3 Cách nấu lẩu vịt đơn giản thơm ngon, hấp dẫn ai ăn cũng thích

Home » Ẩm thực

3 Cách nấu lẩu vịt đơn giản thơm ngon, hấp dẫn ai ăn cũng thích

0

cach-nau-lau-vit

3 Cách nấu lẩu vịt đơn giản thơm ngon, hấp dẫn ai ăn cũng thích

Vào những ngày trời mưa lạnh đầu đông thì lẩu luôn là một trong những lựa chọn tuyệt vời để mọi người trong gia đình cùng nhau thưởng thức bữa ăn sum vầy và ấm cúng bên nhau. Khi mà mọi người đang còn phân vân nên chọn loại lẩu nào vì lẩu bò hay lẩu hải sản đã quá quen thuộc thì bạn có thể đề xuất cho cả nhà bằng các món lẩu vịt, chắc chắn sẽ là một lựa chọn mới mẻ cho cả gia đình đấy. Hãy thử ngay 3 cách nấu lẩu vịt mà chúng tôi đưa đến cho bạn ngày hôm nay để thay đổi khẩu vị cho gia đình nhé, mọi người sẽ phải ngạc nhiên về hương vị của món ăn này đấy, cùng bắt tay vào làm thôi nào.

1. Cách làm lẩu vịt thập cẩm thơm ngon ăn là mê đơn giản tại nhà

Cách nấu lẩu vịt thập cẩm không hề khó, với những nguyên liệu rất dễ tìm và luôn có sẵn trong bếp nên là một món ăn dễ làm tại nhà được rất nhiều chị em nội chợ yêu thích và chuẩn bị cho cả nhà. Hãy chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây cùng chúng tôi để có một nồi lẩu vịt thập cẩm cực kỳ hấp dẫn thôi nào.

Nguyên liệu

  • 1 con vịt
  • 500gr khoai sọ
  • 4 thanh đậu phụ
  • 200g váng đậu
  • 200ml nước dừa
  • 400ml nước lọc
  • 3-4 quả sấu
  • 1kg bún gạo (hoặc mì tôm)
  • Các loại rau nhúng lẩu: các loại rau yêu thích của gia đình (rau bắp cải, rau muống, rau mồng tơi, …)
  • Gia vị tẩm ướp và nêm nếm: gừng, tỏi, tiêu xay, hành tím, nước mắm, bột canh, dầu hào, mì chính (hoặc hạt nêm), …

cach-nau-lau-vit-1cach-nau-lau-vit-1

Cách nấu lẩu vịt thập cẩm ngon miệng đơn giản tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn nên mua thịt vịt đã được làm thịt sẵn có bán trong siêu thị, thịt vịt bạn rửa lại thật sạch với nước, nhặt kỹ lông tơ nhỏ còn sót. Sau đó bóp thịt vịt với muối ăn hoặc hỗn hợp rượu trắng và gừng để loại bỏ mùi hôi của thịt. Tiếp đó lại rửa lại thịt vịt thật sạch rồi chặt thành các miếng nhỏ vừa ăn. Phần đầu, cổ, cánh và chân bạn để riêng ra để lát nữa nấu nước dùng. Phần thịt đã sơ chế bạn bỏ riêng ra một cái tô lớn.

Khoai sọ bạn nạo vỏ, ngâm nước muối loãng rồi rửa lại sau đó cắt miếng tầm 1 đốt ngón tay. Sấu bạn rửa sạch với nước. Các loại rau nhúng lẩu bạn nhặt sạch gốc và các lá xấu, úa sau đó rửa lại thật sạch với nước sau đó để ráo nước. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn rồi cho ra đĩa. Hành, tỏi, gừng bỏ vỏ rồi đập dập, riêng hành và tỏi thì xắt nhỏ và cho ra một cái bát. Váng đậu bạn bẻ nhỏ và mang đi chiên giòn. Vậy là xong bước chuẩn bị.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Đây chính là bước quan trọng nhất quyết định xem món lẩu vịt thập cẩm của bạn có thành công hay không. Cho lần lượt các gia vị nêm nếm như: dầu hào, nước mắm, gừng, mì chính, tiêu xay (nếu bạn không thích thì có thể không bỏ), bột canh, mỗi thứ một thìa cà phê vào bát đựng thịt vịt. Đeo bao tay và đảo đều thịt vịt cho ngấm gia vị. Sau khi đảo thịt vịt thì bọc màng bọc thực phẩm rồi cho phần thịt vịt đã ướp và tủ lạnh và để thịt nghỉ 30 phút, điều này sẽ làm phần thịt được ngấm gia vị hơn.

Bước 3: Nấu nước dùng lẩu vịt thập cẩm

Làm nóng nồi nấu lẩu rồi cho dầu ăn vào, đến khi dầu bắt đầu sôi thì cho phần hành, tỏi đã băm trước đó vào. Đến khi hành tỏi thơm thì bắt đầu cho phần đầu, cổ, cánh và chân vịt vào và bắt đầu xào. Nêm nếm thêm một thìa nước mắm và một ít mì chính cho phần thịt này thêm đậm đà. Đảo đều cho đến khi phần thịt săn lại thì cho phần khoai sọ đã cắt vào xào cùng.

Sau đó bắt đầu cho phần nước dừa đã chuẩn bị vào nồi cho đến khi ngập phần khoai và thịt, sấu đã sơ chế cũng đập dập và cho vào cùng. Đậy vung và ninh nồi nước này trong khoảng 1 tiếng, khi thấy nước có dấu hiệu cạn thì cho thêm nước lọc vào. Trong quá trình ninh, bạn nếm thử xem vị nước dùng đã vừa miệng chưa rồi gia giảm thêm gia vị cho vừa ý rồi tắt bếp.

Bước 4: Trang trí và thưởng thức món lẩu vịt

Sử dụng bếp từ nhỏ hoặc bếp ga mini để vào giữa mâm và đặt nồi lẩu lên. Sau đó bắt đầu xếp các nguyên liệu ăn kèm đã chuẩn bị: thịt vịt, váng đậu chiên, bún, đậu phụ, các loại rau và bún quanh nồi lẩu. Bạn cho phần thịt vịt vào trước, khi nước dùng bắt đầu sôi lại thì thả các nguyên liệu ăn kèm vào. Vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu lẩu vịt thập cẩm cực kỳ hấp dẫn cho cả nhà rồi.

cach-nau-lau-vit-2cach-nau-lau-vit-2

2. Cách nấu lẩu vịt nấu chao thơm ngon chuẩn vị

Lẩu vịt nấu chao là một món ăn hấp dẫn với hương vị đặc trưng từ chao và nước dừa khiến cho thịt tăng thêm vị ngọt. Vậy thì cách nấu lẩu vịt nấu chao sao cho chuẩn vị miền Tây cũng sẽ rất đặc trưng để làm nên vị thơm ngon của nó. Hãy cùng chúng tôi làm món lẩu vịt này nhé.

Nguyên liệu

  • 1 con vịt
  • 1kg bún tươi
  • 200ml nước dừa tươi
  • 1 lít nước lọc
  • 200ml rượu trắng
  • 1 hũ chao
  • 500g khoai môn ( khoảng 3 củ nhỏ)
  • Các loại rau ăn kèm: rau bắp cải, rau muống, rau mồng tơi, nấm các loại …
  • Gia vị tẩm ướp và nêm nếm: đường, gừng, tỏi, hành tím, nước mắm, bột canh, mì chính (hoặc hạt nêm), …

cach-nau-lau-vit-3cach-nau-lau-vit-3

Cách nấu lẩu vịt nấu chao chuẩn hương vị miền Tây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt sau khi mua về bạn rửa lại thật sạch với nước (nên mua phần thịt đã được loại bỏ đầu, cổ, cánh, chân). Sau đó để thịt hết mùi hôi, bạn bóp thịt vịt với muối ăn hoặc rượu trắng và gừng. Tiếp tục rửa lại 1 lần nữa rồi chặt thành các miếng vừa ăn. Phần thịt đã chia miếng bạn bỏ riêng ra một cái tô lớn.

Khoai môn nạo vỏ, rửa lại thật sạch cho hết lớp nhớt bên ngoài sau đó cắt miếng vừa ăn. Các loại rau ăn kèm bạn nhặt sạch gốc, bỏ các lá héo, bị sâu sau đó rửa lại thật sạch với nước. Hành, tỏi, gừng bỏ vỏ rồi đập dập, riêng hành và tỏi thì xắt nhỏ và cho ra một cái bát. Vậy là xong bước chuẩn bị.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Đây chính là bước quan trọng nhất quyết định xem cách nấu lẩu vịt nấu chao cẩm của có chuẩn vị hay không. Cho lần lượt các gia vị nêm nếm sau: 2 thì cà phê đường, hạt nêm và muối, mỗi thứ nửa thìa cà phê, 75g chao và hành tỏi đã băm nhỏ vào bát đựng thịt vịt. Đeo bao tay và đảo đều thịt vịt cho ngấm gia vị. Sau khi đảo thịt vịt thì bọc màng bọc thực phẩm rồi cho phần thịt vịt đã ướp và tủ lạnh và để thịt nghỉ 20 phút, điều này sẽ làm phần thịt được ngấm gia vị hơn.

Bước 3: Hầm thịt vịt

Làm nóng nồi nấu lẩu rồi cho dầu ăn vào, đến khi dầu bắt đầu sôi thì cho phần hành, tỏi đã băm trước đó vào. Đến khi hành tỏi thơm thì bắt đầu cho phần thịt vịt đã ướp vào và bắt đầu xào. Đảo đều cho đến khi phần thịt săn lại thì cho 1 lít nước lọc vào ngập phần vịt.

Hầm 20 phút với lửa nhỏ đến khi thịt mềm, sau đó bắt đầu cho phần nước dừa đã chuẩn bị vào nồi cho đến khi ngập phần thịt. Đậy vung và đến khi bắt đầu sôi lại thì cho phần khoai môn đã chuẩn bị vào và hầm thêm 15 phút cho khoai chín. Nêm nếm thêm gia vị và nếm thử xem vị nước dùng đã vừa miệng chưa rồi tắt bếp.

Bước 4: Trang trí và thưởng thức món lẩu vịt

Sử dụng bếp từ nhỏ hoặc bếp ga mini để vào giữa mâm và đặt nồi lẩu lên. Sau đó bắt đầu xếp các nguyên liệu ăn kèm đã chuẩn bị: thịt vịt, bún, các loại rau và bún quanh nồi lẩu. Khi nồi lẩu bắt đầu sôi lại thì thả các nguyên liệu ăn kèm vào. Vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu lẩu vịt nấu chao thơm ngon như ngoài hàng rồi.

cach-nau-lau-vit-4cach-nau-lau-vit-4

3. Cách nấu lẩu vịt măng tươi cay tê lạ miệng

Món lẩu vịt măng tươi không chỉ có vị thơm ngon lôi cuốn mà còn có vị cay tê làm ấm người trong những ngày công giá rét. Lưu lại ngay các nấu lẩu vịt măng tươi thơm ngon, lạ miệng cho bữa ăn gia đình thêm ấm cúng thôi nào.

Nguyên liệu

  • 1 con vịt
  • 500g măng tươi muối chua
  • 500ml nước dừa
  • 1kg bún tươi
  • 450g khoai môn
  • Các loại rau ăn kèm: rau mùi tàu, rau muống, hoa chuối thái sợi, rau cải thảo, …
  • Gia vị tẩm ướp và nêm nếm: bột ớt, bột nghệ, gừng, tỏi, sả, hành tím, nước mắm, bột canh, mì chính (hoặc hạt nêm), …

cach-nau-lau-vit-5cach-nau-lau-vit-5

Cách nấu lẩu vịt măng tươi chua cay cực kỳ hấp dẫn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt bạn nên nhờ người bán sơ chế và làm sạch lông trước, bỏ phần đầu, cổ, cánh và chân. Rửa phần thịt mua về dưới vòi nước rồi bóp thịt với muối tinh hoặc hỗn hợp rượu trắng và gừng để thịt không còn mùi hôi. Rửa lại thịt vịt thật sạch rồi chặt thành các khúc vừa ăn. Phần thịt đã chặt xong bạn bỏ riêng ra một cái tô lớn.

Khoai môn bạn nạo vỏ, ngâm nước muối loãng cho bớt nhớt rồi cắt thành các miếng khoảng 1 đốt tay. Các loại rau ăn kèm bạn bỏ gốc và các bị vàng, sâu ăn đi sau đó rửa lại thật sạch với nước. Sả, tỏi và ớt rửa sạch và băm nhỏ rồi một cái bát. Luộc sơ phần măng chua 15 phút rồi để ráo nước. Vậy là xong bước chuẩn bị.

Bước 2: Nấu lẩu vịt măng tươi chua cay

Làm nóng nồi nấu lẩu rồi cho dầu ăn vào, đến khi dầu bắt đầu sôi thì cho phần sả, tỏi và ớt đã băm trước đó vào. Đến khi sả, tỏi, ớt thơm thì bắt đầu cho phần bột nghệ vào đảo đều. Tiếp đến cho một nửa phần măng chu đã sơ chế và xào chung rồi tiếp theo là phần thịt vịt vào chung rồi đảo đều đến khi thịt vịt săn lại.

Sau đó bắt đầu cho phần nước dừa đã chuẩn bị vào nồi cho đến khi ngập phần măng và thịt. Đậy vung và đun nồi thịt vịt này ở lửa nhỏ. Trong quá trình nấu, nêm nếm vào nồi lẩu bột can, nước mắm, mì chính, mỗi thứ một thìa cà phê. Sau 20 phút thì mở vung và cho phần rau mùi tàu đã được thái nhỏ vào rồi tắt bếp.

Bước 4: Trang trí và thưởng thức món lẩu vịt

Sử dụng bếp từ nhỏ hoặc bếp ga mini để vào giữa mâm và đặt nồi lẩu lên. Sau đó bắt đầu xếp các nguyên liệu ăn kèm đã chuẩn bị quanh nồi lẩu. Khi nồi lẩu bắt đầu sôi lại thì thả các nguyên liệu ăn kèm vào. Với phần nước lẩu chua cay đậm đà cùng với phần thịt vịt vừa miệng không quá dai kết hợp với phần măng tươi giòn giòn chắc chắn sẽ cực kỳ tốn cơm đấy. Cách nấu lẩu vịt măng tươi này tuy không quá cầu kỳ nhưng lại cực kỳ hợp để nấu trong các dịp gia đình sum họp nên bạn hãy lưu ngay công thức này và nấu cho cả nahf cùng thưởng tức nhé.

cach-nau-lau-vit-6cach-nau-lau-vit-6

Vậy là qua bài viết này, chúng tôi đã đem đến cho bạn 3 cách nấu lẩu vịt vừa thơm ngon, lạ miệng lại cực kỳ dễ làm tại nhà. Với thời tiết cuối thu đầu đông như bây giờ thì còn gì tuyệt vời hơn là cùng gia đình ăn một nồi lẩu ấm nóng và tâm sự hàn huyên pải không nào, chúc bạn có thể nấu thành công các món lẩu vịt này từ lần đầu tiên nhé.

5/5 – (1 bình chọn)