18 Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân: Đông khách, Ít vốn
Mở quán cơm bình dân từ lâu đã trở thành xu hướng và đến nay vẫn từng hết hot. Với thị trường khách hàng lớn như hiện nay, mô hình này lại càng được chú trọng và phát triển. Tuy vậy, mỗi năm vẫn có hàng trăm quán ăn được mở ra. Thế nhưng, trong số đó chỉ có 50% có thể tồn tại lâu dài. Vậy bí quyết kinh doanh tiệm cơm sao cho luôn phù hợp xu hướng là gì? Bài viết này chính là những kinh nghiệm Kanawa đúc kết, tổng hợp lại và gửi tới các bạn.
Nội Dung Chính
1. 3 lý do khiến bạn muốn mở quán cơm bình dân ngay và luôn
Bên cạnh những quán ăn “chanh sả” thì cơm bình dân vẫn luôn có sự thu hút nhất định. Bởi cửa hàng phục vụ nhanh chóng, hướng tới nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Hơn nữa, thực khách còn có các lựa chọn món hoặc suất khi dùng bữa tại đây. Lý do “đông khách” vẫn chưa đủ hấp dẫn bạn mở tiệm, vậy những lợi ích dưới đây thì sao?
1.1 Lượng cầu lớn
Khách hàng mà tiệm cơm hướng tới là những ai? Công nhân, lao động phổ thông, nhân viên văn phòng,… Nói chung là bất cứ ai hướng tới việc ăn uống với 3 tiêu chí: nhanh – rẻ – tiện lợi. Vì vậy, thị trường này luôn có nhu cầu rất lớn. Đặc biệt là tại các khu phố luôn tập trung dân cư đông đúc.
1.2 Chi phí đầu tư ít
Nếu bạn đang nghĩ tới con số hàng trăm triệu mà nhụt chí thì bỏ ngay khỏi đầu đi nhé! Bởi phí đầu tư quán cơm không hề tốn kém như bạn nghĩ. Nếu có tay nghề sẵn sàng thì đó chính là 1 điểm cộng. Theo thống kê, chi phí trung bình để mở 1 tiệm nhỏ sẽ trên dưới 40 triệu đồng. Con số này đã bao gồm cả thuê mặt bằng, làm biển quảng cáo, menu, bàn ghế,…
1.3 Thu lợi nhuận nhanh
Mỗi suất cơm “bụi” có giá khá rẻ, chỉ từ 25-30K. Đây là mức phí rất hấp dẫn đối với nhiều người. Cộng thêm việc thức ăn đủ hấp dẫn sẽ thu hút rất nhiều thực khách. Nhờ vậy, doanh thu được cải thiện 1 cách nhanh chóng. Dựa trên khảo nghiệm thực tế, tiệm cơm bình dân là mô hình đầu tư ít, hoàn vốn nhanh.
2. 6 việc bạn cần làm trước khi mở quán cơm bình dân
Ít vốn là vậy, lợi nhuận là vậy nhưng cần chuẩn bị khá nhiều trước khi bắt đầu mở tiệm. Nếu là người chưa có kinh nghiệm, hẳn bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, hãy kiếm cho mình 1 người hướng dẫn, hoặc tiến hành list việc cần làm dưới đây.
2.1 Nghiên cứu thị trường
Chắc chắn đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất cho bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Rất khó để mở quán tại những nơi quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Để thành công thu hút thực khách, bạn phải tạo điểm nhấn từ phần nhìn đến chất lượng.
Thế nhưng, việc mở cửa hàng tại những nơi dân cư thấp, hàng quán ít cũng không đúng. Để nghiên cứu thị trường rõ ràng nhất, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
-
Mục tiêu mà bạn đặt ra trong 6 tháng đầu tiên là gì? Bao nhiêu lượt khách/ ngày? Doanh thu trung bình như nào là hợp lý?
-
Khu vực đó tập trung những phân khúc khách hàng như thế nào? Nếu chủ yếu là công nhân thì hình thức kinh doanh, món ăn sẽ khác nơi tập trung văn phòng.
-
Những dịch vụ đã được mở ra trong khu vực gồm những gì? Tính cạnh tranh như thế nào, cao hay không?
Bạn nên tiến hành từ thị trường có quy mô nhỏ trước. Sau đó tính dần sang phạm vi lớn, rộng rãi hơn. Từ đó có thể đưa ra hình thức kinh doanh phù hợp và chiến lược quảng cáo hiệu quả.
2.2 Tìm địa điểm mở quán
Sau khi đã phân tích thị trường, chủ đầu tư tiếp tục tìm vị trí đặt tiệm. Về địa điểm thì có khá nhiều yếu tố tác động, trong đó có cả vấn đề phong thủy. Nhiều người xem cả hướng nhà, màu sắc, thổ địa,… Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là xem xét tính tương thích và an toàn.
Quán bình dân mà mở trong khu phố sang trọng thì chẳng mấy ai để tâm đến. Ngoài ra, chẳng khách hàng nào thích 1 quán ăn chật chội, nóng bức và ngột ngạt. Hãy lưu ý điểm này, dù tiệm nhỏ, bạn vẫn có cách bài trí sao cho thoải mái. Hơn hết, phải chú trọng vào vấn đề giao thông và tình trạng cấp, thoát nước.
2.3 Xác định quy mô quán
Xác định quy mô cũng chính là 1 trong những bước đầu tiên phải làm. Từ đó, bạn mới có thể vạch ra ngân sách và tìm địa điểm phù hợp. Việc định hướng phương thức bán hàng hay đầu tư cũng phải dựa vào tiêu chí này. Chuẩn bị cơ sở vật chất, dụng cụ bán hàng, trang thiết bị,… cũng vậy.
2.4 Chuẩn bị nguồn vốn
Nếu quy mô lớn, chắc chắn bạn cần kinh phí lớn hơn con số nêu trên. Hãy liệt kê ra những khoản chi cần phải chuẩn bị. Ví dụ như:
-
Mặt bằng, biển hiệu,…
-
Nguyên vật liệu
-
Thiết bị vận hành
-
Thuê nhân công
Chưa kể đến những khoản tiền như điện, nước, đầu tư máy lạnh,… Những bạn chưa có kinh nghiệm hay kiến thức còn phải học và đào tạo thêm. Vì vậy, nếu có điều kiện thì hãy chuẩn bị dư ra so với số tiền đã dự kiến.
2.5 Lên kế hoạch bán hàng chi tiết
Sau khi đã có được “nền móng” cơ bản, bạn cần lập kế hoạch hoạt động chi tiết hơn. Trong đó, cần xác định thời gian bán hàng trọng tâm. Thông thường, quán cơm sẽ mở bán từ 10h – 14h và 17h – 21h. Tiếp đến, cần định giá bán sao cho phù hợp và cân bằng với thị trường.
Liệu thực đơn cần lên danh sách cố định hay theo ngày? Nên thiết kế biển hiệu như nào để hấp dẫn và thu hút khách hàng? Ngoài việc trả lời câu hỏi trên, bạn còn phải tạo chiến lược quảng bá tại khu vực. Có cần triển khai đăng ký trên các ứng dụng giao hàng hay không? Tất tần tật những vấn đề trên đều cần được lên kế hoạch 1 cách chi tiết.
2.6 Nhớ đăng ký kinh doanh
Đây là vấn đề liên quan đến luật pháp, bảo đảm quyền lợi cho chính hộ kinh doanh. Vì vậy, trước khi mở tiệm, bạn cần được sự cho phép của chính quyền địa phương.
Ngoài ra, còn phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khác như chứng nhận VSATTP,… Hợp đồng thuê nhà (nếu đi thuê), hợp đồng mua bán nhà đất,… Thực tế, những quy trình này đều diễn ra rất nhanh chóng. Miễn là bạn khai báo trung thực và nghe theo chỉ dẫn của các cán bộ thực hiện.
3. 9 bí quyết mở quán cơm bình dân chắc chắn thành công
Thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình vận hành và cách quản lý công việc. Trong đó, bao gồm cả kinh nghiệm và kỹ năng của mỗi người chủ quán. Ngoài ra, ta có thể đề cập tới chữ “duyên” và sự thích nghi với nghề.
Có nhiều người mở tiệm một thời gian và nhận ra rằng họ không phù hợp với lĩnh vực ấy. Thế nhưng, phần lớn “trái ngọt” đều đến với người có sự kiên trì. Ngoài ra, họ còn nằm lòng những bí quyết tạo uy tín và chất lượng.
3.1 Nhập nguồn nguyên liệu sạch
Vấn đề quan trọng nhất khi đầu tư dịch vụ ăn uống chính là nguyên liệu sạch. Không thực khách nào quay lại quán nếu phát hiện ra vấn đề về thực phẩm. Thậm chí, với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, tầm ảnh hưởng còn lớn hơn thế.
Đã có không ít thương hiệu lớn bị cư dân mạng “bóc phốt”. Nguyên nhân xuất phát từ chính món ăn mà họ order. Và kết quả là chủ quán phải lên tiếng xin lỗi và chịu lỗ nặng nề trong thời gian dài. Thậm chí, họ có thể “bay màu”, phá sản, nhận đánh giá 1 sao chỉ trong tích tắc. Vì vậy, đừng dại mà động chạm đến vấn đề VSATTP. Hãy cẩn trọng ngay từ bước chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín.
3.2 Xây dựng thực đơn phong phú
Kinh doanh thực phẩm là môi trường cực kỳ linh hoạt, đặc biệt là tiệm cơm bình dân. Hầu hết, những mô hình này sẽ không có thực đơn cố định. Thay vào đó, chủ quán sẽ thay đổi các món ăn mỗi ngày. Hoặc có những nơi giữ cố định nhưng họ sẽ thêm 1 vài món mới.
Đây là các cách thức vận hành rất thú vị. Nếu bạn hoặc đầu bếp có tay nghề thì nên tạo menu thật đa dạng mỗi ngày. Không ai muốn chỉ có mấy món “nghèo nàn” lặp đi lặp lại. Làm vậy không hề giữ chân được khách hàng đâu nhé!
3.3 Định giá bán hợp lý
Tùy khu vực, chủ đầu tư cần đưa ra giá bán hợp lý với thu nhập trung bình của nơi đó. Thêm vào đó, cần đánh vào lớp khách hàng phù hợp. Ví dụ như cơm sinh viên sẽ rẻ hơn dân văn phòng. Vì vậy, giá trung bình tại khu vực gần trường Đại học công lập sẽ rơi vào 25K – 30K/suất. Thế nhưng, nơi nào có nhiều người đi làm công sở thì 1 suất cơm sẽ có giá 35K – 50K.
Tương tự, bạn bán hàng ở khu vực bệnh viện, nhà máy,… cũng có giá chênh lệch nhau. Đây chính là lý do vì sao việc “Market Research” lại được đưa lên hàng đầu.
3.4 Nhân viên phục vụ nhiệt tình
Người ta thường hay trêu đùa rằng “nghề dịch vụ là nghề làm dâu trăm họ”. Ăn uống chính là lĩnh vực nổi bật nhất trong ngành này. Sau VSATTP, phong cách phục vụ chính là tiêu chí thứ 2 để thực khách đánh giá thương hiệu.
Thông thường, họ sẽ có thiện cảm với những quán ăn mà nhân viên niềm nở, tâm lý,… Chắc chắn không ai muốn thưởng thức đồ ăn mà còn phải để ý đến “thái độ nhân viên”. Do đó, để kinh doanh thuận lợi, nên tuyển nhân viên thật cẩn thận.
3.5 Trang trí quán thu hút
Thực khách, đặc biệt là giới trẻ rất dễ bị thu hút bởi những thứ mới lạ. Hoặc có những người chỉ thích sự kết hợp hài hòa, cần đối, theo concept nhất định. Ý tưởng vận dụng điển hình có thể kể đến như cơm quê dân dã. Người chủ sẽ trang trí bằng rơm, cây cối xanh mát,… Thêm vào đó là bộ bàn ghế mây với giấy dán tường gạch nung đỏ.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo 1 tone màu sắc nhất định. Đôi khi, sự đơn giản chính là nét thu hút và hấp dẫn. Một số quán ăn còn tích hợp thêm đèn led làm biển hiệu. Hình thức này cũng khá được ưa chuộng, hãy tham khảo và sáng tạo thêm.
3.6 Đa dạng phương thức bán hàng
Hiện nay, bán online đang rất phổ biến. Nếu chỉ bán trực tiếp tại quán, bạn sẽ không thể nào thắng được với các đối thủ khác. Thậm chí, có những người chỉ bán qua apps mà không hề mở cửa hàng vật lý. Thế nhưng, doanh thu của họ vẫn tăng ầm ầm. Ai ai cũng thích sự tiện lợi, đồ ăn được giao tới tận nơi thì còn gì bằng!
Thế nên, hãy tiếp thu và hội nhập cái mới, “sống chung” với cộng đồng. Có như vậy, việc kinh doanh mới đạt được thành công. Thế nhưng, đừng chỉ bán cơm online nhé! Vì có rất nhiều thực khách tò mò cơ sở của bạn đã chuẩn bị đồ ăn như thế nào. Họ muốn đến tận nơi để trải nghiệm dịch vụ và tận mắt nhìn thấy quy trình. Tốt nhất, hãy kết hợp cả 2 hình thức trên nếu có thể. Việc làm này sẽ tạo nên chất lượng và sự uy tín hơn rất nhiều.
3.7 Đa dạng phương thức thanh toán
Tiền mặt, chuyển khoản, quẹt thẻ, ví điện tử,… Tiệm ăn nào có càng nhiều hình thức thanh toán thì càng dễ thu hút thực khách. Hầu hết các dịch vụ thời nay đều đang từng bước chuyển mình bằng công nghệ số. Cơm bình dân cũng không phải ngoại lệ.
Chắc chắn, tại những nơi sầm uất, bạn sẽ khó nhìn thấy hình ảnh xấp tiền lẻ như ngày xưa. Thay vào đó, quán bình dân nhất cũng đã xuất hiện hình thức chuyển khoản khi thanh toán. Tất nhiên, tiền mặt vẫn được ưa chuộng nhiều nhất. Thế nhưng, tích hợp thêm những tính năng trên cũng không hề thừa thãi. Phần việc này luôn có các công ty thứ 3 phụ trách từ A-Z, bạn sẽ dễ dàng làm được. Ít nhất, hãy tạo tài khoản ngân hàng để khách hàng có thể chuyển tiền nếu được đề nghị.
3.8 Có chiến lược Marketing kích cầu
Đừng coi thường truyền thông và công nghệ trong cuộc sống ngày nay. Nếu tiệm ăn của bạn nhỏ nhưng marketing tốt, chất lượng tốt, doanh thu hẳn sẽ cao hơn. Tương tự, 2 cửa hàng cùng 1 khu phố, nơi nào quảng cáo tốt hơn chắc chắn sẽ thu hút.
Vì vậy, xây dựng kế hoạch quảng bá cho tiệm cơm của bạn là công việc thiết yếu. Bạn có thể thực hiện sau khi đã hoàn tất các phần quan trọng. Thế nhưng không thể không làm. Nếu thực sự không “xây dựng” chiến lược này, kinh doanh sẽ khó mà bền vững. Một số cách marketing có thể kể đến như treo banner, tặng voucher, phát tờ rơi, lập website,…
3.9 Dùng tủ nấu cơm công nghiệp
Hãy quên ngay những chiếc bếp than thải đầy khói bụi, bếp gas hao tổn chi phí. Thay vì dùng phương pháp thủ công bất tiện, bạn có muốn tiết kiệm sức lao động và chi phí? Chắc hẳn đây là điều mà ai cũng muốn đạt được. Và đó chính là lý do tủ nấu cơm công nghiệp được đưa vào sản xuất trên diện rộng.
Với mẫu mã, thiết kế đa dạng, thiết bị này phù hợp với mọi quy mô kinh doanh. Bạn mở quán nhỏ với mục tiêu bán khoảng 10kg gạo/ ngày? Vậy thì hãy chọn ngay dòng tủ 10L có công năng đa dạng, chi phí rẻ “bèo”. Tương tự, nếu muốn phục vụ khoảng 200-250 suất/ ngày, mua ngay tủ 12 khay. Dòng sản phẩm dung tích hơn hơn cũng có. Chỉ cần nhu cầu thị trường đủ lớn, mặt hàng sẽ được sản xuất ngày càng nhiều.
Mở quán cơm bình dân không dễ nhưng cũng chẳng hề khó. Công việc chỉ trở nên khó khăn với những người dễ từ bỏ và không thực sự muốn làm. Vì vậy, nếu đã có niềm đam mê và vạch sẵn chiến lược thì hãy kiên trì. Mạnh mẽ “xông pha” và chiến đấu, chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.