3 THÁNG ĐẦU MANG THAI: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH

Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu

  • Xuất hiện hiện tượng khó tiêu, ợ nóng: Đây chính là dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.

  • Đau nhức cơ thể : Thai nhi lớn dần mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức tại vùng lưng và tay, chân. Đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

  • Cân nặng tăng dần đều: Nếu như cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì mẹ bầu có thể yên tâm với sự phát triển đúng chuẩn của thai kỳ.

  • Ốm nghén: Các chuyên gia khẳng định là tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố cần thiết để cho thai nhi phát triển. Cho nên, dù có khó chịu, nghén ăn, nghén ngủ đến như thế nào, mẹ bầu cũng thấy rất đáng phải không nào?

  • Lượng đường trong máu và huyết áp ở mức ổn định: mẹ bầu tránh xa được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ. 

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai mà phần lớn thường xảy ra trong giai đoạn khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ.Nhiều mẹ không biết mình mang thai sớm dẫn đến sảy thai nên việc đầu tiên là cần phải phát hiện mình có thai sớm, việc này sẽ gia tăng tỷ lệ sinh con được khỏe mạnh. Nguyên nhân bị sảy thai là rất nhiều, có thể do thai dị dạng hoặc sai lệch về nhiễm sắc thể trong lúc quá trình phân bào, cũng có thể là do tiền sử gia đình và bản thân.

  • Trong thời gian mang thai ba tháng đầu này, người mẹ phải tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao vận động dùng sức, mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi…

  • Việc tập thể dục là rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng hãy chú ý lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… để tăng cường sức khỏe.

  • Các mẹ bầu cũng cần tránh những loại thức uống có cafein, rượu bia, thuốc lá để thai nhi phát triển mạnh khỏe. Đặc biệt, người mẹ cần phải giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm.

  • Bên cạnh đó, mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Lưu ý về dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ
Trong lúc mang thai ba tháng đầu, việc ổn định thai nhi là điều hết sức được ưu tiên. Bên cạnh việc bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin, người mẹ cần chú ý đặc biệt bổ sung axit folic, sẽ giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được hoàn hảo.

  • Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic là loại vitamin thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung trong những tuần đầu tiên của thai kỳ giúp hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh và nguy cơ sinh non thấp.  Những thực phẩm giàu axít folic có thể kể đến là cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, các loại rau lá xanh…

  • Vitamin B6

Đây cũng là loại vitamin điển hình bạn cần bổ sung khi mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt là ở tháng thứ nhất. Vitamin B6 sẽ giúp giảm thiểu tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén ở mẹ bầu. Thay vì uống thuốc, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…

  • Sắt

Nhu cầu máu của trong cơ thể khi mang thai sẽ tăng lên nhiều để cung cấp cho thai nhi. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt, mẹ bầu thường có xu hướng mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ. Theo khuyến cáo, mẹ bầu cần hấp thụ khoảng 27mg sắt mỗi ngày khi biết mình đã mang thai. Một số nguồn thực phẩm cung cấp sắt là thịt nạc, cải bó xôi, bưởi, bột yến mạch, các loại đậu…

  • Sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung đạm, vitamin, canxi lẫn chất béo tốt cho mẹ bầu. Một số sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng rất tốt cho bạn khi mang thai 3 tháng đầu.

  • Các loại thịt

Các loại thịt heo, thịt bò nấu chín kỹ sẽ an toàn và cung cấp đủ protein cũng như chất sắt cho mẹ bầu. Trong giai đoạn đầu mang thai, bạn nên hạn chế ăn một số loại hải sản vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân ở một số loài cá, đặc biệt là phần mắt cá.

  • Trái cây

Trái cây là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu. Trái cây cung cấp đủ các loại vitamin thiết yếu, nước, chất chống oxy hóa và đặc biệt là còn cả chất xơ để giúp bạn chiến đấu với tình trạng táo bón thai kỳ.

Tuy nhiên, mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý về dinh dưỡng vì có một số loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn này, cần kiêng như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, hải sản chứa thủy ngân cao, đồ uống có cồn, đồ ăn sống,… sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến đau nhức, khó chịu, và có khả năng sảy thai.

Bên cạnh đó, người mẹ có thể bổ sung các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhưng lưu ý, hãy lựa chọn các loại đã tiệt trùng. Không nên sử dụng các sản phẩm sữa tươi vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Và đặc biệt các mẹ cần phải ăn chín uống sôi để bảo vệ cơ thể và sức khỏe của thai nhi tốt nhất.
Chú ý đến tâm lý
Trong tất cả các yếu tố trên thì tâm lý là quan trọng nhất khi mang thai 3 tháng đầu. Vì thế người mẹ phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để an thai, tránh để thai nhi bị tác động mạnh gây động thai, sẩy thai hoặc những biến chứng ngoài ý muốn.

Một số điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

  • Tránh mang vác vật nặng

Các bài tập nặng như nâng tạ hay mang vác vật nặng bình thường trong sinh hoạt hằng ngày có thể gây sa tử cung, rất nguy hiểm. Thay vì khom lưng để lấy hay mang đồ, bạn nên ngồi xuống và nâng vật đó lên hay nhờ người thân mang hộ.
Tránh tập một số tư thế yoga

  • Một số tư thế yoga phức tạp như căng giãn quá mức hay chéo hông không tốt cho bạn lúc này.

Một số tư thế yoga phức tạp như căng giãn quá mức hay chéo hông không tốt cho bạn lúc này.

  • Tránh tắm hơi hay tắm bồn nước quá nóng

Tắm bồn cũng là một cách để thư giãn nhưng nếu bạn nằm quá lâu ở nhiệt độ cao thì nó sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

  • Không nên tham gia một số trò chơi vận động mạnh ở công viên giải trí

Một số trò mạo hiểm, cảm giác mạnh hay đu quay… ở các công viên giải trí có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu và rất dễ dẫn tới nôn ói. Đặc biệt, nếu bạn có nguy cơ cao thiếu máu thai kỳ hay ốm nghén nặng thì cần tránh xa những trò giải trí này bạn nhé.

  • Một số hoạt động khác mà mẹ bầu cần tránh

Chạy nhảy, đặc biệt ở nơi trơn trượt, cưỡi ngựa, đạp xe, trượt patin… cũng là những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ té ngã gây động thai mà bạn cần tránh.

  • Hạn chế trang điểm khi mang thai để tránh kích ứng da

Khi mang thai, làn da thường trở nên rất nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên để mặt mộc thay vì lạm dụng đồ trang điểm để tránh tình trạng dị ứng khiến mọi thứ trở nên tệ hơn.

Mang thai quả thật là một quá trình gian nan, vất vả cho mẹ bầu. Hy vọng với những kiến thức ở trên có thể giúp mẹ có thêm kiến thức để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và thai nhi.