1- Nơi tiếp nhận hồ sơ và hoàn trả kết quả:
– Nơi tiếp nhận: Sở Công Thương.
– Địa chỉ: Số 11 đường Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
2- Thời gian tiếp nhận, hoàn trả kết quả:
Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).
3- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương.
Địa chỉ: Số 11.Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).
Bước 2: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Sở Công Thương lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian, địa điểm tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân.
Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, cơ quan có thầm quyền cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân đạt yêu cầu (đã trả lời đúng trên 80% câu hỏi ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành trong bài kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm).
4- Cách thức thực hiện:
Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.
5- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
a. Đơn đề nghị kiểm tra, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01a tại Phụ lục 4);
b. Bản sao Giấy Chứng minh thư nhân dân;
c. Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
d. Danh sách đề nghị kiểm tra để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01b tại Phụ lục 4);
e. Bản sao (có xác nhận và đóng dấu của tổ chức xin cấp Giấy xác nhân kiến thức về an toàn thực phẩm): Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy Chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6- Thời hạn giải quyết:
Tổng số thời gian thực hiện là 13 ngày làm việc, trong đó:
– Tiếp nhận, thông báo hồ sơ hợp lệ và thời gian kiểm tra kiến thức: 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ);
– Cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tổ chức kiểm tra kiến thức đối với những người đã đạt trên 80% số câu trả lời đúng).
7- Đối tượng thực hiện TTHC:
Tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm
8- Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương;
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.
9- Kết quả thực hiện TTHC:
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu 2a – Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
10- Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị kiểm tra, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu 1a – Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
– Danh sách đề nghị kiểm tra xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu 1b – Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
Bấm vào đây để download bộ mẫu biểu liên quan của thủ tục này.
11- Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp giấy xác nhận: 30.000 đồng (Ba mươi nghìn đồng chẵn)/01 người (theo quy định tại Thông tư 149/2013/TT-BTC)12- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm chỉ cấp cho những người đã trả lời đúng từ 80% tổng số câu hỏi (gồm các câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành) trở lên.
– Nội dung kiến thức về an toàn thực phẩm bao gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm, trong đó:
· Kiến thức chung về an toàn thực phẩm gồm: Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; các mối nguy an toàn thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm; phương pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; thực hành tốt an toàn thực phẩm.
Kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm gồm: Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
13- Căn cứ pháp lý của TTHC:
– Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
– Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
– Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
– Quyết định số: 6409/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành danh mục tài liệu, bộ câu hỏi kiểm tra kèm theo đáp án trả lời và chỉ định cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
– Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.