15 CÔNG DỤNG CỦA GIẤM TRONG NẤU NƯỚNG – A TUẤN KHANG
Chỉ với giấm, bạn có thể khám phá rất nhiều lợi ích của nó trong nấu ăn. Chất axit có trong giấm sẽ giúp bạn thực hiện được nhiều việc khác, tiết kiệm được thời gian nấu ăn và tạo hương vị thơm ngon cho các món ăn. Vậy công dụng của giấm trong nấu nướng là gì? Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của giấm trong nấu ăn nhé.
Công dụng 1 – Giấm giúp trứng luộc không bị nứt
Trứng là một thực phẩm dinh dưỡng được sử dụng hằng ngày trong bữa ăn. Trứng vốn mỏng và dễ bị tác động từ bên ngoài hoặc khi nấu trong nước sôi. Chúng bị tác động bởi nhiệt độ nên thường dễ bị nứt.
Do đó, để hạn chế được tình trạng trứng bị nứt khi luộc, các bà nội trợ sử dụng giấm. Bằng cách cho 2 muỗng canh giấm vào nước trước khi luộc. Giấm không chỉ giúp trứng không bị nút, mà còn tác động giúp trứng chín đều, trắng bóng và dễ lọt vỏ hơn rất nhiều.
Công dụng 2 – Giấm là thành phần không thể thiếu trong dưa chua
Các món dưa chua thường được sử dụng rất nhiều trong mỗi bữa cơm. Chính độ chua ngọt của dưa chua sẽ kích thích được vị giác cũng như góp phần tiêu hóa tốt cho dạ dày. Giấm thường được dùng cho hầu hết các món dưa chua.
Dùng giấm sẽ đẩy nhanh quá trình lên men, tạo độ chua. Bên cạnh đó, giấm còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của chúng, biến đổi chúng thành vi sinh có lợi tạo chua cho món ăn. Ngoài ra, giấm còn là nguyên liệu giúp dưa chua giữ được độ tươi sáng khi sử dụng.
Công dụng 3 – Tạo độ giòn & hương vị khi làm bánh
Trong làm bánh, người ta thường thêm giấm vào để tăng độ giòn xốp và hương vị thơm.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Trộn hỗn hợp bột làm bánh gồm bột mì, nước và giấm theo tỉ lệ 10:7:1. Sau đó thực hiện công đoạn nướng hoặc hấp bánh, chắc chắn những chiếc bánh thơm ngon sẽ khiến bạn khó cưỡng lại được.
Công dụng 4 – Giấm tạo độ thơm, dẻo khi nấu cơm
Cơm chính là món ăn chính trong mỗi bữa cơm gia đình. Để cơm được thơm, dẻo và hạt mịn lại cung cấp ít tinh bột hơn thì người ta thường sử dụng giấm. Giấm không chỉ giúp gạo được chín mềm mà còn giữ hương vị và dinh dưỡng nhất định. Trong quá trình vo gạo thì bạn cho thêm vài giọt giấm rồi tiến hành nấu cơm.
Bên cạnh đó, đối với cơm nguội để thời gian lâu, bạn có thể hâm lại và cho thêm 1 ít giấm, như vậy cơm sẽ trắng dẻo, thơm và giữ được hương vị nhiều hơn.
Công dụng 5 – Giấm là thành phần quan trọng làm nước sốt salad
Đối với các món rau trộn salad thì chắc chắn giấm là thành phần không thể thiếu để tạo hương vị, độ chua và tươi. Sau khi đã pha hỗn hợp giấm cùng các gia vị khác như đường, dầu, nước… thì bạn trộn đều lên rồi rưới lên phần rau đã chuẩn bị sẵn.
Công dụng 6 – Giấm cân bằng độ ngọt khi làm Royal Icing
Royal Icing rất phổ biến ở nước ngoài. Đó là loại kem dùng để trang trí bánh. Royal Icing được làm từ lòng trắng trứng, đường bột, kem và tạo hương khác nên nó có độ ngọt khá gắt. Khi tiến hành làm Royal Icing, người ta thường thêm từ 1-2 muỗng cà phê vào đó để cân bằng được độ ngọt và giúp quá trình làm Royal Icing được diễn ra nhanh hơn.
Công dụng 7 – Giữ độ tươi của thịt
Vào những ngày hè, thời tiết nóng bức nên lượng vi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn. Do đó, các loại thực phẩm như thịt lại có tính kiềm, nên khi để ở ngoài dễ dẫn đến tình trạng thịt bị ôi thiu và gây ra mùi hôi khó chịu.
Dùng giấm là phương thức hiệu quả để giữ được độ tươi của thịt. Pha hỗn hợp giấm và nước, nhúng vải mềm vào hỗn hợp đó rồi bọc miếng thịt lại, để ở nơi khô thoáng. Cách này sẽ giúp thịt không bị ôi mà vẫn giữ được chất lượng dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể bảo quản thịt tươi trong khoảng 1 ngày.
Công dụng 8 – Giấm tiêu diệt vi khuẩn và độc tố
Rau thường được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn, nhất là món rau trộn hoặc rau sống. Dù rửa nhiều lần với nước sạch, nhưng vẫn không thể tránh được tình trạng những vi khuẩn vẫn còn bám dính lại.
Vi khuẩn phát triển sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó, để an toàn hơn, nhiều người nội trợ đã thêm giấm vào khi rửa rau hoặc trộn salad. Tính chất axit trong giấm sẽ tác động, loại bỏ đi các loại vi khuẩn một cách triệt để và ngăn ngừa sự phát triển của chúng.
Pha hỗn hợp dung dịch nước và giấm theo tỉ lệ 500ml và 2 muỗng canh. Cho các loại rau, trái cây vào ngâm rồi rửa sạch với nước. Cách này không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn loại bỏ được lượng thuốc có trong thực vật.
Công dụng 9 – Giấm đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm
Đối với các loại trái cây hay có chất nhựa như táo, thường tiếp xúc với không khí sẽ bị phản ứng oxy hóa, biển đổi màu sắc đen kém hấp dẫn.
Nhờ vào hợp chất có trong giấm, người ta vận dụng dùng giấm để làm trì hoãn các hiện tượng biến đổi chất sẽ xảy ra, giúp trái cây trở nên sáng và giữ màu tốt hơn. Pha hỗn hợp giấm và nước (sử dụng một lượng ít giấm), ngâm trái cây vào đó sẽ bảo vệ các chất dinh dưỡng của trái cây.
Các loại rau thường dùng cũng vậy. Trong rau thường có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, sắt, canxi…rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu để rau ngoài không khí thì dễ dẫn đến tình trạng rau héo, mất các chất dinh dưỡng.
Do đó, người ta thường hay ngâm rau vào giấm để hạn chế khả năng mất các dưỡng chất, làm rau trở nên tươi hơn. Bằng cách hòa tan hỗn hợp giấm và nước theo tỉ lệ 1 muỗng canh giấm và 200ml nước lọc. Cho rau vào ngâm trong vài phút, rau trở nên tươi sáng trở lại.
Công dụng 10 – Giấm là chất khử mùi an toàn và hiệu quả
Giấm là nguyên liệu khử mùi vô cùng an toàn và hiệu quả cao trong nấu nướng. Thông thường, khi thực hiện các món thịt, cá người nội trợ thường sử dụng giấm là rửa sạch. Như vậy, sẽ loại bỏ đi mùi tanh của thực phẩm, làm cho thực phẩm trở nên sáng và sạch hơn.
Không chỉ làm sạch hiệu quả các thực phẩm thịt, cá mà giấm còn khử đi mùi hôi của các loại hành củ. Khi thái, mùi hành có chất axit sunfuric tạo nên tính hăng, khi kết hợp với mùi hôi lại tạo nên mùi khó chịu hơn cả. Do đó, sử dụng giấm sẽ khử đi mùi hành một cách hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Pha một ít giấm và nước, ngâm bàn tay trong vài phút rồi rửa sạch với nước lạnh. Mùi hành sẽ biến mất dễ dàng.
Đối với các loại cá biển thường có mùi nồng và nặng, nên dễ ám mùi trên các xoong nồi chảo và khu vực quanh bếp. Để khử đi mùi hôi này, chỉ với một lượng giấm nhỏ là bạn có thể làm được. Bắt nồi nước sôi, cho 2 muỗng canh giấm vào trong nước. Nấu cho nước sôi lên thì mở nắp ra. Hơi nước từ nồi hỗn hợp sôi này sẽ bốc hơi, lan tỏa quanh khu vực bếp và khử đi mùi hôi nhanh chóng.
Công dụng 11 – Giảm độ mặn trong món ăn
Trong nấu ăn, khi vô tình bạn nêm nếm vị quá mặn thì việc làm đầu tiên để hạn chế độ mặn đó chính là thêm nước vào. Tuy nhiên, thêm nước vào bạn lại phải nêm nếm gia vị tiếp tục cho hợp với khẩu vị. Cách làm này chỉ khắc phục được ở món canh, nhưng đối với các món kho thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị.
Vì vậy, nhiều người nội trợ đã áp dụng sử dụng giấm và thêm đường để làm giảm độ mặn trong món ăn. Giấm có độ chua nhất định sẽ giúp kích thích được khẩu vị ăn uống đồng thời hạn chế nạp năng lượng dư thừa cho cơ thể.
Công dụng 12 – Giấm làm mềm nguyên liệu nhanh chóng
Giấm có tác dụng làm mềm các nguyên liệu thực phẩm, đặc biệt là thịt. Axit trong giấm sẽ tác động vào các cơ thịt và làm mềm chúng mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Hay khi bạn muốn trộn các loại rau chua, bạn có thể dùng giấm để rau được tươi và giòn hơn. Hoặc đối với các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ…thì giấm có tác dụng làm mềm nhanh chóng.
Đối với các loại thịt cứng hoặc bạn muốn làm món hầm thì nên dùng giấm ngâm thịt qua đêm. Còn đối với thịt bò dai thì cho giấm vào trong lúc nấu, như thế thì thịt bò sẽ mềm và nhanh nhừ hơn.
Công dụng 13 – Rửa sạch chất nhựa trái cây
Một số loại trái cây có tính chất đặc thù là hay có nhựa trắng, dễ bị dính tay và gây sự khó chịu như mít, hồng, vú sữa… Một cách hiệu quả để bạn loại bỏ đi các chất nhựa trái cây là dùng giấm để rửa tay.
Cho giấm vào lòng bàn tay, chà nhẹ hai bàn tay. Lúc này, axit có tác dụng loại bỏ đi các chất nhựa đó. Bạn chỉ cần rửa sạch lại với nước là có thể tẩy một cách dễ dàng.
Công dụng 14 – Rã đông thực phẩm nhanh chóng với giấm
Đê bảo quản thức ăn, nhiều người thường để đông thực phẩm, vì như thế sẽ gây ức chế sự phát triển mà còn đảm bảo được dinh dưỡng và độ tươi của thực phẩm. Khi sử dụng thì chỉ cần rã đông và cách rã đông được nhiều người chọn là dùng nước. Tuy nhiên, cách dùng nước sẽ gây mất nhiều thời gian để thực hiện.
Vì vậy, dùng nước giấm là một mẹo giúp rã đông hiệu quả mà lại dễ dàng. Trong giấm có chất axit và độ chua, nên cho ngấm vào trong thực phẩm bị đông, sẽ dễ dàng thẩm thấu nhanh và rã đông nhanh chóng.
Công dụng 15 – Làm sạch lông của thịt dễ dàng
Đối với thực phẩm như thịt gà, thịt vịt, thịt heo thường không được làm sạch nên sẽ còn xót lại. Lông thịt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác khó chịu khi thưởng thức.
Do đó, người ta thường hay sử dụng giấm để nhổ lông nhanh và sạch hơn. Cho giấm lên toàn bộ thân thực phẩm, chất axit trong giấm sẽ thấm vào tác động làm mềm lông hơn. Khi đó, việc nhổ lông trở nên gọn lẹ và nhanh hơn rất nhiều.
Giấm là một nguyên liệu có giá rẻ và vô cùng an toàn cho người sử dụng. Do đó, hầu như giấm đều có ở bất kỳ mọi gia đình. Với những đặc tính trong giấm, con người biết tận dụng phục vụ cho nhu cầu hằng ngày. Bạn có thể xem thêm các thông tin về giấm và tìm mua sỉ hoặc lẻ những sản phẩm này tại:
Với 15 công dụng của giấm trong nấu nướng ở trên, bạn đã có thêm kinh nghiệm và nhiều kiến thức về lợi ích của giấm rồi đấy. A Tuấn Khang Chúc các bạn thành công với nguyên liệu hữu ích và hiệu quả này.