20 mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết được các bà nội trợ lựa chọn

Mâm cúng gia tiên – Lòng thành với người đã khuất!

Mỗi năm vào dịp tết đến mọi người thường tổ chức đoàn viên ăn mừng năm mới chia tay năm cũ. Cũng là thời điểm các gia đình chuẩn bị mâm lễ mâm cơm cúng tạ ơn tưởng nhớ người đã khuất bóng. Để thể hiện tình cảm, lòng hiếu kính, sự thành tâm cầu mong điều may mắn bình an cho năm mới đến. Vì vậy mâm cơm cúng dịp tết cũng được quan tâm rất nhiều. 

Phong tục cúng gia tiên là tín ngưỡng mang tính cổ truyền. Bày tỏ lòng biết ơn, thể hiện tấm lòng ghi nhớ nguồn cội. Thành kính với nén hương như một lời mời gọi ông bà về hưởng và chứng kiến cho tấm lòng của thế hệ con cháu.

Việc cúng giỗ ông bà luôn là một nét văn hóa của người Việt. Nó được truyền từ đời này sang đời khác. Mọi người ai cũng không được quên và không thể quên những ngày này.

Bên cạnh đó cũng là dịp để con cháu sum vầy, tụ tập bên nhau. Giúp gắn kết tình cảm gia đình.

Để mâm cúng được trọn vẹn và luôn được chu đáo. Tất cả các thành viên trong đại gia đình thường ngồi họp bàn với nhau sẽ chuẩn bị những món ăn gì.

Nhiều người thắc mắc mâm cơm cúng giỗ có mấy bát cơm thì câu trả lời là 3 bát cơm kèm với 3 chén rượu và 3 đôi đũa tượng trưng cho Thiên, Địa, Nhân.

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng gia tiên

Ở mỗi vùng miền sẽ có phong tục làm mâm cơm cúng khác nhau. Tuy nhiên, đều phải lưu ý những công việc dưới đây trước khi làm mâm cơm dâng cúng:

Đi chợ hay siêu thị để mua thực phẩm, hoa quả và lên món cho mâm cúng.

Chuẩn bị trước xoong nồi, chén đĩa sạch sẽ để nấu đồ cúng. Tốt nhất mỗi gia đình nên có bộ chén đũa riêng cho việc cúng bái.

Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, chuẩn bị không gian bày mâm sạch sẽ trang trọng.

Tuyệt đối không nên nếm hay ăn thử thức ăn trong khi nấu để làm mâm cơm cúng.

Các món từ cá mè, cá sông cúng không để lên mâm cúng vì chúng có mùi tanh.

Không sử dụng các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng, đồ đóng hộp để vào mâm cơm cúng như vậy không cho thấy thành ý.

Với hoa quả, thì bạn cần chọn những loại quả tươi, không có gai nhọn. Không được chọn những loại hoa quả đã héo, những bông hoa giả hay thực phẩm đã qua sử dụng.

Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mặn tùy tâm. Nếu chuẩn bị cả chay và mặn thì xếp riêng nhau ra không để chung đụng.

Với mâm cúng mặn thì nên sắp xếp dạng tròn, chụm lại thể hiện sự sum vầy và tròn đầy.

Mâm cúng gia tiên thường gồm những món nào?

Một mâm lễ dâng cúng gia tiên không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, không bắt buộc phải là những món cao lương mỹ vị mà chủ yếu ở tấm lòng mà người sắp lễ muốn thể hiện.

Thông thường là những món sau, ngoài ra còn các món làm mâm cơm cúng khác nữa. Và phụ thuộc vào phong tục từng vùng miền.

1. Mâm cơm cúng miền Bắc

Với người miền Bắc, ẩm thực là thứ không thiếu thiếu trong những đám giỗ hay ngày lễ tết quan trọng. Trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên nhất định sẽ có những món sau:

  • Cơm trắng
  • Xôi gấc (xôi vò)
  • Giò chả
  • Thịt quay
  • Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ
  • Gà luộc
  • Miến xào lòng gà
  • Nộm
  • Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó)
  • Nem rán

Mâm cơm cúng gia tiên gồm những món nào? Lưu ý gì ! - Ảnh 4.

Mâm cúng gia tiên miền Bắc

2. Mâm cơm cúng miền Trung

Đối với những người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực ở đây cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:

  • Xôi vò, xôi lạc
  • Gà luộc ( nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)
  • Rau xào
  • Cá thu kho khúc
  • Canh xương hầm rau củ
  • Thịt kho tiêu

Mâm cơm cúng gia tiên gồm những món nào? Lưu ý gì ! - Ảnh 5.

Mâm cơm cúng miền Trung

3. Mâm cơm cúng miền Nam

Trong các dịp lễ, con cháu là người hiểu rõ nhất ông bà mình thích những món gì, khẩu vị ra làm sao? Người dân miền Nam khá chú trọng với việc gia vị và nêm nếm thức ăn. Dân gian ta có câu “Trần sao âm vậy” ý chỉ sinh hoạt ở trên gian và ở âm giới cũng giống nhau. Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:

  • Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam
  • Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng
  • Món hầm thường là thịt heo hầm măng
  • Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.