20 lý do khiến các Startup công nghệ thất bại

Bạn có biết trên thế giới có đến 70% start-up công nghệ thất bại khi khởi nghiệp?(Trích dữ liệu từ công ty CB Insights (Mỹ). Những lý do startup công nghê thất bại là gì?

Trong cuộc bùng nổ công nghệ, cách mạng 4.0 lên ngôi, việc các nhà start-up lựa chọn bắt đầu việc kinh doanh bằng các sản phẩm công nghệ là một ý tưởng thức thời.

Các sản phẩm công nghệ thường luôn luôn đổi mới, luôn luôn xoay vòng cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người nên lượng tâm huyết tìm hiểu, sáng tạo và dự đoán, tạo hành vi mới cho khách hàng cũng tốn khá nhiều công sức, thời gian.

20 lý do khiến các Startup công nghệ thất bại 120 lý do khiến các Startup công nghệ thất bại 1

Thấu hiểu khách hàng và tìm ra giải pháp trong cuộc sống thường nhật hay trong xử lý công việc,… chính là điều cốt lõi, quyết định sự thành bại đầu tiên của công ty bạn.

Tuy nhiên, theo thống kê của công ty CB Insights (Mỹ), có đếm 70% start-up công nghệ gặp thất bại khi khởi nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Những ý tưởng kinh doanh hay nhất

Và danh sách dưới đây, có đến 20 lý do cản bước thành công của Start-up công nghệ ( theo nghiên cứu của hãng Statista (Đức)).

1. Thị trường không cần đến (42%)

Đây là yếu tố chiếm tỷ lệ lớn nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Vì vậy, ngoài nguồn năng lực và đam mê, bạn cần phải hiểu được khách hàng đang thiếu gì, cần gì. Insight khách hàng là quan trọng nhất, vì tất cả sản phẩm mà bạn tạo ra cũng chỉ để phục vụ khách hàng.

2. Hết vốn (29%)

Chiếm 29%, hết nguồn vốn được xếp thứ hai làm đau đầu các nhà khởi nghiệp.

Tìm cách để xoay vòng nguồn vốn, duy trì hoạt động qua những ngày khởi đầu là việc ưu tiên sau khi đã có bắt đầu khởi sắc.

3. Nhân sự không phù hợp (23%)

Tìm kiếm bạn đồng hành phù hợp, đủ năng lực, đủ tầm suy nghĩ để cùng bước qua giai đoạn khởi đầu cũng chiếm đến 23%

4. Không đủ năng lực cạnh tranh (19%)

Có thể bạn bước chân vào thị trường đã hoặc đang bão hoà nên tính cạnh tranh tại đây vì thế cũng gay gắt hơn.

Mà bạn lại là một người mới hoàn toàn, không đủ khả năng cũng như năng lực để cạnh tranh lại với những người dẫn đầu hay kẻ theo đuôi thị trường, đối thủ trực tiếp hay gián tiếp là lẽ đương nhiên.

5. Gặp vấn đề tài chính (18%)

Chiếm đến 18%, vấn đề tài chính, tìm nguồn đầu tư và phân bổ cho phù hợp cũng làm cho các start-up không thể vượt qua.

20 lý do startup công nghệ thất bại 201820 lý do startup công nghệ thất bại 2018

6. Sản phẩm tệ (17%)

Một công ty muốn xuất hiện trên thị trường thì điều đương nhiên là phải có sản phẩm. Mà một sản phẩm không chỉ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng còn phải đạt chất lượng.

Vậy nên, chiếm số phần trăm không nhỏ, 17%, một sản phẩm tệ sẽ làm cho công ty bạn gặp phải sự không ủng hộ từ khách hàng.

7. Thiếu mô hình kinh doanh (17%)

Thường khi bắt đầu vào thị trường mới, hay đưa các sản phẩm vào thị trường thì mô hình kinh doanh đóng góp sự thành công không hề nhỏ.

Các mô hình kinh doanh thường được các Start-up áp dụng khi bắt đầu khởi nghiệp như: mô hình chia sẻ quyền sở hữu, mô hình trải nghiệm, mô hình Kim tự tháp, mô hình theo yêu cầu,… và nhiều mô hình khác nữa. Tùy vào điều kiện sản phẩm và hướng đi của mình mà Start-up lựa chọn cho mình mô hình phù hợp.

8. Tiếp thị kém cỏi (14%)

Kinh doanh hiện đại mà không đầu tư chỉnh chu cho Tiếp thị thì quả là một thiếu sót lớn.

Sản phẩm đến tay người tiêu dùng là nhờ đâu? Chính là nhờ sự đầu tư tiếp thị không ngừng nghỉ và kế hoạch tiếp thị rõ ràng.

Nhưng nếu là một kế hoạch tiếp thị không chu đáo, thiếu chuẩn xác sẽ làm cho công ty bạn sẽ mất đi một số tiền khá lớn mà không mang lại hiệu quả.

9. Không quan tâm đến khách hàng (14%)

Philip Kotler, một nhà Marketing nổi tiếng trong giới đã cho biết hướng Marketing 3.0 hiện nay chính là lấy khách hàng làm trung tâm. Vậy nếu khách hàng không được đặt lên ưu tiên hàng đầu, chắc chắn doanh nghiệp bạn sẽ không được bền lâu.

10. Sản phẩm ra đời chưa phù hợp thời điểm (13%)

Một sản phẩm tốt, một sản phẩm chất lượng, nhưng lại được tung ra không đúng thời điểm cũng là một thất bại đáng kể đến.

Thời điểm vào thị trường được nghiên cứu kĩ lưỡng, bởi nhu cầu của con người cũng thay đổi theo thời gian, nếu đánh đúng “mục tiêu” khách hàng, thì thành công sẽ ở tỉ lệ cao hơn!

20 lý do startup công nghệ thất bại 201820 lý do startup công nghệ thất bại 2018

11. Thiếu tập trung (13%)

Một CEO giỏi là người phải nắm bắt toàn diện mọi mặt của công ty, từ tài chính, kinh doanh đến hoạt động nhà máy, quản lý nguồn cung,…

Buông lỏng một bộ phận sẽ không tạo thế cần bằng, dẫn đến hệ luỵ doanh nghiệp tuột dốc không phanh.

12. Nội bộ không hòa hợp/ Không hòa hợp với nhà đầu tư (13%)

Chiếm đếm 13% nguyên nhân thất bại của start-up thì đây được xếp là một vấn đề khá nghiêm trọng.

Câu nói “ Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” ý chỉ sự đoàn kết sẽ làm nên đại sự. Nếu một trong 3 cây ấy không cùng chí hướng, liệu tan rã có phải chuyện một sớm một chiều?

13. Người chủ chốt không mạnh (10%)

Người chủ chốt phải là người có đủ năng lực, đủ giỏi để nhân viên trong công ty ấy nể nang, đề cao. Từ đấy, việc nghe theo hướng dẫn, đề xuất là dĩ nhiên.

Nhưng ngược lại, bạn chủ chốt lại thiếu năng lực, không đủ tài năng để cấp dưới nghe theo, sự đoàn kết từ đó cũng mất đi, chia rẽ là điều tất yếu.

14. Thiếu đam mê (9%)

Thiếu đam mê không chiếm tỷ lệ cao trong thang đo lý do thất bại start – up, vì muốn tạo công ty start-up, điều đầu tiên bạn phải có đam mê với ngành nghề, với sản phẩm thì mới tạo ra động lực cố gắng vươn lên vượt qua trở ngại.

15. Chọn sai vùng phủ (9%)

Chọn thị trường hay kênh phân phối sai, không đúng với đặc điểm đối tượng khách hàng chiếm 9% – tỷ lệ khá thấp

20 lý do startup công nghệ thất bại 201820 lý do startup công nghệ thất bại 2018

16. Không được nhà đầu tư nào quan tâm (8%)

Bạn tin vào sản phẩm, tin vào năng lực của mình, nhưng thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn tài chính từ các nhà tài trợ cũng không làm bạn vượt qua vũ môn quan mà hoá rồng được.

17. Vấn đề pháp lý (8%)

Vấn đề tiếp theo là về pháp lý. Không am hiểu pháp luật, không cập nhật các chính sách, quy định mới liên quan đến lĩnh vực ngành nghề kinh doanh là một nguyên nhân không đáng xảy ra khi bạn đã là doanh nhân.

18. Không biết sử dụng mối quan hệ hay các cố vấn (8%)

Chúng ta sống và làm việc đều dựa trên các mối quan hệ. Không biết tận dụng, móc nối các mối quan hệ lại với nhau sẽ là một sai lầm đáng tiếc mà bạn cần phải để ý tới khi khởi nghiệp.

19. Thất bại toàn tập (8%)

Thất bại toàn tập là một điều không ai muốn xảy ra đối với “ đứa con tinh thần của mình” nhưng đây lại là một lý do chiếm 8% nguyên nhân thất bại của start-up.

20. Thất bại trong tìm chỗ đứng (7%)

Chỉ 7% trong hàng loạt vấn đề lớn khiến doanh nghiệp thất bại, việc không tìm được chỗ đứng hay không tạo được thế lực đủ mạnh để duy trì trên thị trường là một lưu ý đáng để bạn đọc tham khảo khi muốn khởi nghiệp.

Có thể do thị trường đó đã bão hoà, hoặc bạn không đủ mạnh để chen chân vào thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt đấy thì hãy nghĩ sang một hướng đi khác, một thị trường ngách cũng đủ để nuôi sống và phát triển cả công ty bạn rồi.

Nếu bạn thuộc nhóm người chuẩn bị khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ hoặc đã gặp phải thất bại trong lĩnh vực này.

Hãy đọc kỹ các lý do trên và tự rút ra cho mình kinh nghiệm, từ đó có bước đi khác khiến cho tỷ lệ khởi nghiệp thành công cao hơn.

Thành công của bạn chính là góp phần vào mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp của Chính phủ vào năm 2020.

Dịch vụ văn phòng ảo Replus chuyên cung cấp địa chỉ đăng ký kinh doanh đắc địa tại TPHCM, Hà Nội:

4.4/5 – (16 votes)