15 khái niệm Marketing căn bản nhất | Brade Mar

Với những người mới tìm hiểu hoặc gia nhập ngành Marketing, chắc hẳn sẽ có những bối rối trong việc hiểu những thuật ngữ của ngành này. Dưới đây, chúng tôi xin chỉ ra 15 khái niệm Marketing căn bản nhất mà những người làm Marketing bắt buộc phải nắm rõ.

1. Khái niệm Marketing

Hiện nay, trên thế giới xuất hiện rất nhiều các khái niệm Marketing khác nhau. Marketing là quan điểm, vì vậy chúng tôi không nhận định những khái niệm Marketing này là đúng hay sai.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (The American Marketing Association/ AMA), Marketing là hoạt động, tập hợp những tổ chức, quy trình nhằm tạo ra, truyền thông, phân phối, trao đổi nhằm tạo ra giá trị lớn cho khách hàng, đối tác và xã hội. (Marketing is the activity, set of institutions, and processes for creating, communicating, delivering, and exchanging offerings that have value for customers, clients, partners, and society at large)

Theo Philip Kotler – “cha đẻ” Marketing hiện đại, khái niệm Marketing: là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhưng nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi. (The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit)

Khái niệm Marketing

Theo quan điểm của Brade Mar, khái niệm Marketing có thể được định nghĩa theo 3 ý chính sau:

  • Quá trình lập kế hoạch, triển khai và quản lý
  • Xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu khách hàng/ người tiêu dùng mục tiêu
  • Tạo ra giá trị cho họ, xây dựng mối quan hệ với họ và giành lấy giá trị từ họ

Như vậy, theo chúng tôi, Marketing là một quá trình lập kế hoạch, triển khai và quản lý nhằm xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mục tiêu để tạo ra giá trị cho họ; xây dựng mối quan hệ với họ cũng như giành lấy giá trị từ họ.

2. Khái niệm Needs – Wants – Demands

  • Nhu cầu (Needs): Trạng thái khi cảm thấy thiếu 1 cái gì đó. Marketers không tạo ra nhu cầu mà nhu cầu là 1 phần của bản chất con người.
  • Mong muốn (Wants): Hình thức tạo ra bởi các nhu cầu (Ví dụ: Nhu cầu thực phẩm và mong muốn món thịt kho).
  • Đòi hỏi (Demands): Khi mong muốn được hỗ trợ bởi quyền lực mua sắm.

Mối quan hệ giữa Needs - Wants - Demands

3. Các khái niệm khác

Quản trị Marketing: theo Kotler và Keller là nghệ thuật và khoa học nhằm chọn lựa, phục vụ, giữ vững và mở rộng thị trường mục tiêu bằng cách tạo ra, phân phối và truyền thông về giá trị khách hàng vượt trội.

Xem thêm: Quản trị Marketing và các quan điểm quản trị

Sản phẩm: Tập hợp các yếu tố và thuộc tính thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, mang lại giá trị cho họ và vì chúng mà người tiêu dùng chọn mua nó.

Lợi ích (giá trị): Khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ.

Sự thỏa mãn: So sánh giữa các lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm với chi phí mà họ phải bỏ ra để có được sản phẩm đó.

Trao đổi: Tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác.

Kênh Marketing:

  • Kênh truyền thông: Phân phối và nhận các thông điệp từ khách hàng mục tiêu, bao gồm sách, báo, tạp chí, TV, … cùng nhiều kênh mới khi công nghệ bắt đầu phát triển
  • Kênh phân phối: Trưng bày, bán, phân phối sản phẩm cho khách hàng. Kênh này có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua các nhà phân phối, nhà buôn sỉ, buôn lẻ
  • Kênh dịch vụ: Doanh nghiệp dùng các kênh dịch vụ để phục vụ khách hàng như nhà kho, doanh nghiệp vận chuyển, ngân hàng, công ty bảo hiểm,…

Các kênh Marketing căn bản

Phân khúc thị trường: Việc xác định và mô tả các nhóm khách hàng khác nhau. Những khách hàng này thích các sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Các phân khúc có thể được xác định thông qua sự khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu, tâm lý, hành vi của khách hàng.

Thị trường: Tập hợp khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp, nhưng người có mong muốn, có khả năng mua và có điều kiện thực hiện hành vi mua sản phẩm của họ.

Thị trường mục tiêu: Phân khúc thị trường được người làm Marketing đánh giá đem lại cơ hội lớn nhất cho doanh nghiệp.

Định vị sản phẩm: Xác định trong tâm trí khách hàng các lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp đem lại.

Chuỗi cung ứng: Một kênh phân phối từ nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng, được bán cho khách hàng cuối cùng.

Triên đây là 15 khái niệm Marketing được chúng tôi nêu một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất, dành cho những bạn mới lần đầu tìm hiểu về Marketing. Những khái niệm Marketing này đều là quan điểm, vì vậy sẽ không có sự đúng sai tuyệt đối ở đây.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn các khái niệm Marketing cũng nhưng kiến thức Marketing, hãy truy cập chuyên mục Marketing của chúng tôi, nơi chia sẻ từ căn bản đến chuyên sâu 4 mảng lớn trong Marketing, bao gồm: Xây dựng thương hiệu, Quảng cáo sáng tạo, Marketing thương mạiMarketing kỹ thuật số.

5/5 – (1 bình chọn)