3 TRIẾT LÝ KINH DOANH GIÚP GOOGLE THÀNH CÔNG
19/Th10/2022
Google đã ứng dụng những bí quyết kinh doanh độc đáo để giúp cho công ty này ngày càng phát triển và vững mạnh hơn.
Từ khi ra đời vào năm 2004, Google đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn quyền lực nhất trên thế giới. Để làm nên sự thành công này, Google đã có những sự đổi mới không ngừng và ứng dụng xuất sắc những triết lý kinh doanh tưởng chừng như đơn giản.
Triết lý kinh doanh của Google rất đơn giản đó là tập trung tất cả cho nhân viên. Triết lý này mặc dù ai cũng biết nhưng để ứng dụng được thì không phải dễ dàng.
Tự do đưa ra ý tưởng
Khu relax trong văn phòng của Google là nơi nhân viên được khuyến khích gặp gỡ và trao đổi ý kiến, chia sẻ quan điểm với nhau về công việc cũng như về cuộc sống vì Google không cho rằng đây là những hành động tán dóc vô bổ, lãng phí thời gian ngược lại công ty cho rằng việc chia sẻ quan điểm giữa các nhân viên với nhau là một mấu chốt quan trọng trong hoạch định.
Tất cả các văn phòng của Google đều có khu relax được thiết kế chú trọng bởi Google luôn muốn khuyến khích nhân viên mình trao đổi và chia sẻ.
Công ty còn có cả một cuộc họp mang tên TGIF (thanks god is Friday) vào mỗi cuối thứ sáu để người đứng đầu hệ thống có thể tự do trao đổi với nhân viên về các vấn đề xảy ra trong tuần và nhân viên được khuyến khích phát biểu hoặc trao đổi bất cứ điều gì.
Tập trung vào nhân viên thay vì ban lãnh đạo
Ở Google phát triển rất nhiều công cụ, dự án, các tổ chức hoạt động nhằm trưng cầu ý kiến của nhân viên trong bất kì một vấn đề gì. Như với ứng dụng Moderator để quản lý cuộc họp hay trao đổi công nghệ, toàn bộ nhân viên được quyền đưa ra những câu hỏi mà bản thân cảm thấy hay và thú vị. Như vậy khi sự kiện hay cuộc họp diễn ra, nội dung đó sẽ được đóng góp bởi tập thể. Moderator là phần trong dự án 20% trong đó các kỹ sư có thể sử dụng 20% thời gian làm việc của mình để theo đuổi các dự án mà họ cảm thấy hứng thú. Đây là một ý tưởng thành công vì ai cũng muốn làm điều mà họ cảm thấy thích, chính dự án này đã giúp Google cho ra đời những sản phẩm đắt giá như Gmail, Google Earth và Orkut.
Google cũng thường xuyên phỏng vấn và đánh giá nhân viên quản lý của mình. Những nhà quản lý tốt sẽ trở thành hình mẫu cho những nhà quản lý khác và được chọn là người truyền dạy phong cách quản lý cho những năm tiếp theo. Ngược lại những quản lý nhận nhiều lời phàn nàn nhất sẽ được tham gia khóa huấn luyên tăng cường năng lực chuyên môn và được nhân viên đánh giá có tiến bộ hơn. Thay vì đầu tư vào lãnh đạo Google lại cực kì quan tâm đến ý kiến của nhân viên mình và điều này khiến cho họ cảm thấy thoải mái hơn để cống hiến năng lực của mình vào công việc.
Công ty của nhân viên
Google tổ chức một cuộc điều tra quy mô toàn công ty mang tên Googlegeist, trong đó nhân viên được trưng cầu ý kiến về rất nhiều vấn đề. Sau đó, công ty đã tuyển hẳn một đội ngủ tình nguyện viên để tham gia giải quyết những vấn đề nan giải nhất.
Với một văn hóa tự do như thế thì làm thế nào Google có thể kiểm soát công việc của nhân viên mình? Làm thế nào để họ được tự do tư duy sáng tạo nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ phát triển chung của công ty? Google giải quyết bài toán này bằng cách họ không quản lý nhân viên theo thời gian mà quản lý theo chất lượng đầu ra công việc. Mỗi nhân viên sẽ tự ý thức được mục tiêu của bản thân là gì để hoàn thành được mục tiêu chung cho tập thể và mỗi quý sẽ có đánh giá hiệu quả công việc theo mục tiêu của công ty đặt ra và tương tự là các thành viên cũng tự mình xem xét lại.
>>> Xem thêm: ĐA MÀU SẮC CÙNG THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG KIMBERLY CLARK