Một trong những hình thức đầu tư có tỷ lệ thu lợi nhuận cao nhất hiện nay là đầu tư chứng khoán, cổ phiếu. Hiện nay, nhà đấu tư quan tâm rất nhiều đến việc lựa chọn doanh nghiệp uy tín để đầu tư chứng khoán. Thực tế không ít những nhà đầu tư đã đầu tư vào những không uy tín để rồi nhận lại nhiều bất lợi và đôi khi là mất trắng.
Chính vì điều đó, để tạo uy tín và thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thường niềm yết công ty. Bởi khi công ty được niêm yết thì mới đảm báo an toàn do được pháp luật chấp nhận và bảo vệ.
Vậy Công ty niêm yết là gì?. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trên cũng như cung cấp thêm những nội dung kiến thức liên quan đến công ty niêm yết.
>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?
Công ty niêm yết là gì?
Công ty niêm yết là một công ty công cộng mà sau khi đăng ký, cổ phiếu của công ty sẽ được mua bán công khai trên sàn giao dịch chứng khoán, khi đã trở thành công ty niêm yết, đồng nghĩa với việc công ty sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, đây được coi là hình thức phát triển cao nhất của một doanh nghiệp.
Do đo công ty niêm yết tạo được long tin và thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp. Khi trở thành công ty niêm yết, công ty phải công khai, minh bạch các thông tin về cổ phiếu, nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán của công ty để huy động nguồn vốn. Do đó, khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán được coi là động lực để trở thành một công ty niêm yết.
Điều kiện trở thành công ty niêm yết
Bên cạnh việc giải đáp Công ty niêm yết là gì, Luật Hoàng Phi còn cung cấp thông tin giúp Quý độc giả hiểu hơn về điều kiện trở thành công ty niêm yết.
Công ty niêm yết đồng nghĩa với việc được phép chào bán công khai chứng khoán ra công chúng. Do vậy, để trở thành công ty niêm yết, công ty đó phải đủ điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng.
Theo điều 12, Luật chứng khoán 2006 quy định về điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng như sau:
“1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:
a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác”.
Ngoài ra, Công ty đăng ký chào bán chứng khoán ra thị trường, phải đăng ký tại Ủy ban chứng khoán nhà nước theo quy định tại điều 13, Luật chứng khoán 2006.
Hồ sơ phát hành chứng khoán ra công chúng
Hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định tại điều 14, Luật chứng khoán 2006 như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng gồm có:
a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng;
đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm có:
a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng;
đ) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
3. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm có:
a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
d) Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải kèm theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
4. Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Các thông tin trong hồ sơ phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định của nhà đầu tư.
6. Bộ Tài chính quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác”.
Trên đây là những phân tích về câu hỏi Công ty niêm yết là gì trong chuyên mục chứng khoán và những nội dung kiến thức liên quan.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Công ty niêm yết, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được chúng tôi tư vấn trực tiếp.