3 Cấp độ CHÍNH trong Văn hóa doanh nghiệp – CRMVIET
3 Cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp:
-
Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
-
Cấp độ 2: Những giá trị của doanh nghiệp được tuyên bố
-
Cấp độ 3: Những giá trị của văn hóa doanh nghiệp – điều hiển nhiên, mọi người công nhận.
Mỗi cấp độ lại có những đặc trưng riêng. Khám phá 3 cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp trong bài viết dưới đây:
1.Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Trong văn hóa doanh nghiệp, ở cấp độ này mọi người có thể tiếp xúc ngay trong lần đầu tiên. Nó bao gồm các sự vật, hiện tượng liên quan đến doanh nghiệp của bạn:
-
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
-
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
-
Các lễ nghi, trang phục, phong thái,…
-
Các ấn phẩm trong truyền thông của doanh nghiệp; các câu chuyện về lịch sử, hình thành và phát triển của doanh nghiệp
-
Cách chào hỏi, giao tiếp giữa các nhân viên hay với khách hàng, các cấp quản lý,..
Ví dụ 3 cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp
Đến với trụ sở chính của Amazon, chúng ta có thấy được sự hoành tráng của “gã khổng lồ” của ngành bán lẻ trên thế giới. Điểm ấn tượng của trụ sở này là 3 quả cầu khổng lồ trước tòa nhà văn phòng làm việc “ chọc trời “ của Amazon. 3 quả cầu là nơi đưa không gian xanh, giải trí cho toàn bộ nhân viên của Amazon như quán cà phê, không gian mua sắm, khu dành cho thú cưng,..
“ Hello World “ là khẩu hiệu của Amazon được gắn trên tòa cao ốc “ chọc trời”. Tòa nhà trụ sở được đặt tên là DAY 1 theo câu nói của tỷ phú Jeff Bezos.
Điểm đặc biệt trong thiết kế trụ sở của Amazon gây ấn tượng với mọi người, dấu ấn riêng của tập đoàn này.
Đặc điểm chung ở cấp độ đầu tiên 3 cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp
-
Chịu ảnh hưởng nhiều của ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh
-
Chịu ảnh hưởng lớn từ nhà lãnh đạo
-
Dễ thay đổi, ít thể hiện những giá trị thực sự bên trong của văn hóa doanh nghiệp.
Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp – 3 ví dụ điển hình về văn hóa doanh nghiệp
2. Cấp độ 2: Những giá trị được công bố, chấp nhận
Những giá trị, niềm tin, triết lý kinh doanh hay mục tiêu kinh được các thành viên đồng thuận. Đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, các thành viên thực hiện theo tôn chỉ đó.
Tuy nhiên ở giai đoạn này, các giá trị như triết lý kinh doanh, mục tiêu, giá trị đều hữu hình. Được thể hiện dưới hình thức khác nhau như khẩu hiệu, lời tuyên bố, lời cam kết, nội quy hay quy định của doanh nghiệp,..
Ví dụ:
“ Khách hàng là thượng đế “ là triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó bắt nguồn từ CEO của doanh nghiệp đó.
Với triết lý kinh doanh này, cần đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Để triết lý kinh doanh này được phổ biến trong doanh nghiệp thì việc tuyên truyền cho toàn bộ nhân viên và quản lý là cần thiết, Các quy định được đặt ra để đảm bảo thực hiện theo triết lý kinh doanh đó.
“ Nhân viên của doanh nghiệp nếu thiếu tôn trọng khách hàng, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp thì bị kỷ luật hoặc sa thải( tùy theo mức độ) “
Nếu điều này được đảm bảo thì, chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được chất lượng, nâng cao uy tin cho doanh nghiệp. Lòng trung thành của khách hàng ngày càng được nâng cao.
Những giá trị hay triết lý này được doanh nghiệp thực hiện, nhân viên đồng lòng thì đó là bước đầu thành công trong văn hóa doanh nghiệp.
Đặc điểm chung ở cấp độ 2:
-
Hình thức: hữu hình
-
Khả năng thay đổi cao hơn so với cấp độ 1
-
Thể hiện phần nào giá trị bên trong của doanh nghiệp
-
Vẫn chịu ảnh hưởng của nhà quản trị, mức độ thấp hơn so với cấp độ 1
Đọc thêm: 6 YẾU TỐ tạo nên văn hóa doanh nghiệp
3. Cấp độ 3:Giá trị VHDN được công nhận “hiển nhiên”
Giống như truyền thống, phong tục, tập quán,… ngấm dần vào bên trong mỗi cá nhân, tổ chức ở khu vực hay địa phương đó, Đó là những thứ vô hình nhưng được coi là điều hiển nhiên phải thực hiện theo. Văn hóa doanh nghiệp cũng như vậy.
Ví dụ:
Các doanh nghiệp ở Châu Âu hay Mỹ, người ta trả các mức lương cho nhân viên dựa theo khả năng của người đó.
Nhưng ở châu Á, các nhân viên được trả lương theo năng lực và thời gian cống hiến cho doanh nghiệp, tổ chức.
Nhân viên mới ra trường khó có thể có mức lương cao ngay từ ban đầu.
Đặc điểm chung cấp độ 3 trong 3 cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp
-
Hình thức: vô hình
-
Rất khó có thể thay đổi những giá trị văn hóa doanh nghiệp ở mức độ này
-
Thể hiện giá trị cao nhất của doanh nghiệp
-
Văn hóa doanh nghiệp ở mức độ này được coi là ” TÀI SẢN ” của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Customer centric và 6 cách xây dựng văn hóa Customer centric
Kết
Cả 3 cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp không tách rời nhau mà tương thích, hòa quyện với nhau cùng tạo nên các nét đặc trưng văn hóa của từng doanh nghiệp.
Khi xây dựng chiến lược văn hóa doanh nghiệp, các nhà quản trị cần thực hiện theo từng giai đoạn cho từng cấp độ để nâng cao hiệu quả.
Related Post