22+ Công Việc Cho Người Học Thiết Kế Thời Trang » Hải Triều
Thiết kế thời trang là một ngành học hiện nay được nhiều bạn trẻ đam mê và ưa chuộng. Tuy nhiên, có rất nhiều sự thắc mắc rằng học thiết kế thời trang ra làm gì? Hay những công việc có thể làm sau khi học ngành này là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu top 22 công việc cho người học thiết kế thời trang. Chắc chắn sau bài viết này, các bạn sẽ định hướng được một công việc cho riêng mình trong tương lai.
I. Ngành thiết kế thời trang là gì?
Nội Dung Chính
1. Ngành học thiết kế thời trang là gì?
Để hiểu rõ hơn về những công việc của người học thiết kế thời trang, thì chúng ta phải biết ngành thiết kế thời trang là gì? Thiết kế thời trang là một ngành học mà sinh viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về thời trang, may mặc. Khi học ngành này, người học sẽ biết cách tạo ra các loại trang phục và phụ kiện thời trang để con người có thể sử dụng được.
Ngoài những loại trang phục bình thường, đơn giản cho đến phức tạp. Từ những mẫu trang phục thường ngày như áo thun, quần jeans, cho đến các mẫu trang phục dự tiệc như váy dạ hội, áo vest… Bên cạnh đó, người học vẫn có thể tự tạo ra các loại phụ kiện thời trang như giày dép, trang sức…
Cơ bản của ngành học là biến tất cả những sản phẩm được vẽ trên giấy, trở thành các mặt hàng có thật ngoài đời thông qua quá trình chọn lọc chất liệu, màu sắc, cắt, ráp, may vá và hoàn thiện sản phẩm. Một số lớp học cơ bản và quan trọng của ngành thiết kế thời trang phải kể đến như:
- Lý thuyết cơ bản về màu sắc
- Vẽ tả thực
- Lịch sử Thời trang
- Khoa học Chất liệu
- Cách làm Portfolio
- Kinh doanh Thời trang
- Nghiên cứu thị trường Thời trang
- Phân tích và dự báo xu hướng
- Truyền thông và quảng cáo chiến lược
- Kinh doanh trực tuyến
Học thiết kế thời trang không chỉ được đào tạo về cách may, sử dụng máy may hay các kỹ thuật khi may. Mà người sinh viên khi ra trường cần phải biết tất cả các công việc khác như kỹ năng vẽ, kỹ năng thiết kế, biết sử dụng các phần mềm đồ họa để tạo các sản phẩm thử nghiệm trước khi tiến hành thực hiện thực tế. Vậy nên, để có thể theo đuổi được ngành thiết kế thời trang, người học phải thực sự có những kỹ năng cơ bản, cũng như có óc sáng tạo nghệ thuật.
Mục đích của ngành thiết kế thời trang chính là phải bán được sản phẩm đã tạo ra. Người học cần phải yêu thời trang, phải luôn tìm hiểu và cập những xu hướng thời trang mới nhất. Ngoài ra, phải tìm hiểu tất cả các phong cách thời trang khác nhau, nhằm đảm bảo tạo ra sự đa dạng cho trang phục, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
2. Cần chuẩn bị những gì để học ngành thiết kế thời trang tốt hơn
Để bắt đầu những năm đào tạo thiết kế thời trang, ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, người học cần chuẩn bị một số kỹ năng như sau:
- Tập may vá, thêu thùa những đường cơ bản
- Biết vẽ và biết sử dụng màu sắc hợp lý
- Tập sử dụng các phần mềm đồ họa cơ bản như: Photoshop, Illustrator, Corel Draw
- Tìm hiểu các thông tin về lĩnh vực thời trang thông qua internet, tạp chí thời trang để củng cố thêm kiến thức
3. Những tố chất cần có để theo đuổi ngành thiết kế thời trang
- Dám cạnh tranh: Thời trang là một ngành có rất nhiều sự canh tranh trên thị trường. Vì thời trang là một ngành công nghiệp rất hot hiện nay, là một nhu cầu thiết thực của con người. Vậy nên, chúng càng trở nên quan trọng và có nhiều sự canh tranh. Là một người theo đuổi ngành thời trang, bạn phải dám cạnh tranh, có sự tự tin và lòng quyết tâm thì mới có thể thành công được trong tương lai.
- Luôn sáng tạo trong công việc: Thời trang là sự vận động không ngừng, chúng thay đổi theo nhu cầu, theo xu hướng và theo sở thích. Vây nên, người học thiết kế thời trang không được đứng một chỗ, phải luôn có sự sáng tạo, cập nhật thông tin để tạo ra những mẫu trang phục mới nhất, phục vụ cho người tiêu dùng.
- Chịu được áp lực: Ngoài sự sáng tạo ra, người học cần phải có khả năng chịu áp lực tốt. Vì để tạo ra một mẫu thiết kế mới, chúng phải thật sự hữu ích và được ứng dụng rông rãi trên thị trường. Vậy nên, người theo đuổi ngành học thiết kế thời trang cần phải có sự kiên định, cũng như phải chịu được áp lực thật tốt.
4. Học ngành thiết kế thời trang ở đâu trong nước?
Tại nước ta có rất nhiều trường đạo tạo hệ chính quy cho ngành học này. Nếu bạn đang có dự định học ngành thiết kế thời trang, hãy nộp hồ sơ vào những trường sau:
-
Miền Bắc
:
-
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
-
-
Miền Trung
:
-
- Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế
- Đại học Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
-
Miền Nam
:
- Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
- Đại học Văn Lang
- Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Hoa Sen
5. Học ngành thiết kế thời trang ở nước ngoài
Nếu bạn có cơ hội và điều kiện để tham gia học ngành thiết kế thời trang ở các nước ngoại quốc, hãy tìm hiểu những tên tuổi sau:
-
Tại Mỹ
:
- Michigan State University
- Syracuse University
- University of Kentucky
- Iowa State University
- Ball State University
- Oregon State University
- DePaul University
-
Tại Úc
:
- Flinders University
- University of Technology
- University of Canberra
- TAFE Western Australia
- Melbourne Polytechnic
- Torrens University Australia
- Curtin University
-
Tại Anh:
- Heriot-Watt University
- Manchester Metropolitan University
- University of Leeds
- University of Portsmouth
- Sheffield Hallam University
- Cardiff Metropolitan University
- Liverpool John Moores University
- Staffordshire University
- University of Dundee
II. Những công việc cho người học thiết kế thời trang
Chắc hẳn rất nhiều bạn đang thắc mắc sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang, chúng ta sẽ làm những công việc gì. Dưới đây sẽ là những nhóm, và các công việc đúng với chuyên ngành thiết kế thời trang.
1. Nhà thiết kế thời trang
Nhà thiết kế thời trang là công việc tiêu biểu, cũng là sự lựa chọn hàng đầu khi theo đuổi ngành học này. Nhà thiết kế thời trang hay còn được gọi là Fashion Designer, là người sẽ sử dụng những xu hướng, nhu cầu hiện tại, để tạo ra những ý tưởng và các sản phẩm thời trang mới. Là người tạo ra rất nhiều quần áo, phụ kiện và các sản phẩm may mặc khác cho người tiêu dùng.
Nhà thiết kế thời trang có nhiệm vụ thiết kế trang phục và phụ kiện trên bản vẽ, sau đó chọn màu sắc và chất liệu phù hợp để tiến hành may sản phẩm. Và họ cũng là người giám sát tất cả các quá trình để hoàn thiện các sản phẩm đó. Không chỉ có quần áo nam, nữ. Đã là một nhà thiết kế sẽ phải đảm đương được việc thiết kế trang phục cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
2. Nhà thiết kế rập
Sau thiết kế, thì đây sẽ là công việc tiếp theo được thực hiện, và cũng là cơ sở để tạo nên một bộ trang phục hoàn chỉnh. Nhà thiết kế rập là người đảm nhiệm công việc thiết kế các mẫu rập may. Nhà thiết kế rập còn được gọi là nhà sản xuất mẫu. Có nghĩa là sẽ dựa vào mẫu mà các thiết kế đã tạo ra để tạo ra mẫu vật lý.
Đây là một công việc rất hot hiện nay, ngày càng có xu hướng tăng mạnh. Vì những người thiết kế rập phải thực sự cẩn thận, có kinh nghiệp thì mới có thể tạo ra được những mảnh ghép chính xác nhất. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, công việc cụ thể của thiết kế rập chính là đưa mẫu thiết kế lên bản vẽ kỹ thuật. Tạo các mảnh ghép trên giấy, sau đó đưa qua vải để cắt thành những mảnh ghép riêng biệt cho mẫu.
Thiết kế rập sẽ giữa vào các mảnh ghép này để điều chỉnh size, hoặc xem xét sự thích hợp khi may trang phục. Nhà thiết kế rập đôi khi sẽ hợp tác cùng nhà thiết kế để đưa ra mẫu thiết kế có tính chuẩn xác nhất về mọi mặt.
3. Giám đốc sáng tạo
Thường là người đứng đầu, hay còn được gọi là ngọn hải đăng của cả ekip thời trang. Giám đốc sáng tạo ngoài công việc thiết kế nên các bộ sưu tập, họ còn là người có sức ảnh hưởng rất lớn để dẫn dắt và kích thích sự sáng táo của cả ekip thời trang. Việc làm của giám đốc sáng tạo phải giúp tất cả được thống nhất về mọi mặt, đặc biệt là phong cách. Sự thống nhất này sẽ giúp cho các sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, cũng như là cơ sở để tạo nên tên tuổi cho thương hiệu.
Tuy nhiên, để trở thành một giám đốc sáng tạo, bạn phải luôn trau dồi kinh nghiệm, học tập và không ngừng phấn đầu. Vì khi để trở thành một giám đốc sáng tạo, có thể bạn đã từng là một nhà thiết kế thời trang, một nhà thiết kế rập, hay một người thợ may. Sau một quá trình làm việc, khi bạn đã có đầy đủ kinh nghiệm về kỹ thuật, có đầy đủ các tư duy, cũng như các tư liệu cần thiết, thì bạn mới có thể trở thành một nhà giám đốc sáng tạo đầy tài ba.
4. Nhà minh họa thời trang
Nhà minh họa thời trang là một trong những ngành nghề mới trong lĩnh vực thời trang. Đó là những họa sĩ, sử dụng đôi mắt tinh tế của mình để đưa các mẫu thiết kế lên cơ thể của con người qua các bản vẽ. Nhà minh họa thời trang luôn được ưu ái trên hàng ghế đầu tiên, khi các mẫu thiết kế được trình diễn trên sân khấu. Sau đó nhà minh họa thời trang đã cho các mẫu thiết kế này lên hình vẽ một cách chân thực hơn.
5. Nhà thiết kế đồ họa thời trang
Nhà thiết kế đồ họa thời trang là người sẽ cho những họa tiết, hay các logo được mô phỏng trên trang phục bằng các phần mềm thiết kế đồ họa. Nếu như sự mô phỏng này hoàn toàn hợp lý, thì chúng sẽ được in trên trang phục hoặc phụ kiện được thiết kế. Tuy nhiên, trong khi học ngành thiết kế thời trang, bạn cần tập trung kỹ hơn về các môn học liên quan đến việc sử dụng máy tính, hay sử dụng các phần mềm đồ họa.
6. Dự báo xu hướng thời trang
Đây là một công việc đòi hỏi người làm phải có tầm nhìn chiến lược. Người dự báo xu hướng thời trang là người sẽ quan sát, tìm hiểu xu hướng thời trang sẽ thay đổi như thế nào? Tìm hiểu về các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến xu hướng thời trang như thời tiết, hành vi tiêu dùng, văn hóa, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật… để từ đó phân tích và áp dụng để tạo nên các mẫu mã thời trang phù hợp nhất.
Dự báo xu hướng thời trang được mô tả bằng nhiều hình thức khác nhau như: chủ đề, hình ảnh, bảng nhóm màu và có thể bằng mẫu nguyên liệu. Thông thường, việc dự báo sẽ được phân thành hai loại là dự báo xa và dự báo gần. Dự báo xa là loại dự báo trước mùa từ 18 tháng đến 36 tháng. Dự báo gần là dự báo trước mùa từ 3 tháng đến 12 tháng.
7. Nhà thiết kế chất liệu
Công việc của nhà thiết kế chất liệu, là lựa chọn nhiều loại chất liệu hay nguyên liệu khác nhau để xem chúng có thích hợp với mẫu đã được thiết kế hay không. Việc sáng tạo này có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Có nghĩa sẽ so sánh chất liệu so với bản vẻ. Hoặc sử dụng công nghệ máy móc hiện đại để thay đổi các chất liệu thông qua mô hình, phần mềm đồ họa để kiểm chứng.
8. Nhà thiết kế họa tiết
Để tạo điểm nhấn và sự nổi bật cho trang phục hay phụ kiện thời trang, chúng sẽ được thiết kế thêm phần họa tiết. Tuy nhiên, việc thêm họa tiết vào trang phục cần sự cân đối, hài hòa giữa màu sắc. Vậy nên, đây là một công việc rất quan trọng trong ngành học thiết kế thời trang. Để làm được công việc này, nhà thiết kế họa tiết phải thực sự có một đầu óc sáng tạo.
9. Stylist
Khi tham gia học ngành thiết kế thời trang, thì người stylist trong trường hợp này sẽ chuyên tạo dựng phong cách để người mẫu chụp ảnh quảng cáo sản phẩm. Việc có một stylist trong ekip rất quan trọng, vì họ là người sẽ biến những mẫu thiết kế trở nên có hồn nhất, khi chúng kết hợp hài hòa với các loại phụ kiện, mẫu tóc hay cách trang điểm.
10. Quản lý sản xuất may mặc
Sản xuất trang phục và phụ kiện phải trải qua một quá trình rất nghiêm ngặt. Vậy nên, cần phải có người quản lý để giám sát tất cả các công việc này. Trong ngành học thiết kế thời trang, người học được bổ trợ tất cả các kiến thức liên quan đến thời trang và may mặc. Vì vậy mà đây là một công việc có thể hoàn toàn được tuyển chọn từ ngành thiết kế thời trang. Người quản lý sản xuất may mặc sẽ có nhiệm vụ quan sát tất cả các công việc như: Rập, may, nhảy size, xử lý vải…
11. Chủ xưởng may gia công, công nhân may
Trong ngành thiết kế thời trang, người học sẽ được đào tạo kỹ năng may sản phẩm. Vậy nên, sau khi ra trường bạn có thể nộp hồ sơ để trở thành công nhân may. Và sau một thời gian dài, nếu như thực hiện tốt công việc, có bằng cấp thì bạn sẽ nhanh chóng trở thành chủ xưởng may gia công. Đây sẽ là người trực tiếp may các bộ phận, và sau đó ghép chúng lại để hoàn thiện.
12. Kiểm soát chất lượng KCS
Ngoài việc giám sát, thì việc kiểm soát chất lượng cũng rất quan trọng. Người kiểm soát chất lượng có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu hoạt động. Để từ đó chúng được tạo thành một sản phẩm có chất lượng hoàn hảo nhất. Việc kiểm tra từng khâu sản xuất sẽ giúp xưởng may tiết kiệm được chi phí, thời gian, cũng như tạo ra sự uy tín cao nhất đối với khách hàng.
Xem thêm: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn
13. Quản lý mua hàng thời trang
Quản lý mua hàng thời trang là người sẽ quyết định lựa chọn mẫu mã, lựa chọn nguồn nhập hàng và mức giá nhập các sản phẩm thời trang. Nếu không thể làm một công việc trực tiếp, bạn vẫn có thể trở thành một người quản lý mua hàng thời trang. Với những kinh nghiệm và kiến thức đã được tích lũy trong trường học, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn mẫu mã, hoặc nhập được nguồn hàng thời trang thỏa mãn nhu cầu của người tiêu thụ.
14. Nhà phân phối thời trang
Người phân phối thời trang là người trực tiếp quản lý thương hiệu và các dòng sản phẩm. Sau đó đưa ra các sản phẩm đến kênh bán lẻ. Nhà phân phối thời trang phải tìm hiểu những thương hiệu nào mới, cũng như có khả năng phán đoán được dòng sản phẩm này sẽ phát triển như thế nào trong tương lai. Từ đó đưa đến các kênh bán lẻ để sản phẩm được tiêu thụ.
15. Trưng bày thời trang
Không phải ai cũng có thể thực hiện được công việc này một cách thuần thục và chuyên nghiệp. Người trưng bày sản phẩm phải biết cách sắp xếp mẫu mã, loại trang phục sao cho hợp lý nhất, để có thể kích thích khách hàng chọn lựa và mua sắm. Bên cạnh đó, cần có sự cân chỉnh giữa mẫu thiết kế mới và cũ, để chúng tạo ra mối tương quan, giúp cửa hàng tiêu thụ được sản phẩm một cách nhanh nhất.
16. Nhân viên truyền thông
Nhân viên truyền thông là cầu nối giữa thương hiệu với truyền thông, báo chí. Đây là công việc đòi hỏi người làm vẫn phải có những kiến thức cơ bản về thời trang. Mặc dù làm truyền thông nhưng nếu có hiểu biết rõ về lĩnh vực này sẽ giúp thương hiệu ngày càng một phát triển hơn.
17. Nhân viên marketing
Để thực hiện tốt công việc quảng cáo hay tạo các chiến lược cho thương hiệu, bản thân người làm việc cần nắm rõ và hiểu sâu sắc về thời trang. Không hẳn chỉ có những người học chuyên ngành về marketing mới làm được công việc này, trong thời trang, để tạo ra các chiến lược kinh doanh tốt, nhân viên marketing phải có kiến thức về thời trang, cũng như phải bổ sung, trau dồi thêm rất nhiều thông tin khác liên quan đến công việc quảng bá này.
18. Quản lý kinh doanh thời trang
Quản lý kinh doanh là người sẽ giám sát, đánh giá nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Từ đó giúp nhà thiết kế tạo ra những mẫu hợp với thị hiếu của khách hàng nhiều hơn. Quản lý kinh doanh thời trang là người quản lý chuỗi bán lẻ, phải hiểu và biết tất cả các thông tin về sản phẩm và thương hiệu. Bên cạnh đó, người quản lý kinh doanh thời trang phải có kỹ năng quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa tại cửa hàng.
19. Blogger thời trang
Blogger có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giúp tên tuổi của thương hiệu đến gần với khách hàng hơn. Thông qua những chia sẽ, các bài viết, và các kiến thức cơ bản về thời trang, blogger sẽ truyền tải những thông tin bổ ích nhất về thời trang. Ngoài ra, những mẫu thiết kế sắp ra mắt cũng sẽ được đề cập đến, giúp khách hàng nhanh chóng được tiếp cận với xu hướng thời trang hiện đại, mới mẻ.
20. Tổ chức sự kiện thời trang
Đây là một công việc có sự quy mô lớn khi cho ra mắt những mẫu thiết kế mới thông qua các show diễn. Mục đích chính của tổ chức sự kiện thời trang là để tạo dấu ấn, lăng-xê thương hiệu đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Người làm công việc này đòi hỏi phải có một kiến thức bao quát, phải viết ra được kịch bản, phải thực hiện đầy đủ mọi công việc như: Sáng tạo concept, đưa ra ý tưởng, lên danh sách khách mời, lên danh sách người tham gia biểu diễn, chọn những mẫu trang phục sẽ được trình diễn…
Phải làm sao để khi tiến hành những công việc này được thực hiện đúng theo kịch bản, tạo hiệu ứng tốt và quảng bá được hình ảnh sản phẩm đến với người tham dự, với khách hàng tiêu dùng trong tương lai. Vậy nên, đây là một trong những công việc của ngành thiết kế thời trang, đòi hỏi người làm phải thực sự có một đầu óc nghệ thuật, có khả năng chỉ đạo tài tình.
21. Nhiếp ảnh thời trang
Với công việc này, ngoài việc hiểu và học thiết kế thời trang, bạn phải được đào tạo thêm một khóa về nhiếp ảnh. So với việc nhiếp ảnh thông thường, thì nhiếp ảnh thời trang khó hơn rất nhiều lần. Vì chúng phải tìm được những khoảnh khắc mà người mẫu kết hợp nhuần nhuyễn nhất với trang phục. Công việc này giúp tạo ra những tấm ảnh nghệ thuật, nhằm quảng bá sản phẩm thiết thực nhất đến với người tiêu dùng.
22. Giảng viên thời trang
Nếu trong quá trình học tập, bạn thật sự phấn đấu và có một tấm bằng với kết quả cao . Hãy cố gắng trở thành một giảng viên thời trang cao quý. Hãy truyền những kiến thức đã học, và tích lũy được đến với nhiều bạn trẻ có niềm đam mê thời trang. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải giỏi tất cả các môn học, vì trong đó có sự phân ngành rõ rệt, hãy chọn ngành nào mà bản thân cảm thấy mình hoàn hảo nhất.
Xem thêm:
Ngành thiết kế thời trang là một ngành học mới, năng động và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Vậy nên, những ai đang có dự định theo học ngành này hãy tự tin, vì trong tương lai có rất nhiều ngành nghề cho bạn lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm: