23 nhà khoa học nổi tiếng thế giới cùng những thành tựu vĩ đại cho nhân loại
Trong bất kỳ thời đại nào, các nhà khoa học luôn luôn là người quan trọng với nhân loại. Họ là những người đã phát minh ra những công trình nghiên cứu vĩ đại để thế giới được phát triển như ngày nay. Vậy bạn có biết “23 nhà khoa học nổi tiếng thế giới là ai không?” Cùng khám phá xem họ là những ai qua bài viết này nhé!
Albert Einstein (1879 – 1955)
Nhà khoa học đầu tiên trong danh sách là nhà vật lý Albert Einstein, ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, gốc người Do Thái. Ông đã vinh dự nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 cho lời giải thích về năng lượng ánh sáng và những nghiên cứu vĩ đại của ông trong Vật lý.
Albert Einstein được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng chính ông là người đã phát triển thuyết tương đối. Có một điều thú vị khi nhắc đến Albert Einstein là ông không thể nói cho đến khi lên ba và không thể đọc đến khi ông lên tám.
Vào năm 10 tuổi, ông bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu khoa học để làm các mô hình thí nghiệm khác nhau. Nhờ vậy, ông đã để lại cho nhân loại 300 bài báo khoa học cùng với 150 đề tài ngoài khoa học, trong đó thành tựu lớn nhất của công là thuyết tương đối.
Isaac Newton (1642 – 1726)
Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ với giai thoại quả táo rơi xuống đầu, giúp Newton tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Isaac Newton được sinh ra trong một gia đình nông dân tại Anh. Sau đó, ông được gửi lên thành phố học tiếp để trở thành luật sư.
Ngành học đầu tiên ông học là triết học, nhưng ông lại bị thu hút bởi toán học, quang học và thiên văn học. Ông đã từ bỏ con đường làm luật sư để theo đuổi đam mê của mình. Và Newton đã chứng minh lựa chọn của ông là đúng khi để lại những nghiên cứu to lớn của mình cho nhân loại.
Trong ngành Vật lý, ông là cha đẻ của thuyết vạn vật hấp dẫn. Trong Toán học, ông đã cùng Leibniz phát triển phép vi phân và tích phân. Ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà toán học, triết học, nhà thiên văn học và nhà giả kim xuất chúng.
Galileo Galilei (1564 – 1642)
Khoảng gần 200 năm trước thời đại của Newton, Galilei là nhà khoa học nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Ông là một nhà vật lý học, toán học, triết học và thiên văn học người Ý. Ông là người đã có nhiều đóng góp quan trọng trong các cuộc cách mạng khoa học.
Những thành tựu to lớn mà ông để lại cho nền khoa học là sự chuyển động của các vật thể thăng tốc đều, các tuần của Sao Kim, sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Ông đã phát hiện ra 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc.
Sự ủng hộ của Galilei dành cho chủ nghĩa Copernicus đã gây nên cuộc tranh cãi lớn trong đời ông. Galilei đã trình bày thuyết nhật tâm như một sự thật đã được minh chứng, điều này đi ngược lại với Kinh Thánh.
Cuối cùng, ông buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm và sống những ngày cuối đời bị quản thúc tại gia của Toà án dị giáo La Mã.
Charles Robert Darwin (1809 – 1882)
Nhà khoa học Darwin – người Anh, là một người rất nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Ông là người đã đưa ra lý thuyết chọn lọc tự nhiên, đây là lời giải thích chính yếu cho quá trình hoá của con người, cũng là lời giải thích duy lý cho sự đa dạng của loài.
Darwin đã dành ra 5 năm cuộc đời đi vòng quanh thế giới, để nảy sinh và chứng minh sự hợp lý của các công trình mà ông nghiên cứu. Lúc đầu, công trình này đã gây ra tranh cãi với giáo họ, tuy nhiên đến cuối cùng thì nó được cả thế giới khoa học chấp nhận.
Aristotle (384 BCE – 322 BCE)
Aristotle là một trụ cột của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Ông là một nhà khoa học tài năng với những lĩnh vực nghiên cứu trải dài từ siêu hình học, vật lý học, ngôn ngữ học đến thơ văn, kịch nghệ thuật, âm nhạc,…
Trong nhiều thế kỷ, lý thuyết ngành động vật học của Aristotle đã không thay đổi và được giảng dạy tại hầu hết các trường học. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng sách lớn với đủ thể loại nhưng đến nay đã bị một theo thời gian nên số lượng còn lại rất ít.
Thomas Edison (1847 – 1931)
Thomas Edison – một trong những người thắp sáng thế giới. Ông là nhà khoa học duy nhất trong lịch sử đạt thành tựu được cấp bằng sáng chế cho hơn 1000 sản phẩm. Không những là nhà sáng chế đại tài, ông còn là một thương nhân tài năng.
Trên thực tế, có nhiều phát minh ý tưởng ban đầu không phải của ông nhưng sau khi được ông thay đổi và sáng tạo thì lại thành công (ví dụ điển hình là bóng đèn). Vào thời đi học, ông rất nổi tiếng bởi tính hiếu kỳ và cả sự ốm yếu.
Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (1745 – 1827)
Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta là một bá tước người Ý có niềm đam mê khoa học từ bé. Khi trưởng thành, ông đã trở thành một giảng viên vật lý và triết học tại quê hương của mình.
Năm 1765, ông bắt đầu nghiên cứu hiện tượng tĩnh điện, cho đến năm 1769 thì cuốn sách “Về sự hấp dẫn của điện” giải thích một số hiện tượng tĩnh điện của ông được ra mắt. Ông là người đầu tiên phát hiện ra khí Metan vào năm 1776.
Sau đó khoảng một thời gian ông tiếp tục phát minh ra pin điện. Đơn vị điện thế Volt được đặt theo tên của ông và được sử dụng đến bây giờ.
Stephen Hawking (1942 – 2018)
Hawking là một nhà vật lý lý thuyết và nhà vũ trụ học. Sau Albert Einstein, dường như người ta đã không còn hi vọng sẽ có thêm một thiên tài khoa học nào xuất hiện trong thế kỷ 20 nữa. Nhưng Stephen Hawking đã xuất hiện và trở thành điểm sáng trong giới khoa học.
Ông là tác giả của nhiều công trình khoa học tiêu biểu như lý thuyết kì dị hấp dẫn, lý thuyết hố đen phát ra bức xạ. Ông cũng là tác giả nổi tiếng với những tựa sách khoa học phổ biến: Lược sử thời gian, Lý thuyết về tất cả mọi thứ, Bản thiết kế vĩ đại,…
Hawking còn là Giáo sư Toán học Lucasian tại Đại học Cambridge. Tuy nhiên, ông lại mắc một căn bệnh hiểm nghèo và chỉ có thể giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát ra tiếng nói.
Louis Pasteur (1822–1895)
Tiếp đến là một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp trong lĩnh vực vi sinh vật học – Louis Pasteur. Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng ông chưa bao giờ chính thức học y khoa mà ngành học của ông lại là Văn và Toán. Sau này, ông còn theo học cả hoá học, vật lý, tinh thể học.
Ông là người đã phát hiện ra khái niệm về các loại vi khuẩn và chứng minh rằng virus không thể nhìn được qua kính hiển vi. Đóng góp quan trọng nhất của ông là tiệt trùng kiểu Pasteur, một phương pháp diệt vi khuẩn hiện đại nhất lúc bấy giờ.
Pasteur là thành viên của rất nhiều Viện Hàn lâm tại Pháp và ở nhiều quốc gia. Nhiều con đường, ngôi làng và trung tâm xét nghiệm mang tên ông. Có thể nói ông là một trong những nhà khoa học hiếm hoi tinh thông về Y học, cứu rỗi nhân loại.
Jagadish Chandra Bose (1858 – 1937)
Jagadish Chandra Bose là nhà khoa học nổi tiếng Bengali đầu tiên. Ông là một trong những người có đóng góp quan trọng trong việc phát minh ra vi sóng quang học và vô tuyến. Bose đã đến Anh để học đại học và nhận được bằng cử nhân của Đại học Cambridge và London.
Đây là một nhà khoa học Ấn Độ vĩ đại trong nhiều lĩnh vực là sinh vật học, thực vật học, vật lý, khảo cổ học. Một trong những thành công to lớn của ông là radio và lò vi sóng. Ông cũng là nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ.
Marie Curie (1867–1934)
Marie Skłodowska Curie – một nhà vật lý và hoá học người Ba Lan – Pháp, bà nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Marie Curie cũng là người đầu tiên vinh dự nhận được 2 giải Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau, hoá học và vật lý.
Bà là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne). Năm 1995, thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn của bà đã để lại cho nhân loại.
Otto Hahn (1879–1968)
Otto Hahn là một nhà khoa học, một nhà hoá học người Đức đã giải Nobel và giải Enrico Fermi. Ông là người đi đầu trong lĩnh vực phóng xạ và hoá học phóng xạ. Otto Hahn là người sáng lập ra thời đại nguyên tử, ông cũng được coi là cha đẻ của hoá học hạt nhân.
Otto Hahn là người đã phản đối việc Đức Quốc xã tàn sát người Do Thái. Sau thế chiến thứ II, ông trở thành người vận động công chúng chống lại việc làm vũ khí từ năng lượng nguyên tử.
Năm 1946, ông trở thành chủ tịch cuối cùng của Hội Kaiser Wilhelm, người sáng lập Hội Max Planck (1948 – 1960). Năm 1959, ông tham gia sáng lập Liên đoàn các nhà khoa học Đức tại Berlin. Ông là một trong những công dân có ảnh hưởng nhất của Tây Đức thời hậu chiến.
Nikola Tesla (1856–1943)
Nikola Tesla là một nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí tài năng người Mỹ gốc Serbia. Ông sinh ra tại Smiljan, khoảng năm 30 tuổi thì trở thành công dân Hoa Kỳ. Vào cuối thế kỷ 19, ông được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực điện và từ trường.
Những phát minh và công trình lý thuyết của Tesla đã làm nên cơ sở cho hệ thống phát điện xoay chiều, phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều. Điều này đã góp phần tạo ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Có thể nói, Tesla là người tạo ra tiền đề cho thời đại 4.0 như hiện nay. Các thành của ông được lưu truyền, làm nền tảng cho thế hệ sau này cải biến và phát triển.
James Clerk Maxwell (1831–1879)
James Clerk Maxwell là một nhà vật lý học, một nhà toán học người Scotland. Thành tựu nổi bật nhất trong cuộc đời của ông là thiết lập lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, lần đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa điện học, từ học và ánh sáng như cùng một hiện tượng.
Phương trình Maxwell của trường điện từ đã được coi là “lần thống nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý”. Maxwell là người đầu tiên phát hiện ra phương pháp tạo ảnh màu bền lâu và có những công trình nền tảng trong lý thuyết phân tích độ cứng của hệ khung liên kết.
Michael Faraday (1791 – 1867)
Michael Faraday là nhà hoá học, nhà vật lý người Anh. Ông là người đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Faraday cũng là người khám phá ra nghịch từ, cảm ứng điện và định luật điện phân.
Những phát minh của Michael Faraday về thiết bị có điện trường quay đã làm nền móng cho công nghệ động cơ điện. Và ông có công lao to lớn khi làm cho điện có thể ứng dụng trong ngành công nghệ.
Alexander Fleming (1881-1955)
Fleming là một bác sĩ, nhà sinh học và cũng là một nhà dược lý học người Scotland. Ông luôn đứng đầu lớp trong các môn học, nhất là những môn về miễn dịch học. Sau khi tốt nghiệp năm 1906, ông được nhận làm phụ ta cho Almroth Wright, người đi đầu trong lĩnh vực vắc-xin.
Fleming được coi là người mở ra kỷ nguyên dùng kháng sinh trong y học. Ông vinh dự được nhận Giải thưởng Nobel về Y học năm 1945. Ngoài ra, ông đã phát hành cuốn sách để truyền tải tri thức như: Private Capital Flows to Developing and Their Determination.
Dmitri Mendeleev (1834 – 1907)
Dmitri Mendeleev là một nhà phát minh, một nhà hoá học người Nga. Ông được thế giới coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Đây là một bước ngoặc lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học của nhân loại.
Mendeleev đã sử dụng bảng tuần hoàn này để dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện ra. Ông cũng người đã phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn. Năm 1906, ông đã được trao Giải thưởng Nobel Hóa học danh giá vì đã phát minh ra bảng tuần hoàn hoá học.
Archimedes (287-212 TCN)
Thời cổ đại, Archimedes được coi là nhà toán học vĩ đại nhất vì đã phát triển kiến thức sâu rộng của mình ở lĩnh vực toán học, vật lý, kỹ thuật. Nhờ đó, ông phát minh ra những thành tựu to lớn, được nhân loại sử dụng trong sản xuất hay các công trình xây dựng, thuỷ lợi.
Archimedes là một trong số ít những nhà khoa học giỏi cả lý thuyết và thực hành. Ông là người đã đặt nền tảng cho khoa học tính toán. Ông cũng đạt được nhiều thành tự về tĩnh học, hình học, vật lý học.
Thành tựu nổi bật nhất của ông là định luật Acsimet về sự cân bằng chất lỏng và lý thuyết về đòn bẩy với câu nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể di chuyển cả trái đất”. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với công trình nghiên cứu Thuỷ tĩnh học.
Eratosthenes (276 BCE – 194 BCE)
Nhà khoa học Eratosthenes là một học giả người Hy Lạp. Ông là người đã tính ra chu vi của trái đất bằng phương pháp lượng giác, kiến thức về góc lên của mặt trời. Ông cũng là người đã phát hiện ra kinh độ và vĩ độ. Eratosthenes là một người bạn thân của đại thiên tài Archimedes.
Leonardo da Vinci (1452 – 1519)
Leonardo da Vinci là một nhà khoa học nổi tiếng đa lĩnh vực. Ông là nhà hoạ sĩ xuất sắc, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, nhà toán học, nhà giải phẫu học, nhà địa lý học, nhà thực vật học, nhà địa chất và là nhà văn nổi tiếng nhất thời đại Phục Hưng.
Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò là thiên tài hội hoạ với 2 tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại, Mona Lisa và The Last Supper. Ông đã để lại cho nhân loại rất nhiều kiến thức nền tảng khoa học nhưng cho đến thì đã bị mai một dần.
Robert Boyle (1627 – 1691)
Nhà khoa học Robert Boyle là người Ireland, ông là người đồng sáng lập ra vật lý và hoá học hiện đại, cũng như ngành khoa học tự nhiên. Robert Boyle đa phát hiện ra mối liên quan giữa áp suất và thể tích của chất khí qua một định mang tên của chính ông.
Gottfried Wilhelm Leibniz (1646 – 1716)
Là một nhà bác học người Đức, ông đã khám phá ra vi tích phân độc lập cùng với Newton, và ký của ông cũng được sử dụng rộng rãi từ đó. Leibniz cũng là người khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền tảng của đa phần cấu trúc máy tính hiện đại.
Trong cuộc đời của mình, ông có nhiều đóng góp lớn lao vào vật lý và kỹ thuật, dự đoán những khái niệm sau này nổi lên trong sinh học, y học, lý thuyết xác suất, tâm lý học, công nghệ thông tin.
Niels Bohr (1885 – 1962)
Ông là một nhà vật lý người Đan Mạch. Niels Bohr đã có đóng góp cơ bản cho sự hiểu biết về cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử. Năm 1922, ông đã đạt giải Nobel cho các công trình nghiên cứu của mình.
Bohr nổi tiếng với các nghiên cứu về mô hình nguyên tử với hạt nhân nguyên tử ở giữa, các điện tử trên quỹ đạo xung quanh nó, được so sánh với những hành tinh quay quanh mặt trời.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Dinhnghia muốn chia sẻ cho câu hỏi những nhà khoa học nổi tiếng thế giới là ai?. Hy vọng bạn bỏ túi được những kiến thức bổ ích qua bài viết này. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!