nhiều vụ thao túng, làm giá, lợi dụng mạng xã hội, phát tán thông tin chưa kiểm chứng, tin giả mạo, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường và gây thiệt hại cho nhà đầu tư,… Pháp luật về giám sát hoạt động này hiện nay như thế nào, thưa Luật sư?
Tại Việt Nam, kể từ khi Luật Chứng khoán 2006; Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010 và Luật Chứng khoán 2019 được ban hành đến nay, công tác giám sát các hoạt động diễn ra trên TTCK nói chung, giám sát giao dịch nói riêng không ngừng củng cố, hoàn thiện.
Theo đó, từ thời điểm Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực thi hành, công tác giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK được tổ chức thành giám sát hai cấp. Sàn giao dịch chứng khoán là đơn vị giám sát cấp 1, thực hiện giám sát tuân thủ trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, nghĩa vụ của thành viên giao dịch, một số đối tượng nhà đầu tư có nghĩa vụ công bố thông tin khi giao dịch; giám sát tuyến đầu đối với giao dịch có dấu hiệu bất thường của nhà đầu tư.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là đơn vị giám sát cấp 2, thực hiện giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia TTCK, giám sát tuân thủ đối với hoạt động nghiệp vụ của Sàn giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; giám sát giao dịch bất thường như thao túng, nội gián…
Các cấp giám sát được phân quyền rõ ràng đảm bảo thống nhất, minh bạch theo hệ thống tiêu chí phân tích báo cáo giám sát giao dịch;… ngoài ra, công tác giám sát còn có sự hỗ trợ của hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS) trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhà đầu tư trên thị trường, thu thập các báo cáo, dữ liệu giao dịch chứng khoán trên thị trường…
>>Cấp bách “giải cứu” thị trường chứng khoán
– Để thị trường vận hành khách quan, không bị sai lệch bởi các hành vi sai phạm, pháp luật về giám sát TTCK của một số nước trên thế giới được thực hiện như thế nào, thưa Luật sư?
Hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức quản lý, giám sát thị trường chứng khoán theo mô hình nhiều cấp, gồm cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban chứng khoán) và các tổ chức tự quản (Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán…).
Như tại Mỹ, theo quy định, hoạt động giám sát các giao dịch hàng ngày và việc công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chúng khoán được thực hiện bởi Sở giao dịch chứng khoán. UBCKNN của Mỹ (SEC) sẽ thực hiện các hoạt động giám sát một cách gián tiếp thông quan việc xem xét, chấp thuận các quy định tự quản của Sở giao dịch chứng khoán và chế độ báo cáo, trao dổi thông tin giữa Sở giao dịch chứng khoản với UBCKNN.
Các đối tượng thuộc phạm vi giám sát trực tiếp của SEC gồm: Công ty môi giới, kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư và các tổ chức tự quản. Từ kết quả giám sát này, những thiếu sót trong các quy định pháp luật được khắc phục kịp thời, đảm bảo sự vận hành khách quan của trường chứng khoán.
Còn tại Nhật Bản, hoạt động giám sát toàn TTCK do UBCKNN (SESC) thực hiện. Các đơn vị trong SESC trực tiếp tiến hành các hoạt động giám sát đối với giao dịch hàng ngày trên thị trường, giám sát công ty đại chúng và các định chế trung gian thị trường, bao gồm cả quỹ đầu tư, công ty giám sát và các tổ chức tự quản. Đối với mỗi đối tượng và nội dung cụ thể, hoạt động giám sát được giao nhiệm vụ cho các Phòng chức năng. Luật pháp Nhật Bản quy định SESC có chức năng giám sát bao trùm toàn bộ TTCK.
Với Hàn Quốc hoạt động giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện thao mô hình 3 cấp. Theo quy định của nước này, cứ ba tháng một lần, Sở giao dịch chứng khoán sẽ thực hiện kiểm tra hệ thống giám sát của các công ty chứng khoán. Bất cứ khi nào phát hiện nghi vấn, Sở giao dịch chứng khoán sẽ thông báo cho công ty chứng khoán và đề nghị công ty này phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm. Pháp luật cũng quy định, trong một số trường hợp, công ty chứng khoán phải từ chối đặt lệnh cho khách hàng đang bị tình nghi. Trường hợp không áp dụng các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ bị xử phạt.
– Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Việt Nam cần làm gì để nâng cao tính minh bạch của TTCK?
Tương tự một số quốc gia trên thế giới, mô hình giám sát trường chứng khoán nhiều cấp đòi hỏi các định chế trung gian phải tích cực tham gia vào quá trình giám sát giao dịch trên thị trường. Do đó, Việt Nam cần gấp rút hoàn thiện mô hình giám sát 3 cấp theo Luật Chứng khoán 2019, tăng cường thực hiện phối hợp với các định chế trung gian, tổ chức phụ trợ thực hiện giám sát TTCK.
Các Sở Giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán và các công ty chứng khoán… cần phối hợp, có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ của cán bộ giám sát, thanh tra, học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, xây dựng tiêu chí chí giám sát giao dịch chứng khoán nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp tác động, thao túng hoăc các trường hợp vi phạm khách trong giao dich chứng khoán.
Đồng thời, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất trong toàn ngành Chứng khoán làm cơ sở để phân cấp và chuyên biệt hóa công tác giám sát. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác giám sát, đặc biệt, chú trọng nâng cấp, bổ sung tính năng cần thiết của hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS) để hỗ trợ cán bộ giám sát triển khai công tác chính xác, kịp thời và hiệu quả.
– Xin cảm ơn Luật sư!
Đánh giá của bạn:
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.