3 Bước trong Quy trình nghiên cứu từ khóa giúp bạn tối ưu SEO
Theo lịch trình đã thông báo, SEONGON tiến hành (chính thức) làm SEO bằng việc Keywords research hay còn gọi là Nghiên cứu từ khóa. Nghiên cứu từ khóa là một công việc rất quan trọng, nó như việc bạn học cấp I vậy, định hướng sai là bạn toi luôn.
Từ khóa trong keywords research là cách nói vắn tắt, cụ thể hơn phải là ‘từ khóa được tìm kiếm”.
Mấu chốt trong hoạt động của Google là khi người dùng tìm kiếm một điều gì đó và họ sẽ tìm thông qua những từ khóa mà họ nghĩ ra. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn toàn SEO những từ khó, hoặc những từ mà người dùng “không nghĩ ra”, hay nhẹ nhàng hơn là họ tìm thấy bạn qua từ khóa mà sau đó họ sẽ … không mua hàng or dịch vụ của bạn
=> Có tiếng mà không có miếng. DIE
Nội Dung Chính
Nghiên cứu từ khóa là làm gì ?
Quy trình nghiên cứu từ khóa 3 bước mà SEONGON sử dụng :
- Lập danh sách từ khóa.
- Phân tích và phân loại từ khóa.
- Sàng lọc và phân bổ từ khóa.
1. Lập danh sách từ khóa
Trước hết cần biết từ khóa không chỉ là “điện thoại”, “laptop” … mà còn có thể là các cụm từ. Có nhiều cách để lấy ra một danh sách từ khóa, tốt nhất bạn nên sử dụng tất cả các cách để tránh bỏ xót một từ khóa nào đó.
- Từ khóa từ kinh nghiệm bản thân: Bạn bán gì, bạn kinh doanh gì, bạn cung cấp gì, hãy viết ra. Không ai hiểu về những gì bạn làm hơn bản thân bạn, kể cả khách hàng.
- Từ khóa từ nhu cầu thực tế
:
Cách trên là chủ quan, bạn nghĩ và đưa ra. Cách này ngược lại, hãy đặt mình vào vị trí khách hang và nghĩ ra từ khóa.
- Từ khóa từ những công cụ nghiên cứu từ khóa: ( đón đọc các bài trong phần Công cụ SEO sẽ được viết sau ) => Cách thứ 3 này rất lợi hại, Google đã thống kê người dung hay tìm qua những từ khóa nào, và sẽ gợi ý cho bạn. Sẽ có những từ khóa bạn không thể nghĩ rằng người ta lại … tìm kiếm như vậy.
Mục đích của bước này là lập ra danh sách nhiều từ khóa nhất có thể, đừng vội đánh giá, cứ list ra đã.
2. Phân tích và phân loại từ khóa:
Thật tốt là Google đã cung cấp đầy đủ những gì chúng ta cần:
- Google Adwords keytools: mức độ cạnh tranh của từ khóa, số lượng tìm kiếm hàng tháng.
- Google Insight Search và Google Trends: so sánh lượng search và xu hướng.
- Google Search Box: Tìm gợi ý từ khóa.
Xem chi tiết: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng 10 công cụ nghiên cứu từ khóa
Một bảng phân loại từ khóa cần có các yếu tố: Từ khóa, độ cạnh tranh, số lượng search hang tháng, tỉ lệ chuyển đổi.
3. Sàng lọc và phân bổ từ khóa:
Sau khi đã có danh sách từ khóa với các tiêu chí cụ thể, việc tiếp theo là lọc. Những từ khóa như sau thì tốt nhất nên bỏ qua:
- Lượng search thấp.
- Tỉ lệ chuyển đổi thấp.
- Mức độ cạnh tranh của từ khóa quá cao ( với cao thủ thì họ không bỏ qua loại từ khóa này )
Phân bổ từ khóa là gì ?
Một điều bạn cần biết là thứ tự ưu tiên của các thành tố cấu thành 1 website, Google sẽ tập trung “ghi nhận” website của bạn theo thứ tự: site, page, category, tag và bài viết.
Vậy nên với từ khóa ngắn và khó, bạn nên seo bằng site và phân bổ dần cho page, category, tag và bài viết. Từ khóa dài nên dành cho bài viết.
Tóm lại, sau 3 bước trên (nếu khó tính bạn có thể tách thành 5 bước), chúng ta có kết quả là một danh sách từ khóa với phân loại cụ thể về mức độ cạnh tranh, lượng search, tỉ lệ chuyển đổi và phân bổ.
Tôi đoán là bạn vẫn còn thấy “lờ mờ”.
Đúng vậy !
Bài viết này mới chỉ là mục lục, dàn ý cho công việc keyword research mà thôi.
Tôi sẽ viết cụ thể ở các bài tiếp theo, và theo trình tự làm tới đâu, viết tới đó, đây cũng là cách triển khai bài viết chung tại SEONGON.com.
Nếu bạn theo dõi từ đầu và cùng làm với tôi, sẽ dễ dàng hơn.
Nếu bạn đọc bài này sau khi tôi viết khá lâu, hãy cố gắng theo dõi các bài viết một cách có thứ tự và tôi sẽ cố gắng viết để bạn có thể “lần” theo.
SEONGON
Hà nội, 19/12/2019
*** Tìm hiểu thêm về dịch vụ SEO Topic tổng thể của SEONGON tại đây:
của SEONGON để nâng cao thứ hạng từ khoá trên website của bạn
=>> Sử dụng dịch vụ SEO
Quy trình nghiên cứu từ khóa của SEONGON –
Kiến thức SEO cơ bản
Tôi không nghĩ cách của tôi là “sách giáo khoa”, nhưng nếu bạn tìm thấy tôi, thì ít nhất có thể kết luận là “có hiệu quả”. Thông tin mang tính tham khảo, quan trọng vẫn là ở bạn.