25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa vui vừa bổ ích – MarryBaby

Lợi ích: Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo; và phát triển ngôn ngữ.

Luật chơi:
Mỗi chú thỏ (một trẻ) có một cái hang (một trẻ khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân thì sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi cáo và thỏ – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Cô giáo sẽ chọn một trẻ làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ.
  • Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì sẽ có một trẻ làm chuồng.
  • Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi bắt.
  • Trước khi bắt đầu chơi, cô giáo hãy yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
  • Vào trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
    “Trên bãi cỏ
    Chú thỏ con
    Tìm rau ăn
    Rất vui vẻ
    Thỏ nhớ nhé
    Có cáo gian
    Đang rình đấy
    Thỏ nhớ nhé
    Chạy cho nhanh
    Kẻo cáo gian”
  • Khi đọc hết bài thì cáo sẽ xuất hiện, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ hãy chạy nhanh về chuồng của mình.
  • Những chú thỏ nào bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, các trẻ đổi vai chơi cho nhau.

3.3 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Dung dăng dung dẻ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Dung dăng dung dẻ

Cách chơi:

  • Chơi trong nhà ngoài sân; với từ 5-10 em chơi 1 nhớm
  • Quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi.
  • Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc:
    “Dung dăng dung dẻ.
    Dắt trẻ đi chơi.
    Đi đến cổng trời.
    Gặp cậu gặp mợ.
    Cho cháu về quê.
    Cho dê đi học.
    Cho cóc ở nhà.
    Cho gà bới bếp.
    Ngồi xệp xuống đây”
  • Khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.
  • Sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên; lại sẽ có 1 bạn không có; trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
  • Trong 1 khoảng thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua. Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng.

3.4 Kéo co

kéo co

Cách chơi kéo co – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe; mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
  • Đặt một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo.
  • Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dô ta”, “cố lên”.
  • Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo.
  • Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

3.5 Lộn cầu vồng

Lợi ích: Trò chơi dân gian này giúp cho trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ, sự vận động cho bé.

Cách chơi:

  • Hai người đứng đối diện và nắm tay nhau đưa sang hai bên theo nhịp:
    “Lộn cầu vồng.
    Nước trong nước chảy.
    Có cô mười bảy.
    Có chị mười ba.
    Hai chị em ta.
    Cùng lộn cầu vồng.”
  • Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía.
  • Quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc lần hai.
  • Cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu.

>> Cha mẹ xem thêm: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm

4. Trò chơi dân gian ngồi tại chỗ cho trẻ mầm non

Lợi ích của các Trò chơi dân gian ngồi tại chỗ cho trẻ mầm non chính là giúp bé được vui chơi với các bạn và giáo viên; cũng như rèn luyện được trí nhớ, sự nhanh nhạy.

4.1 Pha nước cam

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Luật chơi trò chơi pha nước cam – Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

Cô hỏi, bé trả lời và sử dụng bằng hai tay để mô phỏng các động tác.

Cách chơi:

Ly đâu ly đâu
(ly đây ly đây)
Nước đâu nước đây
(Nước đây Nước đây)
Đường đâu…
( đường đây…)
Chanh đâu…
(Chanh đây…)
Cắt chanh, vắt…vắt…
Đá đâu đá đâu
(Đá đây đá đây)
Đập đá…bỏ vào ly
Khấy ly nước chanh
Mời cô và bạn cùng uống nước chanh.
1,2,3….dô…

4.2 Nhện giăng tơ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Cách chơi:

Cô và trẻ cùng đọc:

Nhện nhện giăng tơ giăng tơ, ta cùng leo lên nào
Ngoài trời thì mưa to, ôi nhà đâu mất rồi
Và trời không mưa nữa, ông mặt trời lên rồi
Nhện nhện giăng tơ, giăng tơ ta cùng leo xuống nào.

4.3 Ngón tay nhúc nhích

Ngón tay nhúc nhích

Cách chơi trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:
Quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.

4.4 Này bạn vui

Này bạn vui

Cách chơi Này bạn vui – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

Cô sẽ hát
“Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái )
Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái )
Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay” ( vỗ 2 cái)
Thay vào đó là “dậm đôi chân” (dậm chân 2 cái)
Thay vào “cười lên đi” (ha ha)
Thay vào “đá lông nheo” (chíu chíu).
Cuối cùng ” làm cả ba” hoặc ” làm cả 4 ” (vỗ 2 cái , dậm 2 cái, chíu chíu, haha).

4.5 Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Cách chơi trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:
Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:

“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm Ù à ù ập.”
Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.

Trên đây là hơn 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giải trí sau giờ học căng thẳng. Mẹ hau cho trẻ học mầm non chơi các trò dân gian này để bé vừa được vui chơi vừa phát triển nhiều kỹ năng mềm nhé!