14 kĩ năng bạn nên học hỏi và trau dồi ở tuổi 20
Dưới đây là một số câu trả lời trên Quora về những kĩ năng mà bạn nên quan tâm phát triển vào những năm tháng trong độ tuổi 20.
>> Những kỹ năng sẽ giúp bạn “sống sót” khi đi du học
>> 7 bài học cuộc sống xa nhà sẽ dạy bạn
1. Học thành thật
Khi bạn trễ hẹn, đừng đổ lỗi cho tắc đường hay trễ tàu. Chỉ cần xin lỗi để bày tỏ sự ghi nhận của bản thân bạn cho việc đến trễ mà không nhất thiết phải nói rõ chi tiết. Đừng mạo hiểm sự minh bạch, tính chính trực của bản thân bằng cách đổi lỗi cho giao thông.
2. Học đón nhận những lời phê bình
Không ai thích bị phê bình, và cũng chẳng ai muốn được người khác chỉ vẽ cho cách làm một việc gì đó sao cho hiệu quả hơn. Vì thế, thông thường mọi người rất dễ bực bội với những lời phê bình, hoặc ta cũng thường bỏ lơ chúng. Tuy nhiên, để thành công trong cuộc sống thì bạn nên học cách chấp nhận lời phê bình và phản hồi tích cực với nó. Quan trọng hơn, đừng nghĩ xấu về người đã giúp bạn tìm ra lỗi lầm (thực sự) của mình.
Nội Dung Chính
3. Học cách bắt đầu một cuộc trò chuyện thú vị
Các bắt đầu một cuộc trò chuyện thú vị là một trong những kỹ năng không được nhiều người quan tâm, và thực tế là kỹ năng này không hề dễ dàng.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu bạn dám bắt chuyện với người ngồi kế bên, có thể bạn sẽ có thêm một người bạn mới, một đối tác mới hoặc một góc nhìn mới về một đầu sách được đề cập trong cuộc nói chuyện. Thú vị, đúng không?
4. Học cách đòi hỏi điều mà bạn cần
Đòi hỏi là kỹ năng dễ nhất và hữu dụng nhất để phát triển sự nghiệp của bạn, nhưng nếu bạn không có đủ can đảm để yêu cầu tăng lương, thăng chức hay để thỏa thuận một quyền lợi lớn thì bạn sẽ không bao giờ có cơ hội để nhận được nó. Để luyện tập kỹ năng này, hãy thử thực hành ở môi trường phi-công-việc, chẳng hạn như khi đòi hỏi người bán hàng ngoài chợ giảm giá cho mình.
5. Học cách giữ lời hứa
Bạn nên học cách giữ lời hứa dù trong hoàn cảnh nào, dẫu quan trọng hay ít quan trọng hơn, từ việc sẽ đến một bữa tiệc sinh nhật hay hứa đi làm tăng ca. Có lẽ điều này ai cũng biết, nhưng nhắc lại cũng sẽ chẳng thừa, đó là càng thất hứa, người đối diện sẽ càng mất niềm tin ở bạn, và tỉ lệ thất hứa càng nhiều thì việc lấy lại niềm tin nơi người ấy càng khó.
6. Học cách truyền thông một cách hiệu quả
Dù theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần cải thiện cách bạn nói và viết. Bạn có thể tự thử thách mình bằng cách tập chỉnh cách viết một email hoặc tham gia đưa ý kiến trong một cuộc họp. Ví dụ: trong một cuộc họp nếu bạn không dám nói lên ý kiến của mình, hãy kéo dài thời gian bằng việc đếm nhẩm đến 5. Sau số 5, nếu bạn vẫn cảm thấy ý kiến của mình có tính xây dựng, đóng góp cho cuộc họp thì hãy nói lên ý kiến của mình.
>> Học cách luyện kĩ năng nghe nói đọc viết khi đi du học
>> 7 cử chỉ bằng tay có thể sẽ khiến bạn gặp rắc rối khi ra nước ngoài
7. Học cách nghĩ tích cực
Cuộc sống của bạn có thể có những thất bại, nỗi buồn, thất vọng, nhưng bạn cần học cách phục hồi từ những biến cố. Những năm 20 tuổi là khoảng thời gian bạn khá tự do và ít phải chịu trách nhiệm như khoảng 30, 40 tuổi, thế nên đây chính là thời điểm tuyệt vời để thử nghiệm, thất bại và làm lại.
Cũng trong giai đoạn này, hãy học cách đối mặt và lèo lái những thất bại để trở nên kiên trì, cứng rắn, dẻo dai hơn trước những thử thách mà cuộc sống sẽ dành cho bạn.
8. Học cách ăn uống đúng mực khi dùng bữa
Có thể việc tổ chức phỏng vấn bên bàn ăn chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng trong thời gian tới thì đây có thể là hình thức sẽ xuất hiện. Vì thế, việc rèn luyện cho bản thân những phép tắc ăn uống đúng mực cũng là một việc hệ trọng cho những bạn sắp sửa đi xin việc (càng đặc biệt với những công việc yêu cầu phải đi tiếp khách nhiều ở nhà hàng như kinh doanh, đối ngoại…)
Nhai thành tiếng, chép miệng, há miệng quá to, liếm ngón tay và đồ dùng, đặt cùi chỏ lên bàn… là những thói quen cho thấy bạn thiếu các kỹ năng xã hội và không biết cách cư xử đúng mực. Lưu ý nhé!
9. Học cách quản lý cơn giận dữ
Bạn có thể chuyển “kênh” giận dữ và thất vọng của bạn theo hướng tích cực thay vì mắng mỏ những người xung quanh. Sự tức giận buộc bạn làm những việc không suy nghĩ. Cho nên, hãy học cách làm chủ và quản lý cơn giận của mình để tránh những “hậu họa” khó kiểm soát.
10. Học cách sống với những điều ý nghĩa
Các đồ dùng xa xỉ chỉ tuyệt vời khi bạn có khả năng chi trả cho chúng, nếu không, bạn sẽ trở thành nô lệ cho lối sống đó. Ở tuổi 20, sống tiết kiệm và khiêm tốn vẫn là hai nét tính cách tốt đẹp nên được lưu giữ. Chỉ khi nào đã tự chi trả được các khoản chi phí thì mới nên mua cho mình một vài thứ xa xỉ để tự tặng bản thân, nhưng nhớ là chỉ nên mua chúng trong chừng mực có thể.
11. Học cách vượt qua một lời từ chối
Nhiều người tận dụng độ tuổi 20 để trải nghiệm công việc hay “té” vào một chuyện tình lãng mạn chẳng hạn. Thực tế là, một số những cố gắng thu về được hiệu quả tích cực, nhưng một số thì không. Thế nên, hãy xem đây là cơ hội tốt để đối phó với việc bị từ chối dù điều mà bạn mong mỏi đơn giản là công việc mơ ước hay một cuộc hẹn hò. Việc bị từ chối chưa phải là ngõ cụt của thế giới! Cứ ngẩng cao đầu và đi tiếp.
12. Học cách… học với sách vở
Việc học không nên bị giới hạn bởi thời gian học ở trường. Bạn nên học ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, và quan trọng hơn là để cho đầu óc mình luôn rộng mở, đón đầu mọi cơ hội và trải nghiệm học hành. Hãy học bất cứ gì bạn muốn. Đọc sách, thực hành ngoại ngữ hoặc học nhạc… cũng đều là những thế giới hay chờ bạn khai phá!
>> Lựa chọn trường Đại học ở nước ngoài
>> Du học Hà Lan: mỗi môn học, đọc một quyển sách
13. Học cách chấp nhận những sự thay đổi
Các nghiên cứu của nhà tâm lý Dan Gilbert cho rằng chúng ta luôn chật vật nghĩ về việc chúng ta sẽ thay đổi nhiều thế nào trong tương lai, trong khi đó, việc lên kế hoạch và đạt được kế hoạch chỉ trong vài năm lại ít được quan tâm. Thành ra, trong cuộc sống, có thể chúng ta đã rơi vào hoản cảnh cảm thấy ngạc nhiên với chính những trải nghiệm mới mẻ của đời mình. Ông Dan cho ví dụ: Choi từng học về kỹ sư và anh chưa từng hình dung mình sẽ đến ngoại ô Đông Âu để thu hoạch bắp sau mùa vụ. Nhưng rồi cuộc đời đã đưa anh đến Đông Âu. Và trong thời gian ở Châu Âu, anh cũng không nghĩ rằng mình sẽ chuyển đến những tòa nhà hoa lệ ở New York. Nhưng đó chính là những gì đã xảy ra với anh Choi.
Bài học rút ra là: Hãy sẵn sàng cho mọi điều ngạc nhiên (hi vọng là vui vẻ) theo cách mà cuộc đời sẽ dọn ra cho bạn.
14. Học kiên nhẫn
Không có gì phải nghi ngờ, việc có tham vọng và làm việc chăm chỉ để đạt mục tiêu là rất quan trọng. Có những mục tiêu có thể sớm đạt được trong thời gian ngắn như là mua một vé máy bay hạng thương gia, hay khó khăn hơn như là mua một căn nhà, và hãy tin là bạn sẽ đạt được tất cả, nếu đủ kiên nhẫn. Cố gằng đừng quá chán nản nếu ở tuổi 25 bạn vẫn chưa được thăng chức hay tiết kiệm một khoản nào đó.
Những điều tốt đẹp không đơn giản đến sau một đêm. Chúng cần thời gian để nuôi dưỡng và rèn luyện, và chúng yêu cầu bạn làm việc chăm chỉ để đạt được. Cần nhiều thử nghiệm, sai lầm và rút ra bài học từ những sai lầm đó để lớn lên. Hãy kiên nhẫn!
Nguồn: Businessinsider