#2 Đặc sắc với cách trang trí bàn thờ Tết miền Nam đón tài lộc

Đặc sắc với cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam đón nhiều tài lộc

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền NamCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam

Tết nguyên đán là dịp lễ đặc biệt nhất trong năm với mỗi người con đất Việt. Dù là miền Bắc, miền Trung hay Nam cũng đều cố gắng sửa soạn, bày biện bàn thờ sao cho ấm cúng, trang trọng nhất. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc điểm địa lý, tập tính, tín ngưỡng mà mỗi vùng có cách trang trí bàn thờ khác nhau. Bài viết dưới đây Minh Đường gửi đến bạn cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam đẹp và chuẩn.

1.  Bàn thờ ngày tết miền Nam có gì?

1.1. Bàn thờ ngày Tết miền Nam có gì?

Người Việt ta vô cùng coi trọng ngày Tết nên việc trang trí bàn thờ ngày tết miền nam không thể qua loa, sơ sài. Trước tiên vì tính thẩm mỹ, sau đó mà mong muốn mà con người gửi gắm. 

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền NamCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam

Ban thờ ngày Tết miền Nam tương đối đơn giản

Dù là miền Bắc hay miền Nam thì ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả, thường trên bàn thờ ngày tết miền Nam sẽ chú trọng về hoa quả hơn, những loại hoa quả được chọn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Các loại quả này mang ý nghĩa cầu một năm mới phát triển, sức khoẻ dồi dào, làm ăn phát đạt, có cuộc sống sung túc, được ăn ngon mặc đẹp. 

Tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà mâm ngũ quả có sự thay đổi về loại quả, nhưng nhìn chung mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày tết miền Nam cổ truyền sẽ bao gồm: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. 

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Mâm ngũ quảCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Năm loại quả này đều mang ý nghĩa đặc biệt, khi đọc sẽ na ná như: cầu sung vừa đủ xài – tức là mong cầu tiền tài, của cải trong năm vừa đủ. Ý nghĩa của từng loại quả: 

  • Mãng cầu: cầu gì được nấy.

  • Sung: tượng trưng cho sự sung túc, ấm no.

  • Dừa: ý là vừa đủ.

  • Đu đủ: tượng trưng cho sự đủ đầy.

  • Xoài: ý là có tiền xài quanh năm.

Xem thêm: Cách trang trí ban thờ ngày Tết miền Bắc vừa đẹp vừa rước tài lộc vào nhà

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quảCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quả

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quảCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quả

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quảCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quả

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quảCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quả

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quảCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Ý nghĩa các loại quả

Ý nghĩa của những loại quả trên mâm ngũ quả trang trí ngày Tết miền Nam

Bên cạnh đó, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết miền Nam còn xuất phát từ thuyết Ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ – những yếu tố để vận hành vũ trụ. Ngoài ra, năm loại quả này tượng trưng cho ước mong: Phú( giàu có) – Quý( sang trọng) – Thọ( sống lâu) – Khang( khoẻ mạnh) – Ninh( bình yên). 

1.2. Sự đặc sắc của trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam

Bàn thờ gia tiên miền Nam có nhiều nét rất riêng so với bàn thờ gia tiên miền Bắc. Từ hồi khẩn hoang, người miền Nam gọi bàn thờ là cái giường thờ. Sở dĩ có tên như vậy bởi: khi cha mẹ còn sống, nằm trên chiếc giường nên khi mất vẫn dùng tên giường cho thân thuộc. 

Trước giường thờ là một chiếc bàn nhỏ, được phủ một lớp khăn vải đỏ. Một số nơi gọi đây là bàn nghi, nhưng có chỗ lại có tên là bàn độc. 

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền NamCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam

Một mẫu trang trí ban thờ ngày Tết tại Miền Nam đơn giản

Sau đó, xuất hiện thêm tủ thờ, người miền Nam lúc đầu vẫn sắp xếp bàn độc phía trong, tủ thờ phía ngoài. Ngày nay, do không phải mọi gia đình đều có không gian thờ cúng lớn, nên một số chỉ để tủ thờ và không sắp bàn độc.

Với người miền Nam tủ thờ là một đồ vật rất sang trọng và được tôn kính. Tủ thờ thường được thiết kế kiểu đục chạm hoặc cẩn ốc xà cừ. Hình ảnh chạm khắc trên tủ thờ của người miền Nam thường được lấy cảm hứng từ Tứ Linh, phong cảnh mùa xuân, Nhị Thập Tứ Hiếu.

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền NamCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam

Về vật phẩm thờ cúng đặt trên ban, không có sự khác biệt quá nhiều giữa miền Bắc và miền Nam. Bộ đồ thờ sẽ bao gồm: bộ tam sự (lư hương, đôi chân nến hoặc cặp hạc ngự long quy), bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chóe, kỷ nước. Ngoài ra, có thể thêm tùy theo điều kiện gia đình.

Bàn thờ ngày tết miền Nam thường trưng bày các loại hoa: cúc, huệ, lay ơn, những cặp bưởi xanh hay cặp dưa hấu có dán chữ đỏ,… Đặc biệt sẽ có thêm chậu mai được đặt trước bàn thờ, trang trí thêm câu đối, lời chúc được gắn trên thân cây để tăng thêm phần trang trọng, rước tài lộc đầy nhà.

  2. Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam

Trong muôn hạnh thì hạnh hiếu đi đầu. Luân thường đạo lý của dân tộc ta vốn trọng đạo Nho nên lấy hiếu nghĩa làm gốc. Vì thế, cứ mỗi độ Tết về, việc trang trí bàn thờ cũng là một nét đẹp văn hoá tâm linh, thể hiện hiếu đạo “uống nước nhớ nguồn” tới cha mẹ, ông bà đã khuất.

Bên cạnh đó, việc trang trí bàn thờ ngày Tết nói chung và trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam nói riêng còn là cách để thấy rõ được văn hóa, tín ngưỡng của từng vùng miền, và sự hân hoan của mọi người trước thềm năm mới.

 3. Thời điểm mà người miền Nam trang trí bàn thờ Tết

Cũng giống như mọi miền Tổ quốc, việc trang hoàng, làm mới lại ngôi nhà, đặc biệt trang trí bàn thờ gia tiên thường được làm vào những ngày giáp Tết. Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp tức là ngày ông Công ông Táo hàng năm là ngày đầu tiên ông Táo về trời nên sẽ được người Việt lau dọn ban thờ trước đó để và chuẩn bị để đón các bậc tổ tiên về vào những ngày Tết.

Việc lau dọn, trang trí từ sớm giúp mọi người tránh những vấn đề phát sinh, có nhiều thời gian hơn để dọn dẹp một cách cẩn thận, chu đáo nhất. 

4. Mâm cơm gia tiên trên bàn thờ ngày Tết miền Nam

Mâm cơm gia tiên của mỗi vùng sẽ có những món đặc trưng, sản vật theo từng vùng. Trên bàn thờ ngày Tết miền Nam thường có bánh tét ( giống như bánh chưng trên bàn thờ tết miền Bắc), thịt kho hột vịt, canh măng, gỏi tôm thịt, chả giò, nem,..

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Thịt kho hột vịtCách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam | Thịt kho hột vịt

Mọn thịt kho hột vịt không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết tại miền Nam

Ngoài mâm cơm cúng, mọi người còn chuẩn bị thêm bánh kẹo Tết, mứt, rượu vang…để tiếp đón khách thêm nồng nhiệt và để năm mới thêm ngọt ngào.

Xem thêm: Trang trí bàn thờ ngày Tết như thế nào để tài lộc vào năm mới

5. Những lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày tết miền nam

5.1. Lưu ý

Chúng ta đều biết ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng thờ nên khi trang trí bàn thờ miền Nam cần lưu ý một số điều sau đây:– Nên có kế hoạch lau dọn từ sớm, tránh những việc phát sinh hay những điều rủi ro không mong muốn trong quá trình làm. Thời điểm tốt nhất là từ ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công ông Táo về trời. 

  • Nếu gia đình thờ Phật nên ưu tiên dọn bàn thờ Phật rồi mới đến ban thờ gia tiên. 

  • Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, phải thắp hương để xin phép thần linh và gia tiên rồi mới được đem những vật thờ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn.

  • Riêng các bức tượng và bát hương, cần phải thắp hương để xin phép rồi mới được xê dịch và khi lau dọn xong thì phải đặt đúng vị trí cũ. Điểm đặc biệt cần lưu ý chính là nên dọn từ trên cao xuống. 

  • Khi lau dọn, trang trí ban thờ nên tắm rửa sạch sẽ, trang phục nghiêm trang, chỉn chu. 

  • Dùng khăn sạch để lau, tránh dùng khăn bẩn hay đã sử dụng. Điều này vừa mạo phạm với bề trên mà còn làm xấu, bẩn vật phẩm thờ cúng. 

  • Tuân theo nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng”. Theo phong thủy, “vị” ở đây chính là khi bàn thờ được đặt tại các cát cung của thuật định vị Cửu Cung Thần Sát như: Âm Quý Nhân, Dương Quý Nhân, Thiên Lộc (nếu ở đứng cung Tài Thành Lộc Cư Lộc vị là đắc cách), Thiên Mã. Trong đó Âm Quý nhân được coi là vị trí đặt bàn thờ đại cát khánh, tiếp theo là Dương quý, sau đó là Lộc vị, thứ nữa mới đến 16 cung Huyền khổng trạch vận (các cung Diên thọ, Tài lộc, Tử tức).

  • Bát hương phải đặt ở vị trí trung tâm, tiếp đến là mâm ngũ quả, và kỷ nước( có thể kỷ 3 hoặc 5).

  • Rút chân hương phải rút cẩn thận, từ từ, không nên cầm cả nắm để rút, dễ gây tình trạng rơi, đổ bát hương. Khi bạn muốn rút bớt chân nhang ra khỏi bát hương thì nên để lại một ít chân nhang theo số lẻ như 3, 5, 7… thường nên để 3. Phần nhang đã rút ra nên đem đốt thành tro chứ không được vứt vào sọt rác

  • Hoa quả thắp hương phải là hoa quả tươi. Sử dụng đồ héo hay giả vừa không đem lại sinh khí vừa mất đi sự thành tâm, nét đẹp của không gian thờ. 

5.2. Kiêng kị

Bên cạnh những điều cần lưu ý, không thể thiếu được những việc cần tránh, điều cấm kỵ sau đây. 

  • Bát hương là vật án ngữ tâm linh, là trái tim, là nơi gia tiên “ cư ngự” nên khi lau dọn, không được xê dịch hay làm đổ, tránh tránh việc làm vỡ.

  • Để đúng vị trí các vật phẩm thờ cúng, không nên đảo lộn hay xếp sai chỗ so với ban đầu. 

  • Một số gia đình dùng đèn điện để thay cho đèn dầu ở trên ban, tránh những màu sắc quá sáng hay rực rỡ. Tốt nhất là nên chọn màu vàng hoặc đỏ để tạo cảm giác ấm cúng, trang nghiêm.

6. Minh Đường – đơn vị thiết kế thi công không gian thờ

Nội thất Minh Đường là đơn vị cung cấp các giải pháp về nhà thờ gỗ, không gian thờ tự, vách ngăn phòng thờ CNC và đặc biệt là ban thờ gỗ.

Nội thất Minh Đường có hệ thống xưởng với máy móc hiện đại kết hợp với thợ mộc lành nghề, am hiểu kĩ thuật truyền thống, vừa cho ra những sản phẩm một cách nhanh chóng nhưng vẫn giữ được cái hồn truyền thống, chuẩn phong thủy, tâm linh.

Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.

Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng

Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng

Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0913.339.889

Liên kết với chúng tôi:

Facebook: Không gian thờ Minh Đường

Twiter: Đang cập nhật

Instagram: Đang cập nhật

Pinterest: Đang cập nhật

Linkin: Đang cập nhật

Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc

Chia sẻ bài viết: