2 biện pháp chăm sóc người sống thực vật tốt cần phải biết

Sống thực vật là hậu quả của những tổn thương não nghiêm trọng; rối loạn thoái hóa thần kinh, rối loạn trao đổi chất hoặc bất thường bẩm sinh trong não bộ. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự mất nhận thức nhưng người bệnh vẫn mở mắt và có thể cử động con người. Vì vậy mà việc chăm sóc người sống thực vật không hề đơn giản. Do đó, người nhà của bệnh nhân sống thực vật cần phải biết người thực vật là gì? Nguyên nhân – biểu hiện người sống thực vật. Cách chăm sóc người sống thực vật để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Và sản phẩm đệm chống loét được khuyến cáo nên sử dụng để phòng và điều trị loét tì đè ở người sống thực vật.

Tìm hiểu về người sống thực vật

Theo Tổ chức đột quỵ thế giới (WSO), trong các bệnh không lây nhiễm; bệnh mạch máu-thần kinh mà điển hình là những cơn đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới; và là nguyên nhân gây tàn tật ở người trưởng thành. Hiện có khoảng 17 triệu người đột quỵ mỗi năm, với khoảng 6 triệu người tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng nặng nề.

Theo ông Lương Tuấn Khanh – giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng (Bệnh viện Bạch Mai); đột quỵ não đã và đang gây ra nhiều hệ lụy như yếu hoặc liệt tay chân; liệt nửa người hay liệt toàn thân; mặt và rối loạn lời nói, tri thức, tư duy, cảm xúc…

Người thực vật là gì?

Sống thực vật là một tình trạng mãn tính khi cơ thể vẫn còn duy trì được huyết áp, nhịp thở;và các chức năng tim mạch nhưng khả năng nhận thức thì đã không còn. Các chức năng của thân não và vùng tủy não vẫn còn hoạt động; để hỗ trợ cho các hoạt động hô hấp và tự chủ đủ để duy trì sự sống.

Người thực vật là gì

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sống thực vật là chấn thương sọ não hoặc thiếu oxy não. Tuy nhiên, bất kỳ tổn thương não nào cũng có khả năng gây ra trạng thái sống thực vật.

Vỏ não bị tổn thương nghiêm trọng nhưng hệ lưới hoạt hóa thần kinh (RAS) vẫn còn duy trì chức năng hoạt động. Phản xạ ở khu vực trung não (não trung gian) có thể hoặc không thể được ghi nhận nhưng bệnh nhân không còn khả năng tự nhận thức.

Biểu hiện người sống thực vật

Một người sống trong trạng thái thực vật có thể mở mắt, thức dậy và ngủ một cách đều đặn. Trường hợp này vẫn có những phản xạ cơ bản như chớp mắt khi giật mình vì một tiếng động lớn; hoặc cử động tay khi bị bóp mạnh. Người bệnh cũng có khả năng tự điều chỉnh nhịp tim và nhịp thở mà không cần sự trợ giúp.

Tuy nhiên, người sống thực vật không thể hiện phản ứng tương tác nào như mở mắt dõi theo một vật thể hay trả lời bằng giọng nói. Trải nghiệm cảm xúc và chức năng nhận thức về bản thân hoặc môi trường cũng không tồn tại ở người sống đời sống thực vật.

Biểu hiện người sống thực vật

Người sống thực vật không còn phản ứng có chủ đích đối với các yếu tố kích thích từ bên ngoài; nhưng vẫn còn một số dấu hiệu còn khả năng xuất hiện như:

  • Bị giật mình bởi âm thanh lớn
  • Chảy nước mắt, cười hoặc nhăn mặt
  • Mở mắt, phản ứng đồng tử, phản xạ cơ mắt
  • Mở mắt khi có đèn nhấp nháy chiếu vào mắt
  • Phản xạ thân não phức tạp (ngáp, nhai, nuốt)
  • Thức – ngủ theo chu kỳ (nhưng không phản ánh nhịp sinh học)

Sống thực vật thể hiện sự mất hết ý thức và không còn bất cứ phản ứng nào với mọi kích thích. Người sống thực vật không nghe, không nói, không cử động, không tự ăn uống, không thể khống chế việc đại tiện và tiểu tiện.

Người chết não sống được bao lâu?

Theo thống kê, chỉ 25-30% người sau đột quỵ có thể tự đi lại phục vụ chính mình; 20-25% đi lại khó khăn cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hằng ngày và 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác”. Bác sĩ Khanh giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng (Bệnh viện Bạch Mai)

Thông thường, tình trạng sống thực vật kéo dài trên một tháng được xem là sống thực vật vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể dần hồi phục và chuyển sang trạng thái ý thức tối thiểu.

Chăm sóc người sống thực vật

Người bệnh cần được liên tục đánh giá tình trạng bệnh bằng thang đo lường các dấu hiệu tiến triển; cải thiện hoặc suy giảm bệnh như Coma Recovery Scale (Thang đo mức độ hồi phục sau hôn mê).

Chăm sóc người sống thực vật

Không có phương pháp nào giúp điều trị hoàn toàn cho người sống thực vật. Thay vào đó, trọng tâm của việc chữa trị là chăm sóc hỗ trợ để não có thể hồi phục. Người bệnh sẽ được theo dõi cẩn thận để bác sĩ có thể sớm phát hiện những thay đổi hoặc dấu hiệu cải thiện.

Chăm sóc vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

Người sống thực vật thường cần phải được theo dõi và hỗ trợ trong việc ăn uống, vệ sinh; vận động bình thường và các bài tập vật lý trị liệu. Quá trình điều trị không đảm bảo cơ hội hết bệnh hoàn toàn cho bệnh nhân nhưng các giải pháp hỗ trợ sẽ mang lại cơ hội cải thiện bệnh tốt nhất:

  • Làm sạch răng miệng mỗi ngày;
  • Vệ sinh cơ thể người bệnh sạch sẽ;
  • Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh qua ống truyền;

Chăm sóc tâm lý bệnh nhân

Người thân của bệnh nhân kể lại trực tiếp hoặc ghi âm lại thời gian vui vẻ đã trải qua cùng người bệnh mỗi ngày; cho người bệnh nghe những chương trình người bất tỉnh đã yêu thích. Việc làm này sẽ kích thích thính giác, làm cho dây thần kinh trung ương của bệnh nhân hưng phấn. Sự kiên trì và tin tưởng sẽ là “liều thuốc cấp cứu đặc biệt” giúp bệnh nhân thức tỉnh.

Thường xuyên sử dụng bài tập thể dục cho khớp để ngăn co cứng khớp; và vận động để phòng tránh teo cơ bằng việc thường xuyên tắm nắng.

Bệnh nhân sống thực vật thường có thời gian phần lớn là nằm tại chỗ và không thể tự xoay người được. Vì thế thường xuyên xoay trở người bệnh thường xuyên để tránh loét tì đè.

Phòng chống loét tì đè ở bệnh nhân sống thực vật

Bệnh nhân sống thực vật thường nằm tại chỗ trong thời gian rất dài và không thể tự cử động xoay người được. Vì thế, rất dễ bị tới loét tì đè tại những vị trí tì trực tiếp xuống giường như khủy tay chân, lưng, mông và vùng cùng cụt. Do vậy, người nhà chăm sóc cần lưu ý để phòng tránh loét tì đè. Bởi nếu có xảy ra vết loét ở bệnh nhân sống thực vật cũng sẽ rất khó xử lý.

đệm chống loét tì đè

Ngày nay dưới sự phát triển của khoa học công nghệ. Trên thị trường ra đời sản phẩm đệm chống loét, chuyên dùng để phòng và điều trị vết loét tì đè ở bệnh nhân sống thực vật, nằm lâu 1 chỗ. Sản phẩm nệm chống loét được sử dụng khá phổ biến ở các nước Châu Âu và Châu Á như Mỹ, Anh, Nhật, Singapore,…

Gần đây sản phẩm nệm chống loét đã có mặt tại Việt Nam. Trong các phác đồ điều trị loét tì đè cho đối tượng bệnh nhân sống thực vật, người gãy xương, người tai biến, người già…; các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa điều trị phục hồi chức năng đều sử dụng.

THAM KHẢO : MUA NỆM HƠI CHỐNG LOÉT Ở ĐÂU TỐT?