3 GIẢI PHÁP GIÚP TỐI ƯU CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ
Cắt giảm chi phí là nhu cầu mà nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Và một trong số những khoản chi phí phát sinh được cho là lớn nhất khiến cho các công ty phải “đau đầu” đó chính là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Giải pháp nào giúp tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tránh được những hậu quả không đáng có? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Trong hoạt động doanh nghiệp hiện nay có rất nhiều khoản chi phí phát sinh không nằm trong dự tính và điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh chung. Một trong những những khoản chi phí phát sinh nhiều nhất khiến các doanh nghiệp cần lưu tấm đó là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp đến toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không tách riêng bất cứ hoạt động nào riêng lẻ. Chi phí quản lý doanh nghiệp tổng hợp nhưng khoản chi phí về nguồn lao động, chi phí mua vật liệu, dụng cụ phục vụ công việc, chi phí khấu hao và những chi phí khác.
Những giải pháp tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp
Để cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được lợi nhuận cũng như các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng, bạn nên nắm thật rõ 3 giải pháp tối ưu được liệt kê sau đây:
Giảm thiểu chi phí người lao động
Chi phí cho người lao động là một trong những chi phí chiếm tỉ trọng phần lớn trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó việc cân nhắc cắt giảm chi phí người lao động là vấn đề mà doanh nghiệp rất chú trọng và quan tâm hàng đầu. Giờ đây, nhiều doanh nghiệp không chỉ áp dụng cắt giảm chi phí người lao động theo số lượng nhân sự mà có thể cắt giảm bằng các biện phát khác nữa.
Để giảm thiểu chi phí người lao động, công ty có thể sắp xếp nhân sự, giao việc hợp lý nhằm tránh tình trạng nhân viên buộc phải làm thêm ngoài giờ. Việc nhân viên làm thêm giờ đồng nghĩa với việc công ty phải có chế độ trả lương làm thêm gấp đôi, gấp ba theo quy định. Một hạn chế nữa khi nhân viên phải làm thêm giờ đó là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất làm việc sẽ không được đảm bảo, hiệu quả công việc đi xuống và doanh nghiệp phải gánh thêm các khoản chi phí phát sinh khác nữa.
Doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên và tìm ra các giải pháp làm giảm tỉ lệ này xuống một cách tối đa. Bởi quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới sẽ phát sinh một khoản chi phí rất lớn, hơn thế nữa doanh nghiệp còn mất thời gian để giúp nhân viên làm quen với môi trường công ty mới. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề này đó là doanh nghiệp cần có những chế độ đãi ngộ, lương thưởng xứng đáng cho nhân viên để họ ở lại làm việc lâu dài, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí dài lâu hơn.
>> Phương pháp quản trị OKRs cho doanh nghiệp
>> Lý do khiến doanh nghiệp khó tuyển người làm
Đảm bảo hoạt động doanh nghiệp hiệu quả
Để tối ưu chi phí quản lý hiệu quả doanh nghiệp cần đảm bảo rà soát chi tiết các hoạt động làm việc được thực hiên theo đúng quy trình, thủ tục, đối với các công việc không quan trọng, rườm rà có thể cắt giảm để tránh phát sinh những chi phí thừa thãi. Nếu như không có một quy trình làm việc quy củ, rõ ràng thì rất dễ dẫn tới tình trang nhân viên làm việc chồng chéo, không rõ ràng trách nhiệm công việc. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên và tổ chức.
Cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất
Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản lớn các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh. Trong quá trình lựa chọn, doanh nghiệp nên cân nhắc chắc chắn những mục tiêu mình cần mà nhà cung cấp có thể đáp ứng được. Từ dịch vụ, chất lượng hàng hóa, vật tư cần thiết sử dụng trong doanh nghiệp cũng cần phải được kiểm tra, đánh giá chi tiết xem có đạt yêu cầu về chất lượng và chi phí có phù hợp hay không. Do đó, doanh nghiệp cần bỏ nhiều thời gian, công sức để lựa chọn nhà cung cấp trước khi kí kết hợp đồng hợp tác.
Giải pháp tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp này thường được áp dụng thành công đối với các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể cân nhắc áp dụng để tối ưu chi phí phát sinh khi làm việc với những nhà cung cấp chuyên nghiệp với chi phí tốt nhất.
Ngoài ra còn rất nhiều những giải pháp khác nữa để tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp. Cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo quy trình quản lý chi phí tốt hơn, lợi nhuận tăng lên, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững dù là giai đoạn khó khăn nhất.