18 ý tưởng kinh doanh thời trang tự thiế | LUSA Media

Bạn đang có kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế nhưng bạn lo lắng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết làm thế nào để tạo được dựng được thương hiệu và phong cách thời trang ấn tượng của riêng mình? Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể xóa tan những lo lắng, vướng mắc nếu bạn biết  được 18 ý tưởng kinh doanh thời trang tự thiết kế được chia sẻ dưới đây. 

Phần 1: 18 ý tưởng kinh doanh thời trang tự thiết kế

1. Kinh doanh quần áo trẻ em thiết kế

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh thời trang cho trẻ em. Hiện nay, các bậc phụ huynh đặc biệt là những người nổi tiếng luôn muốn xây dựng phong cách thời trang cá tính cho con yêu của mình. Họ luôn sẵn sàng đầu tư mua những bộ trang phục tự thiết kế đẹp, độc và chất lượng tốt cho con. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội này để phát triển những mẫu quần áo tự may theo đơn đặt hàng của khách. Đọc ngay bài viết Kinh nghiệm mở shop kinh doanh quần áo trẻ em nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu sâu về lĩnh vực thời trang trẻ em.

222-2.png

2. Mở shop bán quần áo tự may cho người trung tuổi

Không chỉ có những người trẻ mới muốn làm đẹp mà cả những người cao tuổi cũng luôn muốn làm đẹp mọi lúc mọi nơi. Mọi người thường tập trung thiết kế cho trẻ em và người trẻ tuổi mà quên mất thị trường tiềm năng này. Bạn hoàn toàn có thể thành công nếu nhắm vào thị trường mục tiêu là người trung tuổi và cao tuổi.

3. Dịch vụ in và thêu

4. Sản xuất và thiết kế hàng đồng phục

y-tuong-kinh-doanh-thoi-trang-thiet-ke-1 (1).jpeg

5. Cho thuê quần áo

Cho thuê quần áo là một hình thức kinh doanh mới và chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu được áp dụng rộng rãi ở nước ngoài và hiệu quả kinh doanh rất tốt. Đối với những người nổi tiếng, những trang phục đi dự sự kiện họ chỉ mặc một lần mà ít khi sử dụng lại lần hai.

Bạn có thể tận dụng ý tưởng thời trang này để bắt đầu hình thức kinh doanh cửa hàng cho thuê quần áo cũ. Những mẫu trang phục cao cấp tự thiết kế sẽ được người nổi tiếng thuê để đi tham gia các buổi họp báo, các sự kiện. Ý tưởng kinh doanh này sẽ vô cùng tuyệt vời đấy!

6. Kinh doanh quần áo Vintage

Bên cạnh việc kinh doanh thời trang tự thiết kế theo hơi hướng hiện đại thì việc mở shop bán quần áo tự may theo hướng cổ điển cũng là ý tưởng kinh doanh được ưa chuộng.

Bạn chắc chắn sẽ kiếm được tiền từ việc kinh doanh quần áo Vintage bởi những bộ trang phục này sẽ được cung cấp cho những nhà sản xuất phim hoặc những tín đồ thời trang có tình yêu đặc biệt đối với quần áo theo phong cách cổ điển.

y-tuong-kinh-doanh-thoi-trang-thiet-ke-23.jpeg

7. Bán quần áo cũ

Ngày nay, khách hàng mua quần áo chủ yếu quan tâm đến yếu tố đẹp, độc, bền và rẻ mà không còn quan tâm quá nhiều đến việc cũ hay mới. Và đây cũng là ý tưởng dành cho những ai đang muốn kinh doanh thời trang. Một số khách hàng quan niệm rằng họ thích mua quần áo cũ hơn vì với cùng một mức giá, quần áo cũ thường có chất liệu xịn và bền hơn so với các loại quần áo mới. Nếu bạn biết cách chọn lọc những mẫu quần áo cũ chất lượng tốt và biết thiết kế, cách tân quần áo cũ sao cho phù hợp nhất thì chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ buôn may, bán đắt.

8. Dịch vụ sửa chữa quần áo cũ

Để công việc kinh doanh quần áo tự thiết kế chuyên nghiệp hơn, bạn nên thêm các dịch vụ ưu đãi cho khách hàng thân thiết hoặc dịch vụ sửa chữa quần áo miễn phí. Đối với những bộ quần áo mà khách hàng ưa thích thì việc sửa chữa và phục hồi quần áo là rất cần thiết.

9. Thiết kế và in áo thun

Những mẫu áo thun có thiết kế đặc biệt, có họa tiết in ấn mới lạ, luôn là điểm nhấn và được thị trường giới trẻ đón nhận. Bạn có thể tận dụng ý tưởng này để lên các bản thiết kế sáng tạo và hấp dẫn và bán lại mẫu cho các công ty sản xuất, hoặc tự tay gia công, biến mẫu thiết kế của mình thành sản phẩm đời thực.

10. Thời trang stylist

​Trở thành một nhà tạo mẫu thời trang cho những người nổi tiếng trong các buổi chụp ảnh và trong các sự kiện cũng là một ý tưởng bạn nên cân nhắc.

kinh-doanh-thoi-trang-thiet-ke-09.jpeg

11. Tìm nguồn cung ứng sản phẩm cho công ty

​Ý tưởng tìm dòng quần áo, nguyên liệu sản xuất hàng may mặc cho các công ty cũng là một ý tưởng hay giúp bạn bắt đầu hiện thực hóa ước mơ của mình.

12. Kinh doanh đồ lót tự thiết kế

Đồ lót là trang phục vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Những mẫu đồ lót tự thiết kế sang trọng, quyến rũ mang đến sự thoải mái cho người sử dụng là một ý tưởng kinh doanh vô cùng mới mẻ và hấp dẫn.

13. Kinh doanh kết hợp cung cấp vải

14. Mở lớp dạy thiết kế thời trang

kinh-doanh-thoi-1111.jpeg

15. Làm đại lý phân phối vải thiết kế

16. Thiết kế các vật dụng mới từ đồ cũ

17. Tư vấn mua sắm cá nhân

18. Mở shop kinh doanh quần áo

Nếu yêu thích thời trang mua sắm và quan tâm đến những bộ quần áo có thiết kế đẹp, tại sao bạn không mở ngay một shop thời trang để kinh doanh nhỉ? Nhưng cũng đừng vì thế mà vội vã thực hiện. Bạn hãy đi khảo sát thị trường xung quanh và tìm ra một thị trường ngách có tiềm năng nhất và bám theo nó.

Trên đây là 18 ý tưởng kinh doanh quần áo tự thiết kế vô cùng tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Nếu bạn biết tiếp thu những ý tưởng trên và xác định được mục tiêu rõ ràng thì bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh doanh thời trang của mình một cách dễ dàng. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để khảo sát thị trường quần áo hiệu quả, và đâu là thị trường ngách phù hợp với bạn?

y-tuong-kinh-doanh-thoi-trang-thiet-ke-3.jpeg

Phần 2: Kinh nghiệm bán quần áo thiết kế hiệu quả

Nếu bạn đang muốn đi trên con đường kinh doanh thời trang tự thiết kế bằng cách thành lập riêng một thương hiệu của riêng mình thay vì chỉ là một nhà bán lẻ của các thương hiệu khác, thì có rất nhiều điều bạn cần phải xem xét cẩn thận trước khi bắt đầu. Dưới đây là một số những kinh nghiệm bán quần áo thiết kế mà Blog Lusa muốn chia sẻ tới bạn với hy vọng sẽ giúp đỡ bạn có thêm những tích lũy khi bước trên con đường này.

1. Nghiên cứu thị trường

​Nghiên cứu thị trường là điều quan trọng đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh quần áo tự thiết kế. Ngành công nghiệp thời trang thường thay đổi rất nhanh chóng về các kiểu dáng, mẫu mã, các xu hướng đến và đi cũng giống như mặt trời mọc và lặn vậy đó. Và để thành công trên con đường kinh doanh quần áo tự thiết kế này, bạn hoàn toàn phải hiểu khách hàng của bạn và sở thích, thói quen của họ. Bạn phải có khả năng nhìn thấy xu hướng để kịp thời tung ra thị trường và quan trọng nhất bạn cần phải sáng tạo, linh hoạt chiến thuật của riêng mình.

y-tuong-kinh-doanh-thoi-trang-thiet-ke-8.jpeg

Bạn cũng sẽ cần phải tiến hành một số nghiên cứu về thị trường kinh doanh thời trang tự thiết kế để biết được các đối thủ của mình là ai, hiểu được thị hiếu khách hàng tiềm năng của mình là gì, sở thích và mong đợi của họ ra sao. Bởi vì ngành công nghiệp thời trang theo mùa sẽ luôn thay đổi. Bạn không muốn tạo ra mẫu mùa hè khi nó đã vào mùa thu? Vì vậy, bạn cần phải đi trước thời trang và theo kịp xu hướng để biết những gì khách hàng mong muốn cũng như là những nhà thiết kế khác đang làm.

2. Lựa chọn dòng quần áo thiết kế thích hợp

Sau khi thấu hiểu được thị trường kinh doanh thời trang tự thiết kế rồi, việc tiếp theo bạn cần xác định được loại quần áo mà bạn muốn bắt đầu làm. Kinh doanh quần áo nói chung rất rộng bao gốm quần áo nữ, quần áo nam, quần áo trẻ em, quần áo thể thao, quần áo bà bầu,… Hoặc bạn có thể thu hẹp lại ví dụ như trong quần áo nữ, bạn có thể chuyên váy đầm hay đồ bò,… Trước khi bắt đầu vào thiết kế, bạn cần lên sẵn ý tưởng trong đầu về loại quần áo mà bạn sẽ tiến hành thiết kế và kinh doanh.

1111.jpeg

3. Xác định số vốn cần có để kinh doanh quần áo tự thiết kế

Vấn đề tài chính luôn khá đau đầu đối với một startup, kinh doanh quần áo tự thiết kế cũng vậy. Kinh phí sẽ là bao nhiêu để bạn bắt đầu một shop bán quần áo tự thiết kế với thương hiệu của riêng mình? Có rất nhiều việc cần nguồn vốn như chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí mua sắm trang thiết bị, vải vóc, chi phí quảng cáo cửa hàng,… Ngoài những chi phí cố định chắc chắn phải chi, bạn nên chuẩn bị cả vốn dự phòng cho mình, phòng những rủi ro có thể xảy ra. Nếu không có đủ kinh phí làm được, bạn cần chắc chắn là sẽ có kế hoạch để có được nó ví dụ tìm kiếm, thu hút nhà đầu tư, gom góp vốn,…

4. Ý tưởng về tên thương hiệu của riêng bạn

Tên thương hiệu không chỉ đơn thuần là tên gọi cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế của bạn, mà nó còn mang theo dấu ấn, phong cách cá nhân của bạn để mỗi khi gọi tên, khách hàng sẽ nhớ ngay đến cửa hàng và những thiết kế của bạn. Hãy chắc chắn rằng tên thương hiệu của bạn là sáng tạo, độc đáo và hấp dẫn. Ngày nay, nhiều shop quần áo thường chuộng đặt tên cửa hàng của mình theo các tên nước ngoài như: Daisy, Fume, May Boutique, Red Shop,… hoặc những cái tên độc đáo chỉ có một từ duy nhất như: Mộc, Xinh, Hương,… Bạn cũng cần phải tạo ra một logo, hãy chắc chắn nó sẽ phản ánh được bản chất của thương hiệu. Cuối cùng bạn nên xem xét việc đăng ký bản quyền để tránh những đối thủ khác “ăn cắp” thương hiệu, ý tưởng.

5. Thiết kế quần áo của bạn

Phần thú vị nhất khi kinh doanh thời trang tự thiết kế đó chính là thiết kế các mẫu quần áo mang thương hiệu của riêng bạn. Hãy phác thảo các mẫu quần áo và chọn lựa vào bộ sưu tập của bạn. Hãy chắc chắn những bộ quần áo đó hợp thời trang và đúng thời điểm mùa vụ để phát hành. Nếu bạn không có kỹ năng thiết kế hãy tìm kiếm những thiết kế chuyên nghiệp cho riêng mình.

Tiếp theo, bạn nên kiểm tra các tiềm năng của các thiết kế đó bằng cách xin ý kiến của bạn bè và gia đình. Đối với những lời chỉ trích mà thực sự có tính xây dựng, bạn nên xem xét về thực tế, đừng viển vông hay quá tự tin vào chính kiến bởi bạn thiết kế cho công chúng.

y-tuong-kinh-doanh-thoi-trang-thiet-ke-5.jpeg

6. Tìm nơi sản xuất sản xuất

​Việc tiếp theo bạn cần làm trong quá trình kinh doanh thời trang tự thiết kế là phải quyết định cách bạn sẽ sản xuất quần áo của mình. Bạn có thể thuê doanh nghiệp ngoài may hoặc bạn sẽ mở xưởng thuê thợ may trực tiếp. Bạn cần tìm ra một xưởng sản xuất, nơi có tất cả những điều kiện bạn cần có để làm ra các bộ quần áo thiết kế. Cung cấp tất cả các chi tiết cần thiết để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn, bạn có thể tự đi chọn đặt vải, nguyên vật liệu và chuyển tới xưởng chịu trách nhiệm sản xuất hoặc đặt luôn từ A-Z. Đặt vải thì bạn có thể tham khảo ở một số chợ vải nổi tiếng trong nước như chợ vải Ninh Hiệp, Chợ Kim Biên, Chợ vải Soái Kình Lâm…

7. Thiết kế cửa hàng

  • Mặt bằng:

 

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn muốn mở một shop bán quần áo tự thiết kế bởi vì cửa hàng sẽ là nơi đầu tiên thu hút khách hàng. Bạn nên chọn mặt bằng cửa hàng ở những nơi đông đúc như trung tâm thương mại, hay những khu phố mua sắm tập trung nhiều cửa hàng san sát nhau. Chọn được một mặt bằng đẹp cũng là một hình thức marketing rất tốt cho cửa hàng bán quần áo tự thiết kế của bạn, bởi vì mọi người thường có xu hướng mua sắm ở những nơi đông đúc và thường bị thu hút bởi những thứ đẹp đẽ.

  • Thiết kế cửa hàng:

Một cửa hàng đẹp sẽ càng làm tôn lên những bộ quần áo đẹp, chính vì vậy, thiết kế cửa hàng kinh doanh thời trang tự thiết kế làm sao cho đẹp và ấn tượng là điều rất quan trọng.

Màu sắc là yếu tố đầu tiên bạn nên chú ý đến khi thiết kế cửa hàng, bởi vì nó không chỉ tạo nên tính thẩm mĩ cho không gian cửa hàng mà còn tác động rất lớn đến tinh thần và tâm lý của khách hàng. Các shop hiện nay thường chọn những tông màu sáng là chủ đạo như trắng, hồng, vàng, xanh pastel,.. mang lại cảm giác dễ chịu và thông thoáng cho cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra nét khác biệt cho cửa hàng của mình bằng việc kết hợp những màu sắc khác nhau. Ví dụ, bạn chuyên thiết kế những đồ mang phong cách unisex, bạn có thể chọn 2 tông màu đỏ và đen cho cửa hàng của mình để tạo sự thu hút và khác biệt.

Bên cạnh màu sắc thì ánh sáng cũng được xem là một trong những yếu tố tuyệt vời có thể giúp cho những bộ trang phục trong cửa hàng bạn trở nên lung linh và lộng lẫy hơn. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn những nguồn sáng sao cho thật phù hợp khi thiết kế cửa hàng. Nên kết hợp hài hòa cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để mang lại sự dễ chịu và thông thoáng cho shop của bạn.

y-tuong-kinh-doanh-thoi-trang-thiet-ke-6.jpeg

8. Nói chuyện với các nhà bán lẻ

Khi kinh doanh thời trang tự thiết kế, ngoài việc xác định hách hàng của bạn là ai, thì bạn cũng nên xem ai sẽ là những người mà bạn sẽ bán sản phẩm của bạn? Nếu bạn có kế hoạch bắt đầu cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ phải chú ý tới điều này. Bạn cần phải lập một chiến lược cẩn thận để “đột nhập” vào thị trường.

Các nhà bán lẻ sẽ giúp các thiết kế của bạn đến tay người tiêu dùng nhanh hơn vì vậy, bạn nên tìm kiếm những nhà bán lẻ tiềm năng để nói chuyện, đề xuất với họ để trưng bày và bán sản phẩm của bạn trong cửa hàng của họ.

9. Xây dựng các chương trình liên kết và mạng lưới quan hệ

Theo những người có kinh nghiệm kinh doanh thời trang thiết kế nhiều năm cho biết, chương trình liên kết sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng nhanh. Một bài viết trên blog đơn giản từ 1 blogger thời trang có thể bán hết thiết kế của bạn chỉ trong vài giờ đồng hồ. Bạn tạo nên một chương trình liên kết để mọi người có thể kiếm được chiết khấu hơi từ việc tiếp thị hàng hóa cho bạn, bạn sẽ phải bất ngờ về hiệu quả của nó.

Ngoài ra, bạn nên xem xét việc tham dự các sự kiện trong ngành, trình diễn thời trang và các cuộc họp có nhiều người như bạn trong lĩnh vực. Những người có kinh nghiệm bán quần áo thiết kế hơn bạn có thể sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên và thủ thuật giúp bạn tồn tại và phát triển trong ngành này.

10. Đăng ký 1 website bán hàng

Bạn không thể làm mà không có internet ở bất kỳ lĩnh vực nào trong thời đại này. Có nghĩa là bạn sẽ cần một sự hiện diện trên mạng bằng cách tạo website thương hiệu cho việc kinh doanh thời trang tự thiết kế của mình.

Một cách tốt để bắt đầu một thương hiệu quần áo là tạo ra một website thời trang và bán quần áo trực tuyến. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bán trên các sàn TMĐT, trang rao vặt, mạng xã hội, diễn đàn… Tốt nhất là bạn nên lựa chọn 1 nền tảng website mang lại cho bạn nhiều cơ hội tích hợp với các kênh bán hàng đa dạng để 1 công đôi việc, đăng bán sản phẩm lên các kênh dễ dàng, nhanh chóng, quản lý bán hàng cũng không phải vất vả ngược xuôi.