Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em
Tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em
Kết quả đạt được
Các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục: Toàn dân, trong đó tập trung vào đối tượng trẻ em và cha, mẹ trẻ em
Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục: pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em;
Các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục: Hội nghị tập huấn, băng rôn khẩu hiệu, phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh,…
Kết quả tác động đối với nhận thức và hành động của trẻ em trong nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân; tác động đối với gia đình, nhà trường và xã hội về phòng, chống xâm hại trẻ em:
+ Giúp trẻ em biết các kỹ năng bảo vệ bản thân: đó là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
+ Đối với nhà trường: nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý tổ chứ giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục nhằm rèn luyện và hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, năng lực thực tiễn. Tăng cường các giải pháp quản lý, tư vấn, giáo dục học sinh làm giảm những mâu thuẫn của học sinh. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác quản lý, giáo dục. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức đoàn, đội, hội trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống.
+ Đối với gia đình: nâng cao văn hóa gia đình; cha mẹ làm gương cho con cái noi theo trong giao tiếp, ứng xử, loại bỏ bạo lực gia đình.
Tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc
+ Một số ít người dân ;
+ Tâm lý người dân hay chính bản thân trẻ em bị xâm hại còn e ngại tố giác, lên án hành vi xâm hại.
Công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em
Những kết quả đạt được
Việc xây dựng môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, nhằm phòng, chống bạo lực gia đình và các hình thức khác xâm hại trẻ em:
Được sự quan tâm của tỉnh, huyện Khoái Châu đã lựa chọn 3 thôn của xã Ông Đình để xây dựng thí điểm mô hình câu lạc bộ gia đình và phòng chống bạo lực gia đình. Mỗi câu lạc bộ có từ 25 đến 30 thành viên được duy trì sinh hoạt theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Các nội dung sinh hoạt tập trung vào 9 chuyên đề của đề án truyền thông giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, trong đó tập trung chủ yếu vào chuyên đề 9 với nội dung “Gia đình trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xâm nhập vào gia đình”. Tiếp đó, triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện. Nhiều câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng và ngày càng phát triển ở các xã, thị trấn đã phát huy tác dụng tốt như: CLB gia đình phát triển bền vững, CLB phòng, chống bạo lực gia đình, CLB gia đình văn hóa,… . thực sự đi vào hoạt động có nề nếp, có chiều sâu thông qua các hoạt động đó duy trì giữ gìn các mối quan hệ truyền thống của gia đình, góp phần củng cố gia đình bền vững, từ đó làm giảm đáng kể các vụ bạo lực gia đình nâng cao văn hóa gia đình.
– Việc xây dựng môi trường Nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường nhằm phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em:
Nhiều trường đã phối hợp với Công an huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường, Luật an ninh mạng, thông qua các tiểu phẩm dự thi, buổi tuyên truyền đã truyền tải nhiều thông điệp, cách làm hay trong công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường; các kỹ năng giao tiếp, giảm bớt căng thẳng giúp giáo viên cải thiện môi trường làm việc, từ đó tạo cho trẻ môi trường học tập an toàn, lành mạnh và thân thiện. Học sinh đã bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè, nên việc các xã, thị trấn phối hợp với Huyện đoàn Khoái Châu tổ chức cải tạo ao bơi, mở các lớp tập huấn về kỹ năng phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em là điều rất cần thiết, góp phần giảm tình trạng đuối nước ở trẻ em.
Việc xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường thời lượng phát thanh các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em để nâng cao ý thức, trách nhiệm cũng như các hình thức can thiệp, hỗ trợ, thông tin tới các cấp kịp thời khi phát hiện ra các vụ việc xâm hại trẻ em tại cộng đồng.
+ Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; an toàn giao thông, nhằm phòng chống xâm hại trẻ em:
Những năm qua trên địa bàn huyện các vụ việc trẻ em bị tai nạn giao thông hay bị đuối nước không cao. Trẻ em từ khi đi học mầm non đã được giáo dục về an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
Các trường học triển khai phong trào thi đua “Trường học an toàn” và “Cộng đồng an toàn”, tăng cường quản lý, giám sát và theo dõi học sinh trong thời gian học ở trường; xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”.
Phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an ninh tại địa phương từ đó giảm thiểu tội phạm, giảm nguy cơ xâm hại trẻ em.
+ Bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin trên các kênh thông tin, truyền thông; được bảo vệ hình ảnh, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật các nhân về thư tín, viễn thông và các hình thức trao đổi, lưu giữ thông tin cá nhân, nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em:
Tất cả các vụ xâm hại khi được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin vụ việc đều được bảo mật. Đồng thời khi phát hiện ra vụ việc xâm hại trẻ em tùy vào mức độ mà trẻ em được hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất giúp trẻ em ổn định tinh thần tài hòa nhập cộng đồng.
+ Công tác quản lý, hướng dẫn việc hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin, truyền thông phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em:
Các trường học trên địa bàn huyện thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bắt đầu từ tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia vào việc ra quyết định trong trường học, lớp học; sử dụng nhiều hơn các tiết học dưới hình thức hội thảo; thúc đẩy sự chọn cử dân chủ và luân phiên lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng và các chức danh chỉ huy Đội TNTP. Các hoạt động tham gia của học sinh không chỉ giới hạn trong các hoạt động ngoại khóa, giải trí mà phải dần thẩm thấu vào phương pháp giáo dục, kỹ năng sư phạm, quy chế bậc học và nội quy trường học. mức độ lồng ghép và thực hiện các mục tiêu vì trẻ em trong kế hoạch kinh tế xã hội địa phương cũng như trong kế hoạch ngành tùy thuộc nhiều vào nhận thức về vị trí, vai trò của trẻ em và thực hiện quyền trẻ em của đội ngũ lãnh đạo, quản lý và tham mưu của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
+ Công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và các phương tiện thông tin khác:
Trước sự phát triển của công nghệ số, sự bùng nổ Internet thì trẻ em đang phải đối mặt với những tác động thiếu lành mạnh từ các trang mạng. Các phụ huynh cũng như Ban giám hiệu trường học đã góp phần tích cực trong giáo dục, truyền thông cho trẻ em những nội dung cơ bản về Luật an ninh mạng, cách khai thác mạng đúng mục đích, lành mạnh; đồng thời tạo những sân chơi lành mạnh, trò chơi lý thú giúp trẻ em hạn chế thời gian sử dụng Internet trên máy tính, điện thoại hay tivi,…
+ Công tác quản lý, hướng dẫn xây dựng chương trình, tiết mục, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và việc tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, nhằm phòng chống xâm hại trẻ em:
Nhân dịp Tết Nguyên Đán, Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu, ngày khai trường, Ủy ban nhân dân huyện triển khai kế hoạch, công văn hướng dẫn các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ em, tổ chức các chương trình văn nghệ, vui chơi, giải trí với nội dung phong phú đa dạng, xen lẫn nội dung giáo dục trẻ em giúp các em có sân chơi bổ ích.
+ Công tác quản lý các hoạt động vui chơi, giải trí, phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch:
Nội dung và chương trình các hoạt động vui chơi, giải trí, phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn, lành mạnh, bổ ích cho trẻ em.
+ Việc quản lý, hướng dẫn để trẻ em không bị bắt buộc lao động trái quy định của pháp luật về lao động: Ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn Luật trẻ em, pháp luật lao động,
truyền thông về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức của cha, mẹ trẻ em, toàn xã hội
về lao động trẻ em;
Tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc
– Tồn tại, hạn chế:
+ Vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ em;
+ Số khu vui chơi giành cho trẻ em chưa đáp ứng nhu cầu giải trí của trẻ em;
– Khó khăn, vướng mắc:
+ Trước sự phát triển của công nghệ số, sự bùng nổ Internet thì trẻ em đang phải đối mặt với những tác động thiếu lành mạnh từ các trang mạng. Nhiều chương trình trên mạng Internet thoạt nhìn ngỡ dành cho thiếu nhi với những hình ảnh, nhân vật hoạt hình thân quen, nhưng nội dung lại chứa đựng bạo lực, kích động, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì thế, các em dễ bị nhiễm những thói xấu trên mạng như: Bắt chước hành động mạo hiểm, nghiện game online và mạng xã hội… Nghiêm trọng hơn, trẻ em có thể trở thành đối tượng của những loại tội phạm nguy hiểm xâm hại tình dục, bắt cóc, bắt nạt trên mạng…
+ Nguồn kinh phí hạn hẹp nên một số địa phương chưa có khu vui chơi giải trí riêng cho trẻ em.
Nguyễn Thắm
UBND huyện Khoái Châu