Mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Để thực hiện được mục tiêu này thì vấn đề sử dụng tài sản trở thành một vấn đề hết sức quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Sử dụng tài sản một cách hiệu quả sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Điều đó sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên mấy ai hiểu được Tài sản của doanh nghiệp là gì? Thì trong bài viết này chúng tôi xin đưa tới quý bạn đọc cái cái nhìn toàn diện và cụ thể nhất.
Định nghĩa về tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó.
Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân loại tài sản như:
+ Theo hình thái biểu hiện, tài sản bao gồm: Tài sản hữu hình và Tài sản vô hình.
+ Theo nguồn hình thành, tài sản bao gồm: Tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và Tài sản được tài trợ bởi vốn nợ.
+ Theo đặc điểm về thời gian sử dụng, tài sản gồm: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
+ Theo tính chất tuần hoàn và luân chuyển, tài sản được chia thành: Tài sản cố định và Tài sản lưu động.
Trong đó, cách phân loại cuối là cách phân loại phổ biến nhất. Sau đây là những nghiên cứu khái quát về hai loại tài sản này.
Tài sản của doanh nghiệp từ đâu mà có?
Tài sản của doanh nghiệp là gì? Hình thành từ đâu? Tài sản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều được hình thành từ hai nguồn vốn: nguồn nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu.
– Nợ phải trả là giá trị của các loại vật tư, hàng hóa hay dịch vụ đã nhận của người bán hay người cung cấp mà doanh nghiệp chưa trả tiền hoặc là các khoản tiền mà đơn vị đã vay mượn ở ngân hàng hay các tổ chức kinh tế khác và các khoản phải trả khác như phải trả công nhân viên, phải nộp cho cơ quan thuế…
Hay nói cách khác nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Nhìn chung doanh nghiệp nào cũng có nhiều món nợ phải trả vì mua chịu thường tiện lợi hơn là mua trả tiền ngay và việc vay ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác để tăng vốn hoạt động của doanh nghiệp là hiện tượng phổ biến và có lợi cho nền kinh tế.
– Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ (-) nợ phải trả.
Nguồn vốn thuộc quyền sử dụng của đơn vị, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong suất thời gian hoạt động của đơn vị hay nói cách khác vốn chủ sở hữu là giá trị của các loại tài sản như nhà cửa máy móc thiết bị, vốn bằng tiền… mà các chủ thể sản xuất kinh doanh đã đầu tư để có thể tiến hành các hoạt động kinh tế đã xác định. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước cấp vốn và chịu sự giám sát của nhà nước thì chủ sở hữu là Nhà nước. Đối với các xí nghiệp liên doanh hay công ty liên doanh thì chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn.
Đối với các công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ sở hữu là các cổ đông. Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu là người đã bỏ vốn ra để thành lập và điều hành hoạt động đơn vị.
Tài sản của doanh nghiệp dùng để làm gì? Tại sao phải sử dụng tài sản của doanh nghiệp thật hiệu quả?
Tài sản của doanh nghiệp là gì? có thể dùng để:
+ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác.
+ Để thanh toán các khoản nợ phải trả.
+ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.
+ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Mục tiêu của hoạt động kinh doanh là thu lợi nhuận. Để đạt được mức lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp luôn luôn không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Trong đó công tác quản lý và sử dụng tài sản có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, về mặt kinh tế, sử dụng tài sản có hiệu quả đồng nghĩa với:
– Thứ nhất: Đảm bảo được khả năng tự chủ, linh hoạt về tài chính cho doanh nghiệp, góp phần giảm rủi ro trong kinh doanh. Tài sản được sử dụng có hiệu quả tức là doanh nghiệp sẽ không phải đi vay nhiều, khả năng thanh toán ở mức có thể chủ động được, không bị động khi các tình huống bất ngờ xảy ra.
– Thứ hai: Tiết kiệm được các nguồn lực, tăng hiệu quả kinh tế. Rõ ràng, sử dụng tài sản hiệu quả thì nguồn lực doanh nghiệp cần bỏ ra đầu tư vào sản xuất là ít hơn để tạo ra cùng một đồng lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, tạo tiền đề cho một hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng cũng như trong mắt các nhà cung cấp, nhà tài trợ, mặt khác còn góp phần bảo toàn và phát triển vốn cho doanh nghiệp.
– Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đồng nghĩa với việc tốc độ quay vòng vốn được tăng cao, doanh nghiệp sẽ tận dụng được thêm nhiều cơ hội trong kinh doanh.
– Thứ tư: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản chính là tăng hiệu quả kinh doanh nói chung cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Xét trên phương diện xã hội, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp Nhà nước, chỉ được coi là hoạt động có hiệu quả khi kết hợp được hài hoà giữa tính kinh tế và tính xã hội trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng là tăng cường sự gắn bó giữa doanh nghiệp với thị trường, vừa góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội cần thiết như: bảo đảm thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong doanh nghiệp về thu nhập, việc làm ổn định, bảo vệ quyền lợi cho đối tác, người tiêu dùng,…
Rõ ràng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Tài sản của doanh nghiệp là gì? Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về vấn đề này thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua số 1900 6557.