20+ bài văn tả dòng sông quê em ấn tượng nhất, lãng mạn nhất. – Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Tả dòng sông quê em là đề bài hấp dẫn, thân thuộc, xuất hiện nhiều trong chương trình ngữ văn. Với chủ đề văn miêu tả, gần gũi với cuộc sống như thế này là cơ hội để các em sử dụng vốn từ và sáng tạo từ ngữ. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cách lập dàn ý cho bài văn và giới thiệu 20+ bài văn tả dòng sông quê em hay nhất, lãng mạn nhất.

Những bài văn tả dòng sông quê em hay nhất, đạt điểm 9 10.

Dàn ý tả dòng sông quê em

Lập dàn ý trước khi đặt bút viết văn.

  1. Mở bài: Giới thiệu bao quát

– Giới thiệu về tên dòng sông, vị trí. 

– Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

  1. Thân bài: Tả dòng sông.                                                                                                                                                                        a) Buổi sớm:

– Mặt sông phẳng lặng, làn sương còn là đà trên mặt nước, cảnh sông mờ mờ, thấp thoáng trong làn sương sớm. 

– Bãi mía xanh bên kia sông không hiện rõ, chỉ thấy thấp thoáng những ngọn cờ mía đung đưa. 

– Dãy thuyền chài neo sát bờ, le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

– Tiếng người xôn xao chỗ bến đò ngang.

– Tiếng mái chèo khua nước lao xao, tiếng máy nổ làm rung động, thức tỉnh mặt nước. 

– Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

– Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

– Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

– Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp, cuộc sống mưu sinh của những người làng chài. 

             b) Buổi trưa

– Nắng chiếu xuống mặt sông làm dòng nước óng ả.

– Trời đổ bóng xanh ngắt cả mặt sông

– Nhớ đến vài câu thơ:

“Ơi con sông ngày nào tôi tắm mát

Gió đu đưa, xào xạc thổi bờ tre

Trời xanh cao soi bóng cả trưa hè

Con cá chép quẫy đuôi khoe sóng nắng”…

– Làn gió nhẹ nhẹ thổi làm mặt sông đưa nhẹ gợn sóng. 

              c) Buổi chiều:

– Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

– Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

– Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

– Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

– Những vạt nắng chiều níu lại với mặt sông, như một cuộc chia tay nhưng có ngày gặp lại.  

– Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng, huyền ảo. 

  1. Kết bài: 

– Tổng kết lại vẻ đẹp nổi bật của dòng sông quê hương. 

– Tình cảm của em đối với dòng sông quê.

Tả dòng sông Hồng

Tả dòng sông Hồng phù sa màu mỡ.

Con sông Hồng chảy qua quê hương tôi. Dòng sông chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông nhuốm đỏ phù sa như màu gạch non mới ra lò, bởi thế người ta gọi cho cái tên ân ái: sông Hồng. Dòng sông đẹp như dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi, với những đứa trẻ ven sông lớn lên nhờ “hơi thở” mát lành của dòng sông quê. 

Những buổi sáng, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu, long lanh, dễ vỡ… cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Buổi trưa, là lúc trẻ con rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa, thử một cơn mát lành giữa trưa hè nóng bức. Chúng lặn ngụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng như một người mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt cháu ra sông tắm rửa, những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hoặc những buổi tối trăng sáng, tôi và các bạn bơi thuyền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lờ lững rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió.

Dòng sông này đã để lại cho tôi những kỉ niệm êm đềm nhất! Nhớ ngày nào mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm, tôi sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Rồi năm học lớp Một tôi đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó tôi chưa biết bơi. Các bạn rủ tôi ra sông tắm. Chúng tôi đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, tôi đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Tôi hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi, nó trôi xa lắm, không thể nào lấy được nữa. Tôi không biết bơi nền suýt bị chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn tôi đều không biết bơi; rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để tôi nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo tôi đi qua thấy chỏm tóc tôi bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt tôi lên bờ, mặt tôi nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thầy dốc ngược tôi lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lát sau tôi tỉnh dậy, thầy bế tôi về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho tôi và thương tôi. Về đến nhà, bố mẹ tôi cho tôi đến trạm xá. Hai ngày sau, tôi lại ra sông tắm, bởi vì tôi dường như không thể sống thiếu “hương vị” sông quê. Dòng sông mát lạnh vỗ về tôi như xin lỗi tôi thì phải. Tôi thở phào. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ.

Quên sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở ven bờ sông. Những ngày ấy còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Ôi dòng sông! Dòng sông quê hương đất nước. Dòng sông thật dịu dàng vào những ngày nắng đẹp. Sông trắng xóa trong những đợt mưa rào mùa hạ, sông thường đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Sông còn đắm mình trong ánh bình minh. Tôi yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của tôi.

Ôi con sông Hồng, sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sông. Sông đã ôm ấp bao kỉ niệm ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

Tả dòng sông Hương

Sông Hương xứ Huế mộng mơ

“Con sông dùng dằng con sông không chảy,

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Nhắc đến Huế, có lẽ người ta sẽ nhớ ngay đến sông Hương dịu dàng, nữ tính mà trầm mặc chảy vòng quanh vùng đất cố đô. Em vẫn còn nhớ kí ức về dòng sông xứ Huế mộng mơ. 

Sông Hương là con sông lớn chảy giữa lòng thành phố Huế, nổi tiếng với vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Sông được hợp thành từ hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch. Nhìn bao quát, sông Hương như một dải lụa mềm mại vắt ngang qua khu vườn Vĩ Dạ với những thảm cỏ xanh tươi, quàng lên ngôi chùa Thiên Mụ cổ kính, ôm lấy sông Bạch Yến để lãng đãng phiêu du cùng gió mây. Sông Hương vốn đã nổi tiếng, đi vào thi ca, văn học Việt Nam. 

Nước sông Hương xanh ngắt một màu ngọc bích. Mặt hồ trong in cảnh mây trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn cứ lần lượt nối đuôi nhau như chơi trò đuổi bắt, dạt vào bờ rồi lại tiến ra xa. Dọc hai bờ sông là những thành quách rêu phong, những phố xá cổ kính, những vườn cây xanh mướt, những chùa tháp trầm mặc..  bóng lồng bóng in xuống mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng trở nên hữu tình. Nổi bật trên nền xanh của dòng sông Hương là cây cầu Tràng Tiền duyên dáng cong cong như vành trăng non. Cây cầu đỏ tươi, mềm mại như một sợi chỉ đỏ nối đôi bờ lại gần nhau hơn. Đứng trước dòng sông Hương yên bình, em như nghe thấy mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá thảo mộc nhiệt đới, tất cả nên mùi thơm ngát hương đặc trưng cho con sông.

Sông Hương đẹp và thơ mộng ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày. Ban ngày, sông Hương mang vẻ đẹp bình yên, thơ mộng. Dòng sông xanh màu ngọc bích, trong vắt như chiếc gương trong phản chiếu quang cảnh thành phố dưới mặt nước êm ả và lung linh dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được thay tấm áo mới, sông khoác lên mình tấm áo như màu quả hồng chín, ấm áp ánh hoàng hôn và ngọt lịm. Không gian như chìm sâu vào yên vắng. Và khi màn đêm buông xuống bao phủ dòng sông, trong đêm tối tĩnh mịch, giọng hò Huế nào lại được vang lên ở mỗi khoang thuyền lững thững trôi. Cầu Tràng Tiền lên đèn, toả ra những ánh đèn lung linh rực rỡ sắc màu, chiếu sáng cả một vùng sông.

Sông Hương đã gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn, cũng chính trên dòng sông này mà được khởi xướng. Em thích những buổi tối yên lành, trăng thanh gió mát, lênh đênh trên con thuyền, nghe những khúc dân ca Huế, nghe những nhã nhạc cung đình Huế, những khúc Nam Ai, Nam Bình da diết như gọi về cả một miền tâm hồn Huế chân tình, thắm thiết, nặng sâu.

Sông Hương trở thành biểu tượng của Huế có lẽ bởi lẽ đó. Sông Hương đẹp trong mắt em, đẹp trong mắt du khách trong và ngoài nước. Và em chợt băn khoăn sông Hương phải chăng chính là điệu tâm hồn xứ Huế, tâm hồn con người Huế rất mực dịu dàng, thiết tha?

Tả dòng sông Hàn

Cảnh sông Hàn năm mới ai cũng nhớ

Đà Nẵng có biển, mà nơi nào có biển thì nơi đấy cũng có một chất mặn mòi rất riêng. Từ trên cao nhìn xuống, đường bờ biển Đà Nẵng xanh và cong như một bờ lưng con gái thon thả. Thế nhưng có lẽ nét mềm mại nhất của Đà Nẵng, không nằm ở biển, mà chính ở sông Hàn.

Tôi thích cái mờ sương của những buổi sáng sớm. Dòng sông Hàn yên lành, lặng lẽ. Hai bên dòng sông, những người lại qua thưa thớt, họ đi bộ, hay có thể chỉ là, tìm một chút thảnh thơi. Lúc ấy, dòng sông trễ nải trong màu xanh, trong màn sương, trong những tia nắng đầu tiên của một ngày. Giữa thành phố đang ngái ngủ, đường phố vắng lặng, dòng sông dường như cũng chẳng dám cựa mình. Và những người dẫu đã quen thuộc với dòng sông cũng dường như nín thở. 

Tôi yêu sông Hàn và Đà Nẵng, mọi thứ quá chừng lung linh mà không hề quá hào nhoáng. Trong ánh sáng chói lòa, trong những đợt pháo hoa rợp trời, cả dòng sông ngập đầy ánh sáng, và bồng bềnh những đoá hoa đăng. Như trong những giấc mơ kỳ diệu nhất, dòng sông lên ngôi, cây cầu như là một chiếc vương miện ngập đầy tinh tú. Không phải người nơi đây, mà tôi đã nhìn dòng sông với xiết bao tự hào, yêu mến.

Cứ ngỡ, khi mọi lộng lẫy qua đi, thì dòng sông sẽ nhạt nhòa trong mọi đêm khác. Nhưng không phải. Tôi đã đi bộ suốt dọc vỉa hè bên con sông Hàn vào những đêm khuya. Đã ngồi trên những ghế đá, nhìn dòng sông lặng lẽ trôi, nghe gió lùa trong tóc. Tôi đã đi xích lô qua hết những phố phường Đà Nẵng, để rồi điểm cuối cùng vẫn là dòng sông Hàn.

Hàn, trong tiếng Hán, có nghĩa là “lạnh”. Nhưng tôi đã không thấy dòng sông này lạnh lẽo. Dẫu rằng, đã có lúc tôi đứng đó, và lòng ngập đầy cô đơn và thương nhớ.

Cây cầu bắc qua sông Hàn là một trong những cây cầu đẹp nhất, và cũng đặc biệt nhất Việt Nam. Người ta gọi nó là cầu Sông Hàn, hoặc một cái tên giản dị và thân thiết hơn: Cầu quay. Cái tên này nếu người nào chưa biết sẽ thấy tò mò, còn khi biết rồi, thì lại thấy cái tên đó thật…  đúng. Vào 1h30 hằng đêm, các khớp nối của cây cầu rời ra, và cây cầu sẽ tự động xoay một vòng. Đến khoảng 4h, thì cây cầu lại quay trở lại vị trí cũ. Người ta nói rằng, đó là để cho tàu bè qua lại được dễ dàng.

Mỗi lần, đứng trên cầu, nhìn cây cầu tự rời xa, và từ từ xoay đi, tôi hay nghĩ về bàn tay, khối óc, kì diệu của con người. Đến cả những thứ tưởng như vững chãi, bất định như cây cầu này, mà cũng có thể xoay chuyển, thì tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi. Nhưng rồi, tôi lại nghĩ, thật ra, có những thứ không thể thay đổi. Như dòng sông Hàn này vậy. Nó sẽ vẫn chảy trôi, qua bao thăng trầm, dù thành phố này, ngày mai, ngày mốt, sẽ có thể khác đi… 

Tôi ngồi đó và nhìn dòng sông mềm mại cần mẫn chảy, nhìn hai bên dòng sông, sức sống hừng hực của một ngày đã lặng xuống, chỉ còn những ánh đèn, những hàng cây, những tấm biển Pano, và cảm nhận, hơi thở phập phồng của một đêm Đà Nẵng, trọn vẹn, rất đỗi ngọt ngào.

Tả dòng sông Sài gòn

Sông Sài gòn khó lòng quên được

Chỉ khi nào được đi thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn, ta mới thấy và cảm nhận được vẻ đẹp riêng và sự náo nhiệt của nó.

Dòng sông uốn lượn hiền hoà như một người thiếu nữ tuổi thanh xuân. Những chiếc tàu vận tải chở hàng xuống nhập khẩu quan trọng đang tiến về cảng. Những sà lan chở cát, đá chạy ì ạch trên sông. Rồi còn ghe, đò chở khách qua lại trên sông. Buổi trưa nắng gắt, dòng sông mới đẹp làm sao! Mặt nước lặng đi, dòng sông như một tấm gương để những chị mây trắng soi mình xuống dòng nước. Ánh nắng thoáng qua trên vành nón lá của một cô gái miền quê sông nước. Bầu trời dần dần quang đãng hơn, những tia nắng cũng lùi dần đi. Dòng sông trở nên thật êm ả. Ô! Đến bây giờ tôi mới biết rằng dòng sông này cũng mang một màu đỏ đậm phù sa như bao con sông khác. 

Ở gần bờ, những đứa trẻ đang nô đùa cùng những người dân, kẻ giặt giũ người lấy nước, làm đục ngầu cả một đoạn sông. Tiếng cười nói chen lẫn tiếng động cơ tàu thật vui nhộn. Ngồi trên tàu, tôi có thể cảm nhận được dường như không khí trong lành của dòng sông đã xua tan sự ngột ngạt của phố thị. Nổi bật trên sông là những đám lục bình điểm xuyết những bông hoa màu tím dịu. Những cánh hoa và nõn đọt của loài cây dại này có thể chế biến được những món ăn rất ngon. Dòng sông từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân thành phố.

Người Sài gòn và cả những người xa xứ đến đây, có lẽ trong tâm trí của họ sẽ không bao giờ quên con sông này, cuối cùng, ai đó cũng còn đọng lại một chút mảng kí ức tuyệt vời về dòng sông quê hương tấp nập này.

Tả dòng sông quê em (mẫu 1)

Dòng sông Lam quê hương xứ Nghệ

“Ai vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Vào xứ Nghệ – mảnh đất giàu truyền thống hiếu học với những nhân tài kiệt sức cùng những đóng góp to lớn và quan trọng cho dân tộc Việt Nam, mảnh đất tuy nghèo khó vô cùng nhưng cũng không thiếu những cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp và lung linh vô ngần. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc tới dòng sông Lam hiền hòa chảy qua đất Nghệ An và để lại cho mảnh đất này một phong cảnh tuyệt đẹp.

Nhân kỳ nghỉ hè, em được bố dẫn đi thăm con sông quê hương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Lam nổi tiếng trong những bài ca vang vọng. Lúc em đi qua dòng sông Lam là khi trời còn tờ mờ sáng, khi mặt trời chưa lên và màn sương vẫn đang bao phủ và giăng mắc khắp nơi nơi trên mảnh đất Nghệ An. Dòng sông Lam là nơi giao nhau của Nghệ An và Hà Tĩnh, nói theo cách khác là nó chảy ở cả hai tỉnh của miền Trung là Nghệ An và Hà Tĩnh. Dòng sông khá rộng và có một cây cầu bắc ngang qua. Dòng sông Lam vào buổi bình minh, ban mai mới đẹp làm sao!

Vào buổi sáng sớm, mặt trời chưa lên và chưa có ánh nắng, một màn sương dày giăng mắc trên mặt sông. Nghe bố em kể là đúng như tên gọi, nước của dòng sông Lam xanh ngắt một màu như ngọc bích vậy. Và lần này, em có cơ hội được chiêm ngưỡng thì quả thực là như vậy. Dòng sông hiền hòa, ôm lấy xóm làng. Nước sông trong veo. Những đàn cá tung tăng, thỏa sức bơi lội trong lòng sông. Xung quanh dòng sông Lam có những lũy tre xanh xanh, ngả bóng xuống mặt sông như những cô thiếu nữ trẻ trung đang làm duyên làm dáng vậy. Mới sáng sớm nhưng trên dòng sông Lam đã tấp nập tàu thuyền qua lại. Một không khí lao động trên dòng sông mới thật náo nức, đông vui và hoạt nhiệt biết chừng nào! Dòng sông Lam không chỉ góp phần tôn thêm vẻ đẹp cho Nghệ An mà còn bồi đắp phù sa cho những xóm làng xung quanh, giúp cải thiện cuộc sống và kinh tế của người dân xứ Nghệ.

Thật hạnh phúc biết bao nhiêu khi em có cơ hội được ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Lam xinh đẹp và hiền hòa của đất nước Việt Nam. Em sẽ nhớ mãi hình ảnh của dòng sông xinh đẹp quê hương này. Sau này, mong sẽ có dịp được ngồi trên thuyền và ngắm nhìn rõ hơn vẻ đẹp thuần khiết của sông Lam thêm một lần nữa.

Tả dòng sông quê em (mẫu 2)

ta dong song que em 8

Tuổi thơ có lẽ ai cũng ít nhiều lưu giữ cho mình hình ảnh một dòng sông. Dù cho dòng sông ấy chỉ từng chảy hay vẫn đang chảy thì chắc hẳn kỉ niệm sẽ vẫn cứ chảy trôi trong tâm trí. Em cũng có một dòng sông như thế: con sông Hồng quê hương.

Ngày bé ông em thường dặn, đừng chơi men bờ sông. Nhưng trẻ con nghịch ngợm ham vui nào mấy khi nghe lời người lớn. Những trưa hè với những trò chơi hấp dẫn cùng lũ bạn làm cho một con bé tinh nghịch quên hết cả những lời dặn dò của ông. Mấy đứa trẻ chúng em tụm năm tụm ba ra bờ sông lấy cát chơi trò xây lâu đài, con sông Hồng hiền hòa bồi đắp phù sa cho cả một dải đất ven sông canh tác trù phú. Con sông bắt nguồn từ một vùng sơn nguyên thuộc Trung Quốc, chảy qua một chặng đường dài rồi chảy qua bờ bãi quê em, nước sông đục ngầu phù sa, một màu phù sa nặng tình nặng nghĩa.

Đứng từ trên cầu Thăng Long nhìn xuống, nước sông chảy cuộn lên những xoáy nước như những xoáy lông trên lưng chú trâu đang cần mẫn trên cánh đồng vậy. Cũng có những khi dòng sông hung dữ, mạnh mẽ, nước dâng lên cao tràn qua các bãi bồi do cát bồi giữa dòng sông. Thế là các ốc đảo xanh với nào là sậy, là lau, là những ruộng cải hoa vàng…cũng bị dòng nước cuốn đi hết cả; lại phải chờ khi dòng sông nguôi giận mới xanh trở lại.

Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa hồng uốn lượn qua những rặng tre xanh, những bờ cát xám rồi chảy đi thật xa về hướng chân trời, mà nơi ấy không biết có những vùng đất và con người nào đang chờ đợi. Dòng sông cứ chảy trôi rồi lại kết thêm bạn mới, rồi người ta lại gửi vào dòng sông những kỉ niệm vui buồn.

Dòng nước chảy cũng giống như thời gian chảy trôi, rồi cũng mang đi những câu chuyện để người ta sẽ nhớ, sẽ thương và không bao giờ trách móc, vì sông vẫn hiền hòa chảy mãi, vẫn là “nguồn sống” cho con người và thiên nhiên nơi đây.  Em sẽ mang đi trong hành trang cuộc đời một dòng sông quê hương, dòng sông của em nhưng cũng là người bạn lớn của biết bao người hôm nay và cả mai sau.

Tả dòng sông quê em (mẫu 3)

ta dong song que em 9

Ai cũng có một quê hương, ai cũng có một điều để nhớ khi nhắc về quê hương. Nhắc đến quê hương, có lẽ em sẽ không bao giờ quên được dòng sông Đào thân thương gắn bó với em suốt những năm tháng thơ ấu tươi đẹp.

Dòng sông Đào là một nhánh của sông Hồng bao la, chảy qua quê hương tôi. Nó hiền hòa chảy suốt bao nhiêu thế hệ, với bao thăng trầm của lịch sử. Từ khi em sinh ra, dòng sông đã yên bình ở đó. Sông trải dài qua bao xóm làng, ngày ngày, phù sa màu mỡ bồi đắp, cả dòng sông như một dải lụa đào quấn quanh làng quê.

Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng in dấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng muốt. Hai bên bờ, những hàng lau, hàng hoa cúc dại và cỏ xước xanh ngắt, “ngồi” nhẹ nhàng, thư thái ngắm nhìn dòng sông. 

Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, mặt nước lăn tăn gợn sóng, một vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt sông, hững hờ trôi như những chiếc thuyền nhỏ. Sông Đào chảy quanh xóm làng, dòng sông như người mẹ hiền, là nguồn sống cho người dân quê tôi. Nó là nguồn nước chính cung cấp cho những cánh đồng, ruộng rau, là nguồn cung cấp thủy hải sản quý giá, đôi khi lại là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.

Nơi đây, sông quê hương cũng gắn bó với bao kỉ niệm thời ấu thơ của em. Những ngày chiều chiều lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi, nô đùa vui vẻ. bày những trò chơi lí thú. Khi ấy dòng sông như người bạn hiền hòa ngắm nhìn lũ trẻ chúng em vui chơi, mặt nước in bóng những nụ cười rạng rỡ. Vào những buổi chiều tối, các bà, các mẹ lại kéo nhau ra bờ sông giặt giũ, trò chuyện sau một ngày lao động mệt mỏi, ánh trăng sáng rực rỡ soi sáng mặt nước như dát vàng dát bạc.

Vào những ngày đánh cá, dòng sông lại tấp nập thuyền bè qua lại rộn ràng, những mẻ tôm, mẻ cá đầy ắp như những chiến lợi phẩm mà dòng sông dành tặng cho người dân quê tôi. Đối với em, em thích nhất những lúc được ngồi bên bờ sông, đưa đôi chân xuống dòng nước để cảm nhận sự mát lạnh, đón những cơn gió trong lành, ngắm nhìn dòng sông quê hương yên bình, phẳng lặng, cảm giác dễ chịu mà bình yên vô cùng.

Dòng sông đã luôn ở nơi đây, tồn tại như một chân lý, nó không còn chỉ là một dòng sông bình thường mà nó là người bạn tri kỉ không thể thiếu trong nếp sống của làng quê em. Dòng sông quê hương ấy đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con trưởng thành như ngày hôm nay nên nó thân thương mà đáng kính vô cùng.

Em lớn lên từ dòng nước của làng quê. Có lẽ sau ngày, dù có đi đâu xa, em cũng sẽ mãi mãi không bao giờ quên dòng sông Đào quê hương. Nó luôn tồn tại trong em như một kí ức không thể xóa nhòa của ngày ấu thơ, của nhịp đập quê hương luôn sục sôi trong trái tim này.

Tả dòng sông quê em (mẫu 4)

ta dong song que em 10

Bao năm rồi ta xa, mãi nhớ

Về con sông ngày nhỏ ở quê

Ước ao một sớm quay về

Đưa ta trở lại sông quê ngày nào…

Những lời thơ da diết ấy của nhà thơ Hoàng Minh Tuấn đã gợi lên trong em những hình ảnh, những kỉ niệm ấm áp bên dòng sông quê hương.

Hồi còn bé, em sống cùng ông bà ở quê. Nơi đó có những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Đặc biệt, là dòng sông chảy qua chính giữa làng. Không ai biết dòng sông đó tên là gì, chỉ biết từ khi làng mới thành lập thì nó đã ở đó rồi. Con sông ấy bắt nguồn từ dòng sông Hồng rồi sau một đường uốn lượn lại nhập vào với sông mẹ.

Dòng sông dài nhưng khá hẹp, bề rộng của nó chỉ khoảng 5m. Và cũng không sâu, chỗ sâu nhất là ở giữa lòng sông cũng chỉ ngang ngực của người lớn. Còn hai bên gần bờ thì chỉ đến đầu gối mà thôi. Dưới lòng sông là một lớp bùn mềm mại. Nhiều chỗ trũng xuống chứ không hề bằng phẳng. Dòng nước lúc nào cũng có màu hơi đục nhưng không phải vì nước bẩn mà là nó đang mang nặng những phù sa. Hai bên bờ sông, là con đường làng nhỏ hẹp. Cách một quãng lại trồng một cây bàng lớn, tỏa bóng rợp xuống sân. Những khoảng ấy là nơi vô cùng mát mẻ, tạo nên cứ điểm vui chơi lý tưởng cho bọn trẻ trong xóm. Tại đó, em đã cùng bạn bè trải qua những ngày tháng tuổi thơ vô tư lự. Cùng nhau trò chuyện, tâm sự, cùng tắm mát, ngủ say những trưa hè.

Giờ đây, em đã xa dòng sông quê hương cũng đã được gần 5 năm rồi. Nhưng những hình ảnh tuyệt vời của dòng sông ấy sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí em.

Tả dòng sông quê em (mẫu 5)

ta dong song que em 11

Mỗi ngày khi đi học về, em đều đi qua một chiếc cầu nhỏ bắc qua dòng sông xinh đẹp. Chính dòng sông ấy là một người bạn, một phần máu thịt với bao người dân vùng này.

Dòng sông này là một nhánh sông nhỏ được tách ra từ con sông lớn, chảy ngang qua giữa làng em. Bề ngang của sông chỉ khoảng hơn 4m mà thôi. Phần hạ lưu sông ở gần cuối làng khá nông, mực nước chỉ ngang đầu gối, còn phần đầu sông thì khá sâu, có chỗ đến gần 2m. Nước sông có màu khá trong, vào những ngày ánh nắng mặt trời rực rỡ, có thể nhìn xuyên qua làn nước mà nhìn đến thế giới sinh vật phong phú của dòng sông. Ở đầu dòng sông, nước sâu lắm, không ai dám xuống cả. Dưới đáy là một lớp bùn mềm mại, lại có rất phong phú những loài cá ngon, thường được người dân tiến hành đánh bắt. Còn phần cuối, nước cạn hơn, dưới đáy cũng có nhiều đá, sỏi, là nơi có nhiều loại cua, ốc. Là nơi những đứa trẻ thường xuyên mò mẫm ở đây. Nhớ ngày còn bé, chiều chiều, em thường cùng các bạn ra bờ sông tắm mát, rồi tranh thủ bắt vài chú cua, con ốc nhỏ đem về nuôi trong chum nước ở nhà. Những kỉ niệm ấy đến bây giờ em vẫn còn nhớ mãi.

Hai bên bờ sông, là những hàng cây dừa không quá cao, cong cong ngả xuống dòng sông. Đôi chỗ, người ta xây những bậc đá dẫn xuống nước để tiện cho việc xuống sông đánh bắt hay giặt giũ. Chạy dọc theo bờ sông là một con đường được đổ bê tông bắc chắn. Giúp em và mọi người buổi chiều về đi bộ, đạp xe hóng gió mát thổi lên từ dòng sông.

Chính dòng sông quê hương đó là người bạn thân thiết của em. Em mong sao dòng sông sẽ luôn đầy nước, tồn tại cùng người dân quê em.

Tả dòng sông quê em (mẫu 6)

ta dong song que em 12

Làng em có nhiều cảnh đẹp, nhưng với em thì con sông Tương mới là cảnh mà em yêu mến nhất. Từ núi rừng xa đổ về, dòng sông Tương càng về xuôi càng rộng thêm ra, nước êm đềm xanh biếc. Như một con rồng uốn lượn giữa màu xanh thẫm của đồng lúa, con sông ôm lấy làng Tiên Đô, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Thằng Lý con chú Thông nói với em là có lần nó đã trèo lên ngọn đa làng, nó thấy sông Tương như tà áo, dải khăn thiên lí của cô Huệ đóng vai chèo Thị Mầu lên chùa, đẹp lắm.

Đôi bờ sông là những bãi đay, bãi ngô xanh rờn. Những ruộng khoai, vạt rau xanh biêng biếc. Sông Tương hào phóng đã dành cho trẻ chăn trâu, cho lũ học trò làng em một bãi rộng để vật nhau và đá bóng trong suốt mấy tháng hè. Chiếc cầu xi măng ba nhịp cho người và xe cộ đi qua. Ngày ngày đi học về, em và các bạn nhỏ cũng đứng trên cầu, tay vịn vào lan can mà ngó bóng mình in rõ trên dòng nước cuồn cuộn chảy. Nước lao xao như hát.

Mỗi mùa, sông Tương có một vẻ đẹp riêng. Mùa thu nước sông trong veo, tưởng như có thể nhìn tận đáy. Đã có lần em thấy con cá chuối to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi. Mùa đông, nhiều bãi cát trơ ra, sông Tương như hẹp lại, nước xanh đen. Mùa xuân đến, nước sông cứ dâng lên một ngày một đầy thêm, dòng sông cuồn cuộn uốn mình sau những trận mưa đầu nguồn, sau những cơn mưa rào liên tiếp. Cuối tháng ba sang đầu tháng tư, nước sông Tương chứa nhiều phù sa màu đỏ sẫm. Kênh máng tha hồ chở nước ngọt vào đồng, mang thêm phù sa màu mỡ cho những cánh đồng cao sản.

Làng em là đất học, là làng nghề. Thời đánh Mĩ, làng em có hơn 200 chàng trai, cô gái ra trận. em cứ vẩn vơ nghĩ là nhờ có con sông Tương mà làng em mới nổi tiếng khắp vùng. Đã có lần, em làm thơ về dòng sông quê mẹ:Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa. Những buổi trưa nắng chói, dòng sông như một dải lụa óng ả. Buổi chiều êm ả, sông Tương trở nên dịu dàng kì lạ. Một vài con cá quẫy, một chiếc thuyền câu nhẹ trôi, ba bốn con thuyền chở rau, thực phẩm đi về thị xã… gửi lại bờ Con sông quê mẹ cần mẫn chở tình thương trang trải đêm ngày đi về mọi chốn gần xa. Mẹ em bảo: “Con gái làng Tiên Đô nhờ nước sông Tương mà cô nào cũng có nước da trắng, mái tóc dài đen mượt. Con trai hàng xứ say như điếu đổ… “

“Sông Tương! Sông Tương! Sông của tình thương dào dạt…”

Tả dòng sông quê em (mẫu 7)

ta dong song que em 13

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, con đường quen thuộc in dấu chân trẻ đi học về. Gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông quê hương vì nó hiền hòa như cô giáo, như mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Tả dòng sông quê em (mẫu 8)

ta dong song que em 14

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời ru ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy màu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sáo vi vu, câu hò trong veo ven sông. Và hít thở hơi mát từ dòng sông quê hương êm đềm. 

Dòng sông rộng mênh mông, uốn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đổ ra biển cả. Nước sông xanh, mát lành, gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh, lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông quê hương luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

Tả dòng sông quê em (mẫu 9)

ta dong song que em 15

Đối với những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trên quê hương thì cũng có kí ức đẹp về nơi “chôn nhau cắt rốn”. Tôi cũng là một trong số những đứa trẻ như thế. Có lẽ tôi có kỉ niệm với dòng sông nhất đó là cảnh buổi chiều trên sông.

Những buổi chiều hè trên dòng sông quê tôi là đông đúc nhất. Bởi khi ấy lũ trẻ chúng tôi đều được nghỉ học rủ nhau ra bờ sông chơi. Chúng tôi nghịch cát trên bãi bồi ven sông, xây thành những hình thù kì quặc, rồi ném cát trêu đùa nhau. Những ngày sông cạn lũ chúng tôi rủ nhau đi bắt trai về nấu. Mò dưới những viên đá lớn là những con trai to bự. Chúng tôi còn kháo nhau chọn ra con nào to nhất con nào sẽ có ngọc.

Rồi có cả những ngày chiều, chúng tôi đứa nào đứa đấy rủ nhau ra sông tắm. Lúc ấy dòng sông lại ôm chúng tôi vào lòng hiền hòa che chở như một người mẹ ôm ấp con vào lòng. Nước sông mát lạnh, trong veo, như đã được những ngọn gió thổi hơi lạnh vào đó. Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất chính là những buổi chiều được ngắm hoàng hôn trên sông cùng lũ bạn. Khi ánh nắng gắt hạ mình xuống, những đám mây xanh nhường chỗ để hoàng hôn xuất hiện. Lúc này dòng sông được nhuốm một màu đỏ cam. Chúng tôi thường kháo nhau lúc ấy là dòng sông máu.

Thế rồi chúng tôi cũng chả ai bảo ai chọn cho mình một chỗ để ngồi ngắm dòng sông. Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi làm dòng sông lăn tăn gợn sóng trông thật tuyệt. Màu hơi sáng của hoàng hôn khiến chúng tôi nhận ra những chiếc ca nô đang trở về bến sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những chiếc thuyền làm cho dòng sông gợn những cơn sóng mệt mỏi vì dường như dòng sông giờ đây đã thấm mệt. Tiếng những chiếc ca nô ngày một gần và cuối cùng cũng đã cập bến dường như chúng cũng đã thấm mệt nên nằm yên trên bến mỏi. Đó cũng là lúc những người dân đi mò cua mò ốc mới trở về.

Tiếng mọi người cười nói rôm rả, hỏi han nhau xem hôm nay có thu hoạch được nhiều không khiến cho khung cảnh yên tĩnh bỗng sôi động hẳn lên. Tiếng người nói sôi động một lúc rồi cũng tắt dần vọng ở phía xa kia rồi tắt dần trong im lặng. Những đàn cá lúc này vội vã trở về nhà bơi thật nhanh làm xao động cả một mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp nhất là những đêm trăng sáng. Trăng sáng ngồi tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được những ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc lấp lánh. Gió thổi lồng lộng mát mẻ vô cùng.

Đối với tôi dòng sông là một người bạn dễ thương dịu dàng, âm ả chứ không lộng lẫy kiêu sa, cũng không khoác lên mình vẻ trang hoàng. Nó gần gũi và nên thơ.  Sông luôn đem đến sự vui thích cho tôi. Dù có đi đâu xa tôi cũng không thể nào quên được nơi gắn liền với tuổi thơ tôi.

Tả dòng sông quê em (mẫu 10)

ta dong song que em 16

Quê em nằm ngay bên cạnh sông Thương. Con sông hiền hòa đúng như cái tên của nó. Làng quê em nghèo và lam lũ nhưng hàng ngàn đời nay nó vẫn yên bình và đặc biệt rất nên thơ. em nhớ, em đã từng say sưa suốt cả ngày trên cánh đồng rợp màu xanh của ngô, của lúa. Nhưng có lẽ, đọng lại da diết nhất trong trái tim của tuổi thơ em là vẻ đẹp dòng Thương.

Sông Thương không ồn ã như những con sông khác. Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời cùng chú trống choai gõ cửa mọi nhà, em lại có thói quen chạy lên bờ đê để ngắm dòng sông đang uốn mình trôi mềm mại. Những gợn nước nhỏ li ti cứ thế đuổi nhau liên tiếp chẳng biết đang đuổi theo những cơn gió nhẹ hay theo những tia nắng mặt trời. Gió từ dưới sông lúc ấy thổi lên mát rượi làm tung mấy lọn tóc mềm nhưng vàng hoe trên cái trán nhỏ xíu của tôi. Cái cảm giác nhỏ ti nhưng ngây ngất ấy, sau này đi xa chỉ cần tưởng tượng lại là em đã thấy bồi hồi và xao xuyến lắm rồi!

Dòng sông bừng sáng hẳn khi ông mặt trời rực rỡ lên cao. Lúc ấy dòng sông như được dát một thảm thủy tinh lên bề mặt. Khi còn nhỏ, em thường hỏi mẹ về những đóa hoa thủy tinh lung linh nhiều màu sắc ấy. Mẹ nói: “Đó là những bông hoa nắng, trời làm duyên cho non nước xứ mình”. Sau này em mới hiểu đó không chỉ là vẻ đẹp của dòng sông quê tôi. Nhưng dù sao đó cũng vẫn là một kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc lắm. 

Những hôm trời trong và ánh dương rực vàng như thế, em có thể quan sát dọc hai bên bờ của dòng sông. Ở đó, những đám cỏ um tùm xen lẫn những đám rành rành với những cánh hoa trắng muốt đang khoe mình trên mặt nước trong veo. Cảnh dòng sông lúc ấy khiến em và lũ bạn thích thú vô cùng. Sông Thương quyến rũ và đẹp lạ kì. Cả người dân quê phải mang ơn dòng sông nhiều lắm. Sông cho tôm, cho cá nuôi bao thế hệ làng em khôn lớn rồi đi xa. Sông lại mang phù sa cho cây cối, cho những cánh đồng, những mùa vụ bội thu.

Mỗi mùa nước lũ dâng lên rồi nước rút, dòng Thương lại trải những thảm phù sa trắng đục lên cả cánh đồng rộng lớn ngoài làng. Dòng sông cứ thế âm thầm bồi đắp những ngày mùa no ấm cho cả làng tôi. Với em và cả lũ trẻ con trong xóm, dòng sông còn là dấu ấn khó quên của những buổi trưa hè oi ả ngụp lặn mát lạnh trong dòng nước trong veo, hay những đêm trăng cùng nhau hò hét vui đùa với bao trò chơi thú vị. Những hình ảnh đẹp của dòng sông đã làm nên một phần trong trẻo của tuổi thơ tôi. 

Dòng sông đã là bạn của bao người, nay lại thủy chung son sắt với tuổi thơ tôi. Vì thế mà chẳng có gì lạ khi nó trở thành một “mảnh hồn làng” trong trái tim của những người dân quê tha thiết như tôi.

Tả dòng sông quê em (mẫu 11)

ta dong song que em 17

Con người ta lớn lên và trưởng thành từ quê hương. Quê hương luôn là nơi thân thương, gắn bó sâu sắc nhất với mỗi người trong những năm tháng ấu thơ. Tôi cũng vậy, quê hương luôn ở trong tim tôi với biết bao kỉ niệm, đặc biệt là hình ảnh con sông Tiền yên bình.

Dòng sông Tiền quê tôi quanh co, là 1 trong chín nhánh của đồng bằng sông Cửu Long. Sông Tiền chảy dài quanh xóm làng tôi, là nguồn cung cấp nước chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của làng quê. Nước sông trong vắt như tấm gương khổng lồ ngày ngày in bóng bầu trời xanh. Vào mỗi buổi sáng sớm, mặt nước yên bình, phẳng lặng như tờ. Nhưng độ giữa trưa, mặt trời lên cao, những tia nắng vàng chiếu xuống dòng sông, mặt nước như dát vàng dát bạc, khoác lên mình chiếc áo rực rỡ, đêm tối, dòng sông như hòa vào không gian, nhuộm đầy ánh sáng của vầng trăng tròn trên bầu trời, ông trăng tròn vành vạch in bóng hình xuống mặt nước yên bình.

Hai bên bờ sông, những rặng tre rặng liễu nghiêng mình soi bóng xuống mặt hồ như những thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Thi thoảng có cơn gió nhẹ thoảng qua, lá cây rơi xuống mặt nước, nhẹ trôi như những chiếc thuyền nhỏ. Chiều chiều, những chú chim én lại chao liệng qua, mặt nước đang yên bình bỗng nhẹ nhàng gợn sóng, những con sóng nhỏ chạy đuổi nhau, xô về tận bờ.

Dòng sông Tiền từ lâu đã là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho những cánh đồng quê, giúp bà con nông dân có được mùa màng như ý. Thỉnh thoảng, thuyền bè lại qua lại tấp nập để đánh những mẻ cá, mẻ tôm đầy ắp từ dưới đáy sông. Hàng ngày, các bà, các mẹ ra bờ sông giặt giũ quần áo, nấu cơm…  Nơi đây cũng là nơi lí tưởng cho những trò chơi của lũ trẻ quê chúng tôi ngày ngày ra bờ sông nô đùa ồn ã, ngày ngày đắm mình trong những cơn gió mát lạnh, ngắm nhìn dòng sông yên bình, tận hưởng không khí trong lành… 

Hơn cả một dòng sông, nó như một người bạn tri kỉ của làng quê tôi. Dòng sông cung cấp một phần cho cuộc sống của dân làng, nuôi dưỡng biết bao người con quê hương lớn lên bằng dòng nước ấy, gắn bó với làng quê từ biết bao đời nay. Nhịp sống của con người có thể thay đổi, cuộc sống có thể đi lên nhưng chỉ có dòng sông là vẫn luôn tồn tại vĩnh cửu như một chân lý vậy.

Đến bây giờ, dòng sông ấy vẫn luôn chảy và không ngừng chảy để tiếp tục nuôi dưỡng những thế hệ tiếp theo. Xa quê đã lâu, thế nhưng dòng sông Tiền thân thương ấy vẫn luôn tồn tại trong trái tim tôi không thể nào quên. Nó như một kí ức tươi đẹp của thời ấu thơ, là nguồn cội của trái tim tim này.

Tả dòng sông quê em (mẫu 12)

ta dong song que em 18

“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc

Nước gương trong soi bóng những hàng tre”

Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kỳ ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.

Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. 

Phía xa xa là những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bờ sông cho những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột.

Nô đùa chán chê, chúng lại nằm dài trên bãi cỏ, lặng ngắm mây trời và dòng sông lững lờ trôi. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ.

Dòng sông ấy cũng gắn liền với bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tôi. Đó là những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, những ngày bắt chuồn chuồn tập bơi.  Đó là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Đó là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, hay đúng hơn là mong đợi được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi. 

Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.

Tả dòng sông quê em (mẫu 13)

ta dong song que em 19

Con sông Trà Giang chảy qua làng em. Sông  Trà Giang đã gắn bó với bao người, gắn bó với em. Quanh năm, màu nước sông thay đổi nhưng lúc nào cũng giàu chất phù sa. Lòng sông rộng mênh mông, nước xanh biêng biếc.

Buổi sáng, khi ông Mặt Trời thức dậy, vầng hồng rạng rỡ ở đằng đông, dòng sông sáng trong và lặng lờ đưa dòng về biển lớn. Nắng lên, sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào duyên dáng. Hai bên bờ, luỹ tre xanh nghiêng mình xem mặt nước hồng, chim chóc đua nhau chuyền cành ca hót như đón chào ngày mới.

Buổi trưa, sông thật hiền hòa. Nó lại khoác lên mình chiếc áo the xanh. Làn nước óng ánh, mặt sông như tấm gương khổng lồ, những đám mây hối hả ghé ngang soi bóng. Buổi chiều, sông lại rạng rỡ như cô thiếu nữ. Mặt nước long lanh phản chiếu ánh hoàng hôn. Ráng chiều buông xuống, sông lại thay áo mới, một chiếc áo vàng lung linh thật kiêu sa. Có lúc em thầm hỏi: “Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà đẹp đến thế?”. Sông như cười tươi và lặng lờ đưa dòng về biển cả.

Trên mặt sông mênh mông ấy, những bè tre thả mình trôi theo dòng nước buông xuôi. Thỉnh thoảng, một vài nhánh lục bình dập dềnh theo dòng nước mà chẳng biết mình sẽ trôi dạt về đâu. Tối đến, mặt nước sông mang một màu tím biếc. Hai bên bờ sông là ánh sáng mờ ảo, huyền diệu của đèn màu phả xuống sông làm mặt nước diệu kỳ. 

Sông lại càng đẹp hơn khi có vầng trăng xuất hiện. Trăng vàng lờ lững giữa không gian vắng lặng, lơ lửng giữa dòng chảy êm đềm. Mặt sông lấp lánh bởi muôn ngàn ánh sao đêm. Trời nước mênh mông sông đẹp như tranh vẽ. Vang vọng giữa dòng sông yên ắng là tiếng kéo lưới của dân chài đang tiến vào bờ, tiếng chim chóc chiều về làm tổ, tiếng động của cảnh chiều tà. 

Ôi, cảnh con sông quê em! Mùa mưa hay mùa khô thì sông vẫn đẹp, vẫn diễm lệ trong em. Sông đã cùng sống với con người, sông cho tôm cho cá, cho làn nước mát lành, cho hơi thở của mỗi người nhẹ nhõm hơn khi nhìn nó. Ngày nay, sông Trà Giang lại càng thêm đẹp, giống như cái tên không bao giờ tắt của nó.  Sông làm cho phong cảnh quê hương thêm hữu tình, thơ mộng. Sông ôm ấp thành phố, làng mạc, sông hiền từ cho ruộng đồng phù sa, màu mỡ. Sông đem nước tưới xanh cho từng bãi mía, nương dâu.

Sông gắn bó với những tâm hồn bé nhỏ. Em tha thiết yêu sông và mong mọi người hãy giữ cho dòng sông luôn luôn tươi đẹp.

Tả dòng sông quê em (mẫu 14)

ta dong song que em 20

Quê em có rất nhiều cảnh đẹp như cánh đồng, con đường, chùa chiền, … nhưng em vẫn yêu nhất là con sông quê hương. Con sông chảy quanh làng em, như một tấm lụa mềm mại quàng lên cổ của một người vật. Sông khá rộng, qua bên kia là là làng khác cần phải có đò. Vì thế, nơi đây rất đông vui nhờ những chuyến đò chuyên chở hằng ngày ấy. Nước sông màu xanh lam, rất trong. Đứng trên bờ, có thể nhìn thấy đàn cá ở dưới đang tung tăng bơi lội, đuổi nhau từng đàn đi kiếm ăn. Bên bờ, trong những hang đá, sỏi là nhà của những chú cua, cáy. Mỗi lần thấy lũ trẻ chúng em đến là chúng lại chui tọt vào trong hang. Nước sông chảy không siết lắm nên chúng em có thể xuống bờ sông để rửa tay chân. Hai bên sông có những hàng cây cổ thụ lâu năm. Những thân cây xù xì, to lớn ngả dần sang phía sông như soi gương hay muốn uống nước. Con sông chính là nơi mọi người qua lại giữa hai làng, là nơi lập chợ buôn bán đông đúc, tấp nập. Với lũ trẻ chúng em, niềm vui lớn nhất chính là những chiều cùng nhau tập bơi ở đây. Chúng em té nước vào nhau, bơi thi với nhau rất vui vẻ và hạnh phúc. Những anh chị cũng thường gặp nhau ở đây để trò chuyện, để kết duyên với nhau. Vào những ngày rằm, dòng sông trở thành một bức tranh màu đen huyền bí với mặt trăng soi tỏa và những vì sao lấp lánh. Như có một bầu trời thứ hai vậy. Dòng sông vừa thơ mộng và lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ em. Dù có đi đâu em cũng luôn nhớ về nó.

Tả dòng sông quê em (mẫu 15)

Sông Hàn hay Hàn Giang là một dòng sông rộng lớn, mênh mông nối hai bờ của thành phố Đà Nẵng. Vẻ đẹp của sông Hàn thanh thoát mà kiêu sa, khoẻ khoắn mà dịu dàng thật giống như nàng tiên đẹp mỹ miều, lộng lẫy đang ngày đêm tươi cười cùng thành phố.

Bắt đầu từ ngã ba sông giữa quận Cẩm Lệ, Hải Châu và Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà được gọi với cái tên nghe rất lạnh “Sông Hàn”. Sông có chiều dài khoảng 7,2 km, chiều rộng khoảng 900 – 1.200m, độ sâu trung bình 4 – 5m, có dòng chảy từ Nam lên Bắc. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thành phố Đà Nẵng, sông Hàn cũng không ngừng chuyển mình vươn theo. Với những cây cầu được bắc ngang qua sông như: Cầu Thuận Phước, Cầu Sông Hàn, Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý, Cầu Nguyễn Văn Trỗi, Cầu Tuyên Sơn.. càng điểm tô thêm cho “nàng tiên” những màu sắc duyên dáng mới lạ. Hai bên bờ là những hàng quán tấp nập, những điểm vui chơi giải trí nhộn nhịp, những công trình kỳ vĩ đang ngày đêm đua sắc cùng dòng sông.

ta dong song que em 21

Vào sáng sớm, sông Hàn dịu dàng, yên ắng như người thiếu nữ vừa mới bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Trong làn sương trắng mỏng, sông dường như không trôi, lặng im ngắm nhìn vẻ đẹp thanh bình của thành phố. Đến trưa, sông Hàn trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. Những tia nắng len lỏi, tung tăng trên mặt sóng đã khoác lên “nàng tiên” một bộ áo hồng hào, lấp lánh. Chiều về, những tia nắng vàng rực chiếu xuống dòng sông xanh thẳm ánh lên một vẻ đẹp hiền dịu, đằm thắm. Hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn cũng là lúc “nàng tiên” sông Hàn đắp lên mình bộ áo mới đẹp lộng lẫy và rực rỡ. Ánh sáng từ những cây cầu, các nhà cao tầng, các biển quảng cáo, các cột đèn cao áp soi xuống mặt sông làm ánh lên vẻ huyền ảo như muôn vì sao lấp lánh. Buổi tối, đi dạo quanh sông Hàn, hít thở khí trời tươi mát, lặng nhìn những con sóng cuối ngày, nghe gió thổi vi vu len qua những rặng dừa ven sông, điều đó cũng đủ làm cho con người ta thấy yên vui, hạnh phúc. Đến 0 giờ cầu quay sông Hàn bắt đầu hoạt động, lúc ấy nhìn dòng sông như nhỏ lại bởi các loại tàu, thuyền nối đuôi nhau tấp nập qua cầu. Những dịp lễ, hội,… pháo hoa hai bên bờ được bắn lên không trung, lúc ấy dòng sông là một bữa tiệc ánh sáng rợp trời đã mắt khiến bao con tim tan chảy ngất ngây.

Những ngày mùa hạ, miền trung nắng cháy, dòng sông thổi một cơn mát lành điều hoà không khí giúp cho thành phố luôn tươi mát, trong lành. Sông Hàn đã trở thành một phần không thể thiếu với mỗi người dân Đà Nẵng, là một “nàng tiên” tuyệt vời luôn thướt tha cùng thành phố biển đáng sống nhất Việt Nam.

Tả dòng sông quê em (mẫu 16)

Tuổi thơ em gắn liền với vẻ đẹp của con sông quê hương êm đềm và mát dịu. Con sông quê quanh co, uốn lượn như dải lụa xanh quàng lên tấm áo màu mỡ của quê em. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt và sự tươi trẻ của làng quê-nơi em sinh ra và lớn lên.

Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước làm dòng sông trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ắng. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng,ẩn hiện như một vệt khói xanh, dài tít tắp, Dãy thuyền chài đã bập bùng ánh lửa làm tôn thêm vẻ đẹp mờ ảo của dòng sông.

Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay thế chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Những chiếc thuyền đánh cá đã buông chèo, khua nước làm dòng sông càng trở nên nhộn nhịp. Hai bên triền sông là những bãi dâu, bãi ngô xanh mướt và xóm làng trù phú với những cây tre đan nắng, soi bóng xuống mặt sông.

ta dong song que em 22

Buổi trưa, dòng sông im lặng hẳn, chỉ còn nghe tiếng “cạch,cạch” của người nào đi thuyền về muộn. Mọi vật như đều nghỉ ngơi trong tiếng ru trầm lắng của gió.

Chiều hoàng hôn buông xuống, đỏ sẫm chiếu xuống mặt sông. Trẻ con rủ nhau ra tắm. Chung té nước vào nhau cười nắc nẻ và lặn ngụp như những con rái cá thực thụ. Sông ôm lấy những đứa trẻ nghịch ngợm và hồn nhiên vào lòng bằng những con sóng nhè nhẹ. Em thì thích nhất khi được bắt dế bên bờ sông hay mua ngô nướng ở chân đê.

Em yêu con sông cũng như yêu kỷ niệm của tuổi thơ. Nó đã vun đắp cho tình yêu quê hương, đất nước của em thêm rộng lớn. Sông quê là kí ức và tuổi thơ và là một phần trong trái tim em. Mong rằng, con sông ấy, với bao người từng thấy nó cũng đẹp và ấm áp như vậy.

Tả dòng sông quê em (mẫu 17)

ta dong song que em 23

“Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi…”. Đó là lời một bài hát rất hay. Đúng vậy quê hương em cũng có một dòng sông hiền hòa và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết.

Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Những buổi trưa hè nắng đổ, mặt sông lóng lánh, vàng ươm nhưng cũng lại xanh biếc một màu. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Có những trưa, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Chúng tôi bơi lội, quẫy tòm tõm làm nước bắn tung toé khiến lũ chim cũng phải thảng thốt giật mình, vỗ cánh bay đi.

Sông như người mẹ hiền âu yếm những đứa trẻ chúng em. Sông còn như người bạn tâm tình của tôi. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống mặt sông lại nhuốm màu hồng rực. Đây đó, dưới lòng sông lại vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả một khúc sông.

Buổi tối, khi ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre,soi bóng xuống mặt sông lấp lánh. Mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc. Thật là đẹp!

Con sông quê hương từ bao đời nay gắn bó với mỗi người dân quê em. Sông mang dòng nước ngọt lành làm xanh mát những ruộng lúa, hàng cây và làm cho quê hương em thêm giàu đẹp. Em mong ước con sông quê em vẫn mãi giữ được vẻ đẹp như ngày nào. Để sau này, khi em lớn lên, hình ảnh con sông quê yêu dấu, đẹp đẽ còn in mãi trong tâm trí em.

Tả dòng sông quê em (mẫu 18)

ta dong song que em 24

Chỉ khi nào được đi thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn, ta mới thấy và cảm nhận được vẻ đẹp riêng và sự náo nhiệt của nó.

Dòng sông uốn lượn hiền hòa như một người thiếu nữ tuổi thanh xuân. Những chiếc tàu vận tải chở hàng xuống nhập khẩu quan trọng đang tiến về cảng. Những xe lan chở cát, đá chạy ì ạch trên sông. Rồi còn ghe, đò chở khách qua lại trên sông.

Buổi trưa nắng gắt, dòng sông mới đẹp làm sao! Mặt nước lặng đi, dòng sông như một tấm gương để những chị mây trắng soi mình xuống dòng nước. Ánh nắng thoáng qua trên vành nón lá của một cô gái miền quê sông nước. Bầu trời dần dần quang đãng hơn, những tia nắng cũng lùi dần đi. Dòng sông trở nên thật êm ả. Ô! Đến bây giờ em mới biết rằng dòng sông này cũng mang một màu đỏ đậm phù sa như bao con sông khác. Ở gần bờ, những đứa trẻ đang nô đùa cùng những người dân, kẻ giặt giũ người lấy nước, làm đục ngầu cả một đoạn sông. Tiếng cười nói chen lẫn tiếng động cơ tàu thật vui nhộn. Ngồi trên tàu, em có thể cảm nhận được dường như không khí trong lành của dòng sông đã xua tan sự ngột ngạt của phố thị. Nổi bật trên sông là những đám lục bình điểm xuyết những bông hoa màu tím dịu. 

Những cánh hoa và nõn đọt của loài cây dại này có thể chế biến được những món ăn rất ngon. Dòng sông từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân thành phố.

Tả dòng sông quê em (mẫu 19)

ta dong song que em 25

Nhắc đến làng Sung Tích là nhắc đến hạ lưu sông Trà – quê hương yêu dấu của tôi.

Tôi không biết dòng sông này bắt nguồn từ ngọn núi nào, nhưng tôi chỉ biết nó đã có từ rất lâu. Sông dài và rộng lắm. Sông mênh mông như tấm lòng người mẹ. Bên bờ, những rặng cây nghiêng đầu soi bóng mình xuống dòng sông.

Buổi sớm, khi những tia nắng sớm chiếu xuống dòng sông, tôi thấy nó ấm áp, hiền hòa làm sao. Khi những chiếc thuyền rời bến đi đánh lưới hay chở khách đi, những làn sóng đập nhẹ vào mạn thuyền như bàn tay người mẹ vỗ về con trước khi đi xa. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng vàng còn lại rọi lên mặt sông tạo nên một bức tranh lung linh tuyệt đẹp. Lúc này, trên dòng sông vẫn còn lại vài chiếc thuyền cập bến sau một ngày đi đánh lưới mệt mỏi. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh cắt ngang đầu ngọn tre, soi bóng mình xuống dòng sông lấp lánh thì mặt sông gợn sóng lung linh, phủ một một màu vàng óng ánh.

Vào mùa xuân và mùa hạ, nước sông thẳm, hiền hòa và yên ả. Vào cuối mùa thu và đầu mùa đông, sau những trận mưa lớn thì nước sông đầy ắp, đục ngầu tạo nên những trận lụt dữ dội. Nhưng khi sự “giận giữ” qua đi thì vẫn còn lại một lượng phù sa màu mỡ cho những cánh đồng, hứa hẹn một mùa bội thu. Sông còn là nguồn lợi lớn của quê tôi vì sông cho ngư dân nhiều cá , tôm. Dòng sông đa gắn bó với biết bao kỉ niệm tuổi thơ với tôi. Bởi thế, nó như một người bạn thân thiết của tôi.

Sau này dù đi đâu thì tôi vẫn thiết tha yêu dòng sông Trà quê mình bằng một tình yêu muôn thuở – tình quê hương.

Tả dòng sông quê em (mẫu 20)

ta dong song que em 26

Tôi sinh ra tại một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Bình, nơi mảnh đất miền Trung đầy nắng gió ấy, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng biết bao cảnh đẹp. Nhưng có lẽ, gắn bó và sâu nặng với tôi nhất chính là con sông quê hương.

Từ vùng thượng nguồn nơi vùng núi Cô Pi, dòng sông Gianh chảy về với vùng đồng bằng trù phú xanh tươi. Dòng Gianh có chiều dài hơn 160 km, với diện tích hơn 4500 mét vuông. Sông Gianh chảy qua làng tôi thật dịu dàng, tựa như một dải lụa mềm mại. Những buổi sớm tinh mơ, mặt sông bình lặng, làn nước lăn tăn gợn sóng. Nơi hàng cây hai bờ sông, những giọt sương mai đọng lại trong veo, mang những hạt nước tinh túy của đất trời. Một vài chú chim tỉnh giấc sớm, cất tiếng hót líu lo đón chào ngày mới đẹp xinh. Trên cao, những làn mù sương giăng giăng đầy mơ mộng làm dòng sông thêm huyền ảo. Tôi vẫn hay với tay mình để bắt lấy thứ mù sương kỳ lạ ấy nhưng cuối cùng chẳng thể nắm được chút gì, chỉ có thể đứng nhìn và cảm nhận nó mà thôi. Khi ông mặt trời dần nhô lên, những tia nắng bắt đầu chạy nhảy trên những ngọn tre, cành đa, sông lúc này như được trưng diện cho mình một bộ cánh mới mẻ và đầy màu sắc. Mặt sông lấp loáng màu nắng lóng lánh, từng dòng nước vỗ vào nhau nhẹ nhàng đang tí tách trò chuyện. Mấy chị tre cũng soi mình xuống làn nước trong veo để vuốt ve lại mái tóc biếc xinh đẹp của mình, cạnh đó, mấy nàng bắp trên bãi bồi cũng mơ màng ngắm nhìn mình qua chiếc gương khổng lồ. Mấy anh dừa, xanh đứng sừng sững với vẻ đầy uy nghiêm. Thấp thoáng những thuyền chài của những ngư dân bắt đầu ra khơi, trên bầu trời, chim ríu rít gọi nhau. Một ngày mới thực sự bắt đầu, vạn vật bắt đầu bước vào công việc của riêng mình. Ai cũng mang một sứ mệnh cho cuộc đời, người đánh cá kiếm thêm thu nhập cho gia đình, những nàng chim sâu bao tiếng hót làm đẹp cho đời cũng nhanh chóng đi kiếm tìm thức ăn duy trì sự sống. Và cả dòng sông xanh, đâu chỉ mang đến những cá tôm trù phú, mà còn miệt mài ngược xuôi chảy mãi, chảy mãi đưa bao con thuyền vượt nắng gió ra khơi.

Vào ban trưa, khi mặt trời lên đỉnh, nắng không còn nhẹ nhẹ, dịu êm mà được thay thế bằng cái nắng oi ả. Nước sông lúc này được nung nóng như nồi nước đang đun sôi vậy. Những hàng cây hai bên bờ toả bóng, ôm lấy dòng sông như đang che chở cho mặt sông khỏi cái nắng mãnh liệt của mùa hè. Thỉnh thoảng, có đợt gió nhẹ qua, khẽ lay trên từng cành lá đầy xao động. Chúng tôi ngồi dưới những bóng tre xanh ngắm những dòng sông quê lúc ấy, có chút gì đó vừa thương vừa nhớ những kỉ niệm ngày xưa. Đó là những ngày cởi truồng tắm mát, những lần vụng dại trốn mẹ ra sông hái mấy quả bần non…

Khi chiều xuống, sông khoác lên mình chiếc áo màu cam ấm áp. Sông Gianh vào chiều là đẹp nhất, nó yên bình lạ thường. Nước không còn vội vã nữa mà chuyển động đầy từ từ, thong thả và đầy nhẹ nhàng. Bông hoa lục bình tím trôi dạt trên mặt sông bình yên càng khiến khung cảnh thật lãng mạn, mê hoặc. Một vài chiếc thuyền chài trở về trong niềm phấn khởi của những người lao động bởi bội thu tôm cá. Xa xa, từng đàn chim đang bay về chốn ngủ sâu một ngày vất vả kiếm mồi. Gió chiều nhẹ tênh như chính tâm hồn tôi lúc này vậy, thoải mái, tự do ngắm nhìn sông nước quê hương mình.

Khi đêm về, trăng lên, vạn vật đều chìm đắm trong ánh sáng dịu dàng của vầng trăng. Sông Gianh lúc này đầy tư lự, ánh trăng thanh soi xuống đáy dòng sông, vẻ đẹp của trăng trong nước thật huyền diệu, mê hoặc.

Và càng đặc biệt hơn, tôi được nghe bà kể về những chiến công oanh liệt của sông Gianh quê mình. Dòng sông ấy tuy nhỏ bé vậy thôi nhưng đầy anh dũng, đã cùng con người chiến đấu, bảo vệ quê hương, và chứng kiến bao sự đổi thay, phát triển của nhân dân quê mình.

Yêu biết mấy dòng sông quê em, mãi mãi trong cuộc đời, tôi sẽ luôn nhớ về dòng sông ấy. Tình yêu quê hương trong tôi gắn liền với dòng sông và những kỉ niệm tuyệt vời của tuổi thơ.

Tả dòng sông quê em (mẫu 21)

ta dong song que em 27

Đà Nẵng là thành phố biển đẹp lung linh. Nếu ai đã từng đặt chân đến đây chắc chắn sẽ không bao giờ quên được con sông đặc biệt chảy giữa lòng thành phố, đó chính là con sông Hàn.

Sông Hàn là một nhánh sông lớn đổ ra biển, có lẽ đây đã là dòng chảy cuối trên hành trình đổ vào biển Đông nên dường như dòng sông chảy chậm lại, lững lờ và uốn lượn quanh co. Sông Hàn rộng dài, đứng ở bên này sông nhìn sang bên kia sông những tòa nhà dường như trở nên bé nhỏ. Đi bộ buổi sáng ven sông Hàn để đón chào bình minh là khoảnh khắc tuyệt vời nhất, khi trời vừa hừng đông, từng gợn sóng lăn tăn bắt đầu nổi lên như sự thức giấc của sông Hàn, mặt nước cũng ửng hồng như còn đang ngái ngủ. Chờ đến khi mặt trời lên, dòng sông như bừng tỉnh, ngàn tia nắng chiếu xuống mặt nước lung linh lấp lánh, và thế là sông Hàn sẽ mặc chiếc áo óng ánh đó suốt cả một ngày dài. Cho đến tận chiều tối, mặt trời chưa kịp lặn thì thành phố đã lên đèn, sông Hàn trở nên sặc sỡ hơn bao giờ hết, chiếc cầu quay với đèn xanh, đỏ, vàng in bóng xuống dòng sông thật lung linh huyền ảo. Vì vẻ đẹp về đêm và khung cảnh lãng mạn của sông Hàn mà ở đây có thêm cây cầu tình yêu, một nơi lý tưởng để tâm sự, bày tỏ yêu thương.

Em yêu dòng sông Hàn và tự hào về dòng sông của quê hương mình, dù có đi đâu và ngắm những dòng sông ở khắp mọi nơi thì đối với em dòng sông đẹp nhất vẫn là sông Hàn.

Trong mỗi người yêu quê, dòng sông quê hương có sức cuốn hút đến lạ kỳ. Người ta yêu sông không hẳn vì sông đẹp như tranh vẽ, chắc cũng không vì nó trù phú, màu mỡ. Mà đó là vì trong mỗi trái tim con người đều có tình yêu, đều yêu mảnh đất quê hương của mình, nên tất cả, là sông hay cây cỏ quê hương đều có dấu ấn không thể phai mờ. 

Với những bài văn miêu tả dòng sông quê em trên đây, hy vọng đã giúp các em khai thác được cách viết bài văn miêu tả dòng sông quê hương. Hãy chọn lọc ý chính và những từ ngữ hay để vận dụng vào bài viết tập làm văn miêu tả dòng sông quê em của mình nhé!