2 cách làm giấm táo và giấm chuối trong vắt đơn giản tốt cho sức khoẻ

Tạo giấm cái

Bạn bóc sạch vỏ chuối, sau đó bạn có thể để nguyên hoặc cắt làm đôi để dễ dàng cho vào hũ.

Cho nước dừa tươi, chuối đã bóc vỏ và rượu vào hũ. Châm thêm nước sôi và chỉ châm đến 8/10 hũ.

Sau đó đậy nắp và để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Bạn nên để yên hũ và hạn chế xê dịch để giấm có thể lên men 1 cách tốt nhất.

Khoảng 45 – 60 ngày sau (số ngày có thể thay đổi tùy theo thời tiết), trên mặt hũ sẽ xuất hiện 1 lớp váng có màu trắng đục, đó được gọi là “con giấm”.

Càng để lâu con giấm sẽ càng dày lên và có hình dáng giống như 1 con sứa lớn. Để càng lâu thì độ chua của giấm sẽ càng tăng, bạn cần nếm thử xác định độ chua phù hợp của giấm.

Lúc này bạn cần chiết giấm ra 1 cách thật nhẹ nhàng để con giấm không bị vỡ ra.

Bước 1 Tạo giấm cái Giấm chuối
Bước 1 Tạo giấm cái Giấm chuối
Bước 1 Tạo giấm cái Giấm chuối