23 Cách chữa trị cảm lạnh hiệu quả nhanh nhất dễ thực hiện tại nhà

Cảm lạnh là tình trạng bệnh lý rất phổ biến, mà chắc hẳn ai cũng đã trải qua ít nhất 1 lần trong đời. Tuy không được xếp vào loại bệnh nguy hiểm, xong những triệu chứng mà cảm lạnh gây ra lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vậy khi bị cảm lạnh nên làm gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết ngay dưới đây.

Giao mùa là thời điểm mà nhiều người dễ bị cảm lạnh, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ, những người có sức đề kháng yếu. Đây là bệnh do virus xâm nhập qua đường mắt, mũi, miệng hoặc thông qua giọt bắn với người bệnh khác, đi vào đường hô hấp gây ra bệnh. Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, không còn sức lực để hoạt động và làm việc bình thường.

Thông thường bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó tự khỏi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém hay người hút thuốc thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn

2. Điều trị cảm lạnh bằng phương pháp tự nhiên

Một số biện pháp để điều trị cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

2.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ

Cảm lạnh nên làm gì? Việc làm sạch mũi sẽ khiến chất nhầy không có cơ hội đi sâu vào trong mũi, làm bệnh trở nặng hơn. Bạn chỉ cần lấy 1 ngón tay ấn nhẹ và bịt kín 1 bên cánh mũi, dùng lực thở ra thật mạnh bằng lỗ mũi còn lại, để chất nhầy được ra hoàn toàn. Nên nhớ rửa tay sạch trước và sau khi thực hiện

2.2. Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng

Súc miệng bằng nước muối, không chỉ giúp sát khuẩn họng, làm dịu cơn ho rát họng mà còn kháng viêm rất tốt. Duy trì thực hiện 3 – 4 lần/ngày với nước muối ấm sẽ thấy bệnh tiến triển rõ rệt

2.3. Tắm nước nóng bằng vòi sen

Hơi nước nóng từ vòi hoa sen sẽ giúp giữ ẩm và làm thông mũi hiệu quả, giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Vậy nên bạn hãy tắm nước nóng dưới vòi sen để giúp cơ thể thoải mái hơn. Tuy nhiên cần lưu ý không nên tắm quá lâu sẽ khiến bệnh tình trở nặng.

2.4. Uống nhiều nước nóng

Uống nhiều nước nóng sẽ giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh ở vùng họng như: tiêu đờm, giảm ho và làm dịu cảm giác đau họng rõ rệt.

2.5. Làm dịu cổ họng

Bị cảm lạnh nên làm gì để dịu cổ họng? Bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm kẹo trị viêm họng để làm dịu đau rát họng nhanh chóng, đồng thời cũng giúp hạn chế tình trạng cảm lạnh thêm trở nặng.

2.6. Làm đổ mồ hôi

Làm cơ thể đổ mồ hôi là cách hiệu quả để bệnh mau chóng thuyên giảm. Nếu bị cảm lạnh nhẹ, bạn có thể tập thể dục để làm cơ thể toát mồ hôi và dễ chịu hơn.

2.7. Dùng tinh dầu

Thoa một chút tinh dầu tràm, bạc hà hay long não vào dưới mũi sẽ giúp thông mũi, bớt cảm giác đau rát mũi. Bị cảm lạnh nên làm gì khác với tinh dầu? Bạn cũng có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc pha tinh dầu với nước ấm để tắm…

2.8. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Phương pháp này sẽ giúp xoang bị tắc nghẽn bớt khó chịu ở vùng mũi. Chườm nóng sẽ giúp giảm áp lực phần xoang mũi và làm lỏng dịch nhầy. Còn khăn lạnh sẽ khiến mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giảm đau tức thì.

2.9. Kê cao gối khi ngủ

Khi ngủ bị cảm lạnh nên làm gì? Câu trả lời đó là hãy kê cao gối. Việc này sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng hơn, bạn cũng dễ đi vào giấc ngủ hơn so với khi nằm gối thấp

2.10. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Làm việc quá sức khi bị cảm lạnh sẽ kéo dài thời gian hồi phục, đồng thời tỉ lệ tái lại cũng cao hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian bình phục, tạo ra năng lượng và tăng cường sức đề kháng, từ đó bệnh sẽ mau khỏi hơn

2.11. Hạn chế ra ngoài

Nhiệt độ ngoài trời có sự chênh lệch lớn so với nhiệt độ trong phòng. Vì vậy nếu có việc cần thiết phải ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và mặc quần áo giữ ấm cơ thể.

2.12. Duy trì độ ẩm trong phòng

Bị cảm lạnh nên làm gì để bệnh nhanh chóng hồi phục hơn? Việc cần thiết lúc này đó là giữ độ ẩm trong phòng, tránh để không khí trong phòng hanh khô, điều này sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh dễ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn.

3. Mẹo điều trị cảm lạnh từ thực phẩm quen thuộc

  • Nước nóng, chanh và mật ong: Nước nóng sẽ làm dịu cổ họng, chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt virus gây bệnh. Khi kết hợp 3 nguyên liệu này rất tốt để cải thiện bệnh cảm lạnh
  • Tỏi: Tỏi rất giàu vitamin C, selen và các khoáng chất khác, giúp điều trị và đẩy lùi cảm lạnh. Ngoài ra, tỏi còn làm thông mũi, giảm tiết chất nhầy hiệu quả
  • Nước dừa: Bị cảm lạnh nên làm gì? Uống nước dừa sẽ bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng
  • Nghệ: Trong nghệ có chất chống viêm, làm giảm viêm xoang mũi, nghẹt mũi và giảm bớt chất nhầy dư thừa, giúp dễ thở hơn
  • Gừng: Với gừng thì người bị cảm lạnh nên làm gì? Dùng gừng cùng với nước nóng, chanh và mật ong sẽ giúp trị ho, cảm lạnh, bớt nghẹt mũi và kháng virus rất tốt
  • Súp gà: Gà khi nấu chín sẽ tiết ra amino axit có tên cysteine giúp hỗ trợ chữa cảm lạnh và ho. Súp già giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể, rút ngắn thời gian khỏi bệnh
  • Trà ấm: Bị cảm lạnh nên làm gì? Hãy uống ngay một cốc trà ấm, để dịu cơn nghẹt mũi, đau họng và khó thở. Trong trà còn có chất chống oxy hóa, chống viêm, virus, nấm và ung thư, rất tốt cho sức khỏe

4. Sử dụng thuốc trị cảm lạnh đúng theo chỉ định

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ, những người có chuyên môn sẽ giúp bệnh cảm lạnh mau chóng thuyên giảm. Một số loại thuốc thường dùng khi bị cảm lạnh như:

4.1. Thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi (hadocort)

Loại thuốc này sẽ gồm thuốc kích thích giao cảm đường uống như: pseudoephedrine, ephedrine….và thuốc dùng qua mũi như: oxymetazoline, xylometazoline…Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể xảy ra như mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa….Sử dụng lâu dài có thể bị nghẹt mũi mãn tính.

4.2. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có nhiệm vụ làm hạn chế tiết dịch đường hô hấp, giảm phù nề niêm mạc đường hô hấp, hạn chế nghẹt mũi và kích ứng. Loại thuốc này hiện đang có 2 loại là thuốc thế hệ 1 và thế hệ 2. Tùy vào mục đích sử dụng mà người bệnh chọn loại thuốc cho phù hợp.

4.3. Thuốc corticosteroid dùng qua mũi

Tác dụng có loại thuốc này là làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, tuy nhiên sẽ có thể gây rối loạn cảm xúc, hành vi và phản ứng loạn thần…Thuốc corticosteroid bao gồm thuốc budesonide, fluticason furoat/propionate…

4.4. Thuốc giảm đau và hạ sốt

Loại thuốc này có 2 nhóm thuốc chủ yếu là nhóm acetaminophen (paracetamol) giúp giảm đau, hạ sốt (dùng khi đau đầu, sốt cao), và nhóm giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen,…) giúp giảm đau đầu. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng 2 nhóm thuốc này là dị ứng da, rối loạn tiêu hóa hoặc sốc phản vệ…

Để biết chi tiết hơn về phần này, bạn có thể xem thêm lời giải đáp từ chuyên gia cho câu hỏi: “Bị cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh khỏi?”

5. Phòng ngừa cảm lạnh

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch
  • Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng, những nơi virus dễ xâm nhập
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh cảm lạnh
  • Vệ sinh nhà cửa, không gian sống sạch sẽ.

Đồng thời, để phòng ngừa cảm lạnh một cách tối ưu nhất, thì nên sử dụng các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, giúp tăng sức đề kháng từ bên trong, giúp cơ thể có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Đây là biện pháp rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, giúp nâng cao sức khỏe cho cả gia đình, phù hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn không còn phải băn khoăn hay lo lắng không biết “Bị cảm lạnh nên làm gì?” Hãy áp dụng những biện pháp mà bài viết vừa nhắc đến để điều trị và phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả cho bạn và gia đình.