20 Mẫu đơn xin việc ấn tượng, chi tiết cách viết cho mọi ngành nghề

Nếu bạn đang có mục tiêu ứng tuyển vào vị trí công việc nào đó, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin chi tiết về các bước viết đơn xin việc, những lưu ý trong quá trình viết và một số mẫu đơn xin việc tham khảo. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về đơn việc, cách viết đơn sao cho chỉn chu, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

20 Mẫu đơn xin việc ấn tượng, chi tiết cách viết cho mọi ngành nghề

I. Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc là công cụ giấy tờ giúp các ứng viên ứng tuyển vào các vị trí, chức vụ công việc của một công ty, doanh nghiệp. Đơn xin việc trong bộ hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu khi ứng tuyển vào vị trí công việc nào đó. Có nhiều loại đơn xin việc như: đơn xin việc đánh máy, đơn xin việc viết tay và mẫu đơn xin việc có dán ảnh. Đơn xin việc được xem là công cụ giao tiếp trên giấy tờ, thể hiện năng lực và kinh nghiệm của bản thân đối với nhà tuyển dụng thông qua những gì bạn trình bày trên mẫu đơn này. 

Mục đích của đơn xin việc

Thông qua những gì được trình bày trong đơn xin việc, bạn sẽ thể hiện nguyện vọng, thái độ cũng như những kinh nghiệm, năng lực của bản thân đối với nhà tuyển dụng. Đơn xin việc như là một lời chào, là yếu tố giúp nhà tuyển dụng quyết định có muốn hiểu thêm về bạn và trao cơ hội việc làm cho bạn hay không. Đơn xin việc được coi là công cụ truyền tải các thông tin về ứng viên, bao gồm thái độ, mục tiêu nghề nghiệp, năng lực một cách logic nhất và cô đọng nhất. 

Phân biệt CV và đơn xin việc 

Cả CV lẫn đơn xin việc đều có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít người nhầm lẫn vai trò giữa hai loại giấy tờ này. CV là văn bản nêu nội dung chi tiết công việc ứng viên viên đã làm bao gồm kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, còn đơn xin việc lại đóng vai trò chứng minh bản thân và cung cấp thêm thông tin cá nhân cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, cách trình bày của CV và đơn xin việc là hoàn toàn khác nhau. CV yêu cầu thời gian cụ thể cho từng mục kinh nghiệm, kĩ năng, học vấn còn đơn xin việc chỉ cần nêu nên một cách tổng quan nội dung trình bày.  

Tuyển dụng, việc làm Kho vận có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Kho Trung Tâm Bách Hóa Xanh

– Nhân viên Giao Nhận Kho Trung Tâm Bách Hóa Xanh

– Trưởng Bộ Phận Tối Ưu Vận Hành Logistics Bách Hóa Xanh

II. Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin việc đúng chuẩn

Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin việc đúng chuẩn

1. Thông tin cần có trong đơn xin việc

Các thông tin cần có trong đơn xin việc bao gồm: thông tin cá nhân, trình độ văn hóa, chuyên môn, tình trạng sức khỏe. Thứ nhất, ứng viên cần viết chính xác, rõ ràng các thông tin bắt buộc như: họ và tên, giới tính, ngày/tháng/năm sinh, nơi sinh. Ngoài ra, những thông tin cá nhân như: số CMND, ngày cấp, nơi cấp, chỗ ở hiện tại là những thông tin cần được chứng thực một cách chính xác nên ứng viên cần xem xét, kiểm tra kỹ lại thông tin để tránh gặp những sai sót trong quá trình hoàn thiện giấy tờ. Để tăng ấn tượng cho đơn xin việc của mình, bạn nên điền đầy đủ, trung thực và cô đọng các mục thông tin về tình trạng hiện tại, như trình độ văn hóa, tình trạng sức khỏe, chuyên môn, điểm mạnh. 

2. Cách viết đơn xin việc đúng chuẩn

Để hoàn thành một đơn xin việc chuẩn và thu hút, bạn có thể làm theo các bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển

Để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc ứng tuyển cũng như những thông tin về công ty, bạn nên tự tìm và đọc trước. Những thông tin này đa số đều có trên website của công ty. Việc bạn có những hiểu biết nhất định về công ty, về yêu cầu vị trí ứng tuyển cũng như một số đặc trưng của công ty đó sẽ giúp bạn “ăn điểm” hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Bước 2: Bày tỏ sự quan tâm của mình tới công việc 

Trong đoạn đầu tiên của một lá đơn xin việc, bạn nên đề cập đến vị trí đang ứng tuyển và cần phải cho nhà tuyển dụng thấy sự hào hứng và quan tâm đặc biệt của bạn tới vị trí này. Sau đó, hãy trình bày sơ lược về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mình mà bạn tin sẽ rất phù hợp với công việc.

Bước 3: Thể hiện kinh nghiệm và năng lực chuyên môn

Ở những đoạn tiếp theo, hãy chọn lọc những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với định hướng phát triển của công ty mà bạn đang ứng tuyển. 

Bước 4: Một số thông tin về tính cách của bạn

Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có phù hợp với văn hóa làm việc của công ty hay không.

Bước 5: Nói lời cảm ơn và kết thư

Trước khi kết thư, bạn nên có lời cảm ơn tới nhân viên tuyển dụng đã bỏ thời gian đọc đơn xin việc của bạn cũng như cân nhắc bạn cho vị trí công việc. Việc này không chỉ thể hiện bạn là một người lịch sự mà còn có tác phong làm việc chuyên nghiệp nữa. Hãy kết thư bằng các cụm từ chuyên nghiệp như “Trân trọng” hay “Kính thư”, hoặc những từ tương tự như vậy. Và đừng quên ký tên nếu bạn gửi đơn xin việc trực tiếp tới nhà tuyển dụng.

III. 20 mẫu đơn xin việc chuẩn, độc đáo, thu hút nhà tuyển dụng

20 mẫu đơn xin việc chuẩn, độc đáo, thu hút nhà tuyển dụng

1. Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

– Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm tiếng Anh

2. Mẫu đơn xin việc thực tập cho sinh viên

– Mẫu đơn xin việc thực tập cho sinh viên tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc thực tập cho sinh viên tiếng Anh 

3. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên kinh doanh

– Mẫu đơn xin việc thực tập cho nhân viên kinh doanh tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc thực tập cho nhân viên kinh doanh tiếng Anh 

4. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên ngân hàng

– Mẫu đơn xin việc cho nhân viên ngân hàng tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc thực tập cho nhân viên ngân hàng tiếng Anh

5. Mẫu đơn xin việc cho kỹ sư

– Mẫu đơn xin việc cho kỹ sư tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc cho kỹ sư tiếng Anh 

6. Mẫu đơn xin việc lập trình viên

– Mẫu đơn xin việc cho lập trình viên tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc cho lập trình viên tiếng Anh 

7. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên hành chính nhân sự

– Mẫu đơn xin việc cho nhân viên hành chính nhân sự tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc cho nhân viên hành chính nhân sự tiếng Anh 

8. Mẫu đơn xin việc cho giáo viên

– Mẫu đơn xin việc cho giáo viên tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc cho giáo viên tiếng Anh 

9. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Marketing

– Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Marketing tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Marketing tiếng Anh 

10. Mẫu đơn xin việc cho kế toán

– Mẫu đơn xin việc cho kế toán tiếng Việt

– Mẫu đơn xin việc cho kế toán tiếng Anh 

IV. Những câu hỏi thường gặp về đơn xin việc

Những câu hỏi thường gặp về đơn xin việc

Mẫu đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy?

Có 2 loại đơn xin việc phổ biến nhất là mẫu đơn xin việc viết tay và đơn xin việc đánh máy. Cả 2 loại đơn này đều truyền tải nội dung như nhau. Tuy nhiên, đơn xin việc viết tay thường thể hiện cái “tâm” của người viết rõ nét hơn. Nhiều nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những đơn xin việc được viết sạch đẹp, “nét chữ nết người”, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đánh giá ứng viên thông qua đơn xin việc viết tay. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, mẫu đơn đánh máy thường được ưu tiên hơn bởi có sẵn các mẫu được thiết kế đầy đủ, chỉn chu. Ngoài ra, một mẫu đơn xin việc phổ biến khác là đơn xin việc gửi qua email.

Đơn xin việc có phải công chứng không?

Đơn xin việc là mẫu đơn để ứng viên trình bày những thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công việc cũng như nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu phải công chứng loại giấy tờ này.

Đơn xin việc có phải là một bản tóm tắt hồ sơ xin việc?

Đơn xin việc nên trình bày, tạo điểm nhấn về thế mạnh của bạn mà hồ sơ xin việc chưa nói rõ. Đây chính là những điều tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ.

Có nhất thiết phải có đơn xin việc trong hồ sơ xin việc?

Đơn xin việc nhất thiết phải có trong hồ sơ xin việc. Bởi, cho dù bạn có giỏi đến mấy, nhưng bạn chưa “xuất đầu lộ diện” thì sao nhà tuyển dụng biết được. Lúc này chỉ có đơn xin việc “thân chinh” làm cầu nối cho bạn đến với nhà tuyển dụng. Nếu nó không hay, không hiệu quả, thì sao nhà tuyển dụng nghĩ bạn có thể làm tốt những việc khác. Nói chung, đơn xin việc chính là lời chào hỏi đầu tiên thể hiện thiện chí của bạn tới nhà tuyển dụng. 

V. Sai sót cần tránh khi làm đơn xin việc

Sai sót cần tránh khi làm đơn xin việc

Không nói đúng sự thật: hãy trung thực trước về khả năng của mình. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao sự trung thực. Nếu không, bạn sẽ không có giá trị làm việc ở đó. Thật thà, trung thực là một trong những tính cách được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Hãy tự tin với khả năng của mình. Nếu bạn phóng đại để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, mọi việc sẽ tồi tệ hơn khi họ nhận ra bạn không có những năng lực như mình đã mô tả.

Viết đơn xin việc giống CV xin việc: có những ứng viên đã lặp lại toàn bộ CV xin việc trong đơn xin việc. Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy lá đơn là thừa thãi và gây mất thời gian cho đôi bên. Thậm chí, họ còn có thể cho rằng bạn là một người qua loa, đại khái hoặc không thực sự muốn công việc tại công ty họ. Điều này có thể khiến hồ sơ của bạn bị loại bỏ ngay từ vòng đầu tiên. 

Quá dài hoặc quá ngắn: bạn nên giới hạn việc giới thiệu bản thân trong khoảng 2 trang giấy là đủ. Tập trung triển khai ý chính nhất cần truyền đạt. Nếu không đủ thông tin, không nên cố gắng lấp đầy mẫu đơn. Hoặc ngược lại nếu dài hơn, đừng cắt không thương tiếc hồ sơ của mình.

Không định dạng chỉn chu: hãy trình bày lá đơn xin việc của bạn một cách sạch sẽ và đúng tiêu chuẩn nhất có thể về chính tả, cách trình bày, nét chữ (nếu là đơn viết tay). Cách trình bày thể hiện tính cách con người bạn. Một người có lá đơn xin việc bị sai chính tả, định dạng xộc xệch chắc chắn sẽ để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

Xưng hô chưa đúng cách: hãy tìm hiểu thông tin về tên tuổi hay giới tính của người có nhiệm vụ rà soát hồ sơ ứng viên trong quá trình ứng tuyển. Từ đó, bạn có thể mở đầu thư với một câu chào phù hợp, như “Chào anh/ chị”. Trường hợp bạn không thu được thông tin nào kể trên, hãy sử dụng chức vụ của người đó, chẳng hạn như “Kính chào bộ phận tuyển dụng của công ty ABC”. Điều này giúp bạn tránh bị “hớ” trong cách hô, đảm bảo sự tôn trọng, lịch sự đối với nhà tuyển dụng. 

Xem thêm:

– Mẫu đơn xin việc ngành tài xế chi tiết và những lưu ý khi viết

– Cách viết CV xin việc dành cho nhân viên Content Marketing

– Cách viết email xin việc ghi điểm với nhà tuyển dụng chuẩn nhất

Trên đây là một số kiểu đơn xin việc cũng như chi tiết các bước để viết một đơn xin việc chuẩn, một số lưu ý khi viết và các mẫu đơn xin việc tham khảo. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của đơn xin việc, nắm được các bước cũng như những lưu ý khi viết đơn xin việc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.