23+ kiêng kị ngày Tết bạn nhất định phải tránh
1. Người “nặng vía”, không hợp tuổi hay người có tang phải kiêng kị không được xông nhà đầu năm
Người Việt quan niệm rằng nếu tránh những điều kiêng kị ngày Tết dưới đây thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Dưới đây là 25 điều kiêng kỵ trong ngày Tết mà các gia đình nên biết để tránh tiêu hao tài lộc, vận đen đủi.
Nội Dung Chính
1. Người “nặng vía”, không hợp tuổi hay người có tang phải kiêng kị không được xông nhà đầu năm
Theo như phong tục xông nhà đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà bạn sẽ là người quyết định sự may mắn hay xui xẻo cho gia đình cả năm. Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ không nên đến xông đất ngày đầu năm. Đặc biệt, người đang có tang không nên đến xông nhà cho người khác tránh xui xẻo.
2. Kiêng kị quét nhà, lau nhà vào ngày mùng 1
Vào ngày 30, 31 cuối năm, các gia đình đều sẽ quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Vì theo quan niệm của người Việt chúng ta, thì quét nhà cũng tức là tự tay hất hết tài lộc đầu năm ra khỏi cửa. Ở một số nơi như miền Nam, thì nếu trong ngày mùng 1 hoặc tết mà bị mất chổi thì năm đó nhà đó sẽ bị trộm và bị mất hết tài lộc.
3. Kiêng cho lửa đầu năm
Lửa tượng trưng cho đỏ, cho sự may mắn nên vào những đầu năm, mọi người đều kiêng kỵ cho lửa người khác.
4. Kiêng đi chúc Tết sáng mồng Một
Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.
5. Kiêng vay mượn hoặc trả nợ vào đầu năm mới
Ông bà xưa truyền dạy con cháu rằng, không nên cho, mượn tiền bạc hay là vay mượn bất cứ thứ gì vào những ngày đầu năm. Vì sẽ làm cho cả gia đình phải rơi vào cảnh túng thiếu suốt cả năm hoặc là phải vay mượn suốt cả năm.
Điều kiêng kỵ này có nguồn gốc từ quan niệm xưa, ngày đầu năm mở cửa để đón lộc tài vào nhà, nên trả hoặc cho mượn tiền, đồ đạc sẽ giống như “tặng” lộc của mình cho người khác.
6. Không làm đổ vỡ đồ dùng
Các đồ dùng, vật dụng trong nhà như gương, bát, chén, đĩa, ly, tách bị đổ vỡ vào ngày Tết tức là báo hiệu cho sự không may, sự đổ vỡ, chia lìa, rất xấu nên phải kiêng kỵ.
7. Không mặc quần áo màu đen- trắng
Với người Việt Nam, màu đen- trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.
8. Không xuất hành ngày mùng 5
Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Ngày mồng Năm là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường không xuất hành du xuân hay cầu tài lộc đầu năm vào ngày này.
9. Không được ăn cháo vào sáng ngày mồng 1 Tết
Theo quan niệm của dân gian thì chỉ những người nghèo đói, cực khổ mới phải ăn cháo. Vì vậy, thường thường các gia đình đều sẽ chuẩn bị sẵn thức ăn trong nhà vào những ngày trước tết. Để có được cơm canh đầy đủ dùng trong ngày mùng 1 đầu năm và những ngày tiếp theo.
10. Không đổ rác ngày mồng 1 tết
Điều cần kiêng trị tiếp theo là không được đổ rác trong ngày đầu năm nếu không muốn một năm mới làm ăn nghèo khó và không thể gặp được bất cứ vận may nào. Câu chuyện này xuất phát từ truyền thuyết của người Trung Quốc.
11. Kiêng nói điều xui
“Chết rồi”, “tiêu rồi”,… là những từ vô cùng bình thường trong ngày bình thường, nhưng dịp Tết thì khác, nó là điềm xui rủi cho cả năm.
Thay vào đó, bạn nên nói chuyện với mọi người những điều hay, tốt đẹp, những câu nói mang lại may mắn cho người thân, bạn bè xung quanh.
12. Kiêng sử dụng kim chỉ
Sử dụng kim chỉ 3 ngày đầu năm, cả năm cuộc sống sẽ rối như tơ vò.
13. Kiêng tặng một số quà trong ngày tết
Bạn nên tránh tặng những món quà sau trong ngày tết: đồng hồ, dao, kéo, cá mực, cà phê, hạt tiêu, hay mèo bởi chúng không mang lại sự may mắn mà ngược lại còn mang lại sự xui rủi hoặc thảm họa cho người được tặng.
14. Không được cắt tóc trong ngày mùng 1 tết
Một số người cho rằng tóc tượng trưng cho tài lộc, nếu cắt tóc vào mùng 1 sẽ khiến tài lộc hao mòn, buôn bán ế ẩm hoặc làm ăn thua lỗ.
15. Kiêng ăn đuôi cá trong ba ngày Tết
Ở miền Bắc, có nhiều nơi tin rằng nếu vào ngày tết ăn cá chép sẽ cầu được may mắn, suốt cả năm công việc được thuận lợi, tiền tài dồi dào. Tuy nhiên, để tăng thêm vận may, người ta sẽ không ăn phần đuôi cá mà chừa lại. Họ tin để đuôi cá lại cũng giống như việc luôn có dư thừa, tích lũy của cải cho năm mới, chứ không phải chỉ dừng lại ở việc đủ ăn đủ mặc như hiện tại.
16. Không nên cãi nhau vào mùng 1
Nói lớn tiếng, cãi nhau vào ngày mùng 1 thường là việc làm kiêng kỵ ngày đầu năm. Theo lời dạy của ông bà xưa thì việc làm này khiến cho các vị thần không được hài lòng, họ sẽ bỏ đi và không ở lại nhà của bạn. Do đó mà vận khí tốt đẹp trong năm mới cũng biến mất.
17. Kiêng hết gạo trong ngày đầu năm
Vào những ngày đầu năm mới, mọi gia đình thường sẽ đổ đầy gạo vào hũ nhằm mang đến sự ấm no, lúa gạo đủ đầy cho cả năm. Thế nên, bạn nên tránh để hũ gạo ở nhà mình vơi đi vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài lộc của gia đình.
18. Không khóc lóc, rơi nước mắt
Người xưa quan niệm, ngày đầu tiên của năm mới như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cả năm của bạn như vậy. Do đó, người ta thường kiêng khóc lóc, buồn tủi vào mùng 1 Tết để tránh xui xẻo, buồn phiền. Hãy thay giọt nước mắt bằng nụ cười trên môi để đón một năm luôn vui vẻ, thuận lợi và an nhiên.
19. Kiêng cắt móng tay
Cắt móng tay, móng chân vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi móng tay, móng chân là bộ phận của con người và không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu năm mới.
20. Đóng cửa sẽ đói nghèo tù túng
Trong dịp Tết, trừ khi phải ra khỏi nhà đi chơi, thăm hỏi… vì theo tín ngưỡng dân gian từ sớm mồng một đến trước ngày rằm tháng giêng, Ngọc Hoàng cùng chư vị thần tiên sẽ giáng phàm du lý từng nhà và nếu đóng kín cổng, các vị coi như sự bất kính mà giận dỗi bỏ đi và cả năm, thậm chí nhiều năm sau gia đình sẽ không được hưởng phúc, sẽ bị đói nghèo, tù túng.
21. Không cho nước đầu năm
Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi ” Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành.
22. Kiêng ăn món xui
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
23. Kiêng kỵ giặt quần áo mùng 1, mùng 2 Tết
Theo dân gian, mùng 1, mùng 2 Tết là ngày sinh Thủy thần. Do đó, việc giặt quần áo vào hai ngày đầu năm là hành động mạo phạm thánh thần có thể mang đến điều xui xẻo, không may trong năm mới.
24. Ăn dở, bỏ thừa cả năm mất mùa, đói khát
Vào ngày Tết, bạn không nên để thừa thức ăn, đặc biệt là cơm. Bởi lý do, điều đó sẽ dự báo một sự mất mùa, đói khát cho năm tới. Trẻ con thường tránh không ăn chân gà để không bị như gà bới, văn phong cẩu thả và đánh nhau trong lớp.
25. Kiêng đứng hoặc ngồi trước cửa
Hành động đứng hoặc ngồi trước cửa chính vào đầu năm mới không chỉ vô duyên mà còn gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới sẽ bị chặn lại, hao tán khiến gia đình không được thành công, may mắn và hạnh phúc trong năm.
Tuỳ vào mỗi địa phương, vùng miền mà sẽ có những phong tục, điều kiêng kỵ ngày tết khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình có một năm mới phát tài, phát lộc.
>>>Xem thêm: Chơi 4 Loại Hoa Này Ngày Tết, Đổi Vận Phú Quý Cả Năm
>>>Xem thêm: Cây hoa trà my đón tết – mùa xuân sẽ lan tỏa khắp nhà bạn.
>>>Xem thêm: Top 10 loại hoa trồng chậu chơi Tết mang lại niềm vui và tài lộc