13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Tuyên Quang là vùng đất nổi tiếng với cảnh núi non hùng vĩ, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa tâm linh như: Thác Bản Ba, Hồ Na Hang, Suối khoáng Mỹ Lâm, khu di tích xã Tân Trào, Lễ hội thành Tuyên… Ngoài ra, Tuyên Quang là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, ở mỗi cộng đồng các dân tộc sẽ có nét văn hóa riêng, phong tục tập quán từ lâu đời đã được hình thành và phát triển hàng trăm năm, vì vậy văn hóa ẩm thực nơi đây cũng rất phong phú, đặc sắc. Nếu có dịp về vùng đất xinh đẹp này, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ngon Tuyên Quang được giới thiệu dưới đây nhé.

Với những ái từng đi qua “miền gái đẹp” nổi tiếng này đều khó có thể quên được những món ngon trở thành đặc sản nơi đây như: Bánh nếp nhân trứng kiến, thịt lợn đen, lạp xưởng, gỏi cá bỗng, rượu ngô, mắm cá ruộng… và nhiều món ăn hấp dẫn khác mà du khách nên thử khi tới vùng đất Tuyên Quang xinh đẹp này.

1. Bánh Gai Chiêm Hóa

Bánh Gai Chiêm Hóa là loại bánh đặc trưng của đồng bào người Tày ở Chiêm Hóa – Tuyên Quang, được làm vào mỗi dịp rằm tháng bảy để thờ cúng tổ tiên, dâng lên tổ tiên, ông bà thể hiện tấm lòng hiếu thảo biết ơn của con cháu. Bánh gai Chiêm Hóa được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn bánh thơm ngon phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, vỏ sạch rồi ngâm với nước lạnh để qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô sau đó bỏ hết gân, thái nhỏ rồi đem luộc vắt kiệt nước xay nhuyễn trộn với bột và mật mía để làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai hòa quyện vào múi thơm của gạo nếp với lá chuối khô tạo nên hương vị đặc trưng của bánh gai Chiêm Hóa.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Bánh gai Chiêm Hóa nhân đậu xanh với dừa mịn màng, thơm mùi đường mía, lá gai và lá chuối khô hòa quyện với vị ngậy, giòn sần sật của gia vị tạo nên sản phẩm nức tiếng, riêng có của huyện Chiêm Hóa. Là một loại bánh ngọt, nhưng vị ngọt của bánh gai Chiêm Hóa rất thanh, không gây cảm giác khé cổ. Khi thưởng thức, du khách cảm thấy ngậy bùi được tạo nên từ nhân đậu xanh quyện với dừa tươi.

2. Bánh Dày Nhân Vừng Đen

Đến với các huyện vùng cao Na Hang, du khách không thể không thưởng thức món bánh dày nhân vừng đen của người Tày. Đây là món bánh đặc sản người Tày thường làm vào các dịp lễ, tết hoặc để thiết đãi khách quý đến nhà chơi. Thông thường, bánh dày thường có nhân đỗ, lạc. Bột làm bánh dày là bột nghiền, nhưng người phụ nữ Tày làm bánh dày nhân vừng đen rất công phu và tỉ mỉ. Họ chọn gạo làm bánh phải là loại gạo nếp nương, một loại gạo có mùi thơm đặc trưng, hạt to, trong, không pha trộn với gạo tẻ.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Nhân bánh được làm bằng vừng đen và đường trắng, tưởng chừng đơn giản nhưng lại làm nên sự thơm ngon của chiếc bánh bởi tính dẻo của gạo nếp đã họa quyện với vị ngọt thanh của nhân bánh. Chính vì mùi thơm ngon, dẻo mà không bị dính đã làm nên đặc trưng của món bánh dày vừng đen. Món ăn rất giản dị, đậm đà hương vị quê hương không chỉ là món ăn tinh thần, mà còn chứa đựng trong đó sự tỉ mỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây.

3. Cơm Lam Sơn Dương

Nếu có dịp về Tuyên Quang từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, du khách sẽ được thưởng thức món Cơm lam – món ăn đặc sản ưa thích của đồng bào dâ tộc Tày. Cơm lam không chỉ là món ăn cổ truyền, mà còn là món ăn ưa thích gắn với văn hóa, sự sống, và theo tín ngưỡng dân gian gắn với mỗi vòng đời của một con người. Đây là món ăn đậm hương rừng, được chế biến rất công phu, thuận theo nguyên lý âm dương ngũ hành. Gạo được nấu trong ống tre (Mộc), với thứ nước trong chính ống tre hoặc từ nước suối nguồn (Thủy), nấu trên lửa (Hỏa), trên mặt đất nơi núi rừng hoang dã (Thổ).

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Gạo nếp dùng nấu cơm lam phải chọn loại gạo trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là nếp nương, sau đó ngâm gạo với nước suối, vo sạch, rắc ít muối… Việc nướng cơm lam cũng là một nghệ thuật. Theo kinh nghiệm từ người dân nơi đây, khi nướng cơm cần phải xoay đều tay trên bếp than hồng để cơm chín đều. Thời gian khoảng 30-40 phút là cơm chín. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được hương vị dẻo thơm, bùi, ngọt của từng ống cơm lam.

4. Cam Sành Hàm Yên

Tuyên Quang không chỉ nổi tiếng với thịt heo đen, rượu ngô Na Hang, măng nứa hay bánh gai Chiêm Hóa, nơi đây còn được nhiều du khách biết đến là “quê hương” của loại cam sành Hàm Yên nổi tiếng khắp vùng. Cam sành tại đây mang hương vị đặc trưng riêng, được hấp thụ tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước mát lạnh nên vị ngọt cũng khác hẳn cam sành vùng khác. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất nổi tiếng này, du khách sẽ được dịp “mãn nhãn” bởi những đồi cam bạt ngàn, phủ kín đến tận chân trời.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Cam sành Hàm Yên to, hình hơi dẹt, màu vàng ươm trông bắt mắt hơn hẳn các loại cam quýt đến từ các cùng miền khác. Nhờ có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tao nên hương vị thơm ngon, cuốn hút của cam sành Hàm Yên. Không chit là thương hiệu đặc sản danh tiếng của tỉnh Tuyên Quang, cam sành Hàm Yên còn trở thành nguồn nông sản chủ lực giúp bà con nông dân cải thiện và phát triển kinh tế.

5. Hoa Kè Hấp Thịt

Hoa kè là món ăn đặc trưng của người dân tộc Tàu huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình. Chỉ cần vài công đoạn chế biến đơn giản, nhưng món hòa kè này đã trở thành hương vị khó quên đối với những ai đã từng thưởng thức. Hoa kè có hình dáng như một chiếc chuông nhỏ người Tày gọi là boóc kè, cây là loại thân gỗ, tán rộng, lá to. Sau khi được bỏ nhụy, sơ chế sạch và nhồi thịt rất đơn giản. Khi nhồi xong, hoa được hấp bằng chõ khoảng 15 phút.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Những bông hoa nở xòe cùng nhân thịt mề, ngậy như đánh thức mọi khứu giác của người thưởng thức. Thưởng thức ngay khi còn nóng, chấm với chút mắm ngon, vị nhằng nhặng đắng nơi đầu lưỡi nhanh chóng qua đi, thay vào đó là vị ngọt lạ của hoa kè, vị ngọt bùi của trứng, thịt. và thêm chút cay nồng của tiêu xay. Khi thưởng thức du khách sẽ cảm nhận được sự thanh mát, ngọt dịu sau vị đắng lúc ban đầu. Trong cái lạnh đầu đông, món ngon từ hoa kè sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng và ấm cúng.

6. Rượu Ngô Na Hang

Đến với Na Hang – vùng đất huyền thoại du khách sẽ được hòa nhịp với cuộc sống nơi đây, được tiếp đãi ân tình bởi tấm lòng nồng hậu của bà con người dân tộc, để thưởng thức vị cay nồng hương thơm ngào ngạt của rượu ngô và lai rai với thịt trâu gác bếp, thịt lợn đen, cá sông Gâm… Để có được những giọt rượu ngô hương vị thơm ngon đặc biệt, đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn chế biến cũng như thời gian với sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Rượu ngô Na Hang được nấu từ ngô ủ bằng men lá. Men được làm từ các loại lá, rễ cây rừng.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Rượu ngô Na Hang là một loại rượu không gây hai cho sức khỏe con người, tạo cảm giác sum họp, ấm cúng, thân mật khí tất cả mọi người quây quần bên bàn rượu. Rượu ngô Na Hang được nấu kết hợp với nguồn nước đặc biệt từ khe nước, núi đá của vùng núi, có mùi vị đặc trưng từ ngô và men lá theo phương pháp thủ công, gia truyền. Khi thưởng thức rượu ngô, du khách có thể cảm nhận được sự vất vả, sự nhọc nhằn và cả tấm chân tình của con người nơi đây đã gửi gắm trong từng giọt rượu.

7. Chè Khau Mút

Chè Khau Mút là một đặc sản độc đáo ở Tuyên Quang, phổ biến ở Chiêm Hoa, Lâm Bình. Chèo Khau Mút hoàn toàn phát triển tự nhiên, cây được nuôi dưỡng bởi sự phì nhiêu của đất rừng, cây lớn lên và cho búp, người dân hái chè về sao bằng phương pháp thủ công, tuyệt đối an toàn. Sự khác biệt của chè Khau Mút khi uống là không bị cồn ruột lúc đói và hương vị đậm đà khác hẳn các loại chè trồng đại trà.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Chè Khau Mút sau khi được hái trên núi về sẽ được trải ra nền nhà cho khô bớt nước, sau đó được lên sao lên bằng chảo gang to, bếp lửa phải đun bằng lá cây. Công đoạn vò cũng phải thủ công là dung chân chứ không được dùng máy do vậy để đạt được một kg chè thành phải trải qua nhiều công đoạn thủ công đầy vất vả. Vì vậy khi thưởng thức ly trà khau mút kể cả những người sành trà nhất cũng phải cảm thấy hương vị tuyệt vời, đậm đà thơm dịu của trà. Người thưởng thức sẻ không quên được hương thơm nồng đậm, vị chan chát đầu lưỡi và ngọt dần xuống cổ họng.

8. Nộm Da Trâu

Thường thì da trâu là dùng để làm các đồ dùng phục vụ cuộc sống của con người, không ai nghĩ đến việc da trâu có thể dùng chế biến món ăn. Ấy vậy mà người dân tộc tày ở huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang đã dùng da trâu làm nên một món ăn vô cùng đặc sắc. Đó là món nộm da trâu Lâm Bình, món ăn mà khi thưởng thức du khách sẽ nhơ mãi về hương vị có một không hai của món ăn này. Da trâu hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã, sau đó thái mỏng miếng da. Da trâu được sơ chế sạch, đem luộc da trâu từ 1,5 – 2 giờ. Sau khi luộc xong, da trâu sẽ được thái mỏng. Nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Không sử dụng quá nhiều loại gia vị nhưng lại dùng nước măng chua và hạt mắc khén nên món nộm da trâu Lâm Bình sở hữu được hương vị cực kỳ độc đáo. Da trâu hòa quyện cùng các loại gia vị, nhất là vị chua thanh thanh của nước măng cùng hương thơm đặc trưng của mắc khén đã kích thích vị giác của thực khách đến mức tối đa. Cảm giác ngòn ngọt của thịt trâu vị bùi của lạc rang, thơm của mùi ta… tất cả cùng hòa quyện tạo thành thứ men ngây ngất trong khoang miệng.

9. Xôi Ngũ Sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn đặc trưng của dâ tộc Tuyên Quang, thường được làm trong các dịp lễ tết để dâng cúng thầ linh. Xôi ngũ sắc được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng, rất thơm và có 5 màu sắc: trắng, vàng, xanh, đỏ, tím; tượng trưng cho Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ; tượng trưng cho Đất, Nước, Mây, Mưa, Nắng thuận hoà. Trong đó, xôi màu trắng được dùng gạo nếp đồ bình thường, màu đỏ dùng lá cơm đỏ, màu xanh dùng lá gừng, lá giềng, màu vàng dùng củ nghệ, màu tím dùng lá cơm tím. Tất cả nguyên liệu này đều có sẳn trong vườn nhà của người dân tộc tày.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Ngoài ra, một nguyên liệu không thể thiếu là một loài hoa rừng có mùi thơm rất đặc biệt dùng để đồ xôi. Loài hoa này chỉ nở một lần vào tháng 2 âm lịch, do vậy bà con dân tộc Tày thường hái về phơi khô và dùng quanh năm. Người Tày dùng những chõ đồ xôi loại đặc biệt, chõ cao được làm bằng gỗ. Khi đồ xôi, cho gạo vào chõ, thêm chút rượu trắng rồi đặt vào chảo nước xôi, đến khi nào có mùi thơm toả ra là xôi đã chín. Thưởng thức xôi ngũ sắc, du khách không chỉ cảm nhận được hương vị thơm ngon mà còn được chiêm nghiệm những triết lý sâu xa về thuyết ngũ hành trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc

10. Bánh Nếp Trứng Kiến

Bánh nếp trứng kiến hay còn gọi là Péng Lăng Lay được chế biến từ nếp nương và trứng kiến. Đây là món ăn mang đậm bản sắc của dân tộc Tày ở Tuyên Quang. Khi thưởng thức, giúp du khách cảm nhận được vị bùi ngậy của lá vả, hành hẹ, quện với bột nếp dẻo thơm, đặc biệt là nhân trứng kiến đậm đà hương vị mà không loại bánh nào có được. Vì trứng kiến đen chỉ có khoảng đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 âm lịch, nên thời điểm này đồng bào Tày mới có nhân trứng kiến để làm bánh.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác. Tuy nhiên, trứng kiến đang càng ngày bị hạn chế nên người ta đã cho thêm thịt he băm nhỏ, hành kho, vừng hay lạc rang giã nhỏ làm nhân cùng với cá gia vị khác tạo vị mặn cho bánh. Bánh trứng kiến khi thưởng thức sẽ mang đến nhiều dư vị khác nhau. Có vị béo ngậy của nhộng kiến, vị dẻo của bột nếp, vị ngai ngái của lá ngõa. Tất cả hòa quyện làm nên vị đặc trưng vừa lạ, vừa hấp dẫn.

11. Cá Mắm Ruộng

Không chỉ là một món ăn thông thường.Mắm cá ruộng Chiêm Hóa chứa đựng những hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cá mắm ruộng được làm từ loại cá chép nuôi ở ruộng. Những con cá được làm sạch và trộn đều với muố, giềng và hành sao đó đổ vào hũ. Sau cùng là lấy lá cơm đỏ, lá trầu không thái sợi trộn đều với xôi nếp đã lên men để đổ vào hũ chung với cá. Món mắm này phải ủ trong thời gian 10 tháng thì mới dùng được.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Mắm cá ruộng Chiêm Hóa cũng khá giống với những loại mắm khác. Điều được làm từ cá, muối và những gia vị đi kèm. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác bietj của mắm cá Tuyên Quang đó là nguyên liệu. Cá được dùng để làm mắm phải là cá động, không phải là cá nuôi hoặc cá sông, cá biển. Do đó hương vị mắm sẽ thơm và đậm đà hơn những loại cá khác. Bên cạnh đó, thời gian ủ mắm cũng lâu hơn giúp cho hương vị thêm phần khác biệt. Hơn nữa, cá mắm thơm ngon phải có màu đỏ tía. Ngoài màu sắc thì hương thơm phải dậy mùi, không có mùi tanh hôi. Từ đó cho ra một món mắm ngon, đậm đà và hấp dẫn.

12. Thịt Trâu Khô

Thịt trâu khô là đặc sản thường thấy trong các bữa ăn của người dân tộc Tày, tỉnh Tuyên Quang. Thịt trâu khô không chỉ là món ăn mang đậm hương vị vùng cao, nét văn hóa miền sơn cước mà còn là món ăn quen thuộc của người dân nơi đây, món quà của du khách khi ghé thăm Tuyên Quang. Thịt trâu khô Tuyên Quang nổi tiếng là sạch và ngọt thịt, đồng bào ở đây nuôi trâu không chỉ để cày mà còn dùng vào việc giết thịt khi tế lễ, tết nhất và chế biến các sản phẩm từ da trâu, sừng trâu và đặc biệt là thịt trâu.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Cách chế biến thịt trâu khô cũng không quá khó. Trâu khi được làm thịt, người ta lấy nguyên thịt nạc, dần cho mềm và dùng cách tẩm ướp tự nhiên với tỏi, ớt, sả và những gia vị khác. Sau khi thịt ngấm gia vị, họ đem thịt sấy trên than củi hoặc hun khói trên gác bếp. Thịt trâu khô thành phẩm, gữ nguyên được múi khói, song lại không gây khó chịu. Người dân ở đây làm khéo đến mức vẫn thấy được tất cả các gia vị được ướp trên từng miếng thịt. Miếng thịt đậm vị, có màu đỏ sậm, thơm mùi khói lại mang vị cay cay, ngot ngọt của các gia vị.

13. Thịt Chua

Thịt chua là món ăn dân dã, mang đậm chất ẩm thực dân tộc Tày. Nguyên liệu chế biến món ăn này rất đơn giản chỉ bao gồm thịt lợn, muối tinh và cơm nguội. Cách làm thịt chua tuy không khó nhưng đòi hỏi cần có nhiều thời gian để được thành phẩm ưng ý. Thịt ủ ngắn ngày trước khi sử dụng nên hấp hoặc xào qua. Món thịt chế biến xong có mùi thơm của trầu, giềng và vị chia ngọt đặc trưng. Thịt mềm nên ăn với xôi nếp sẽ rất ngon.

13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền13+ Đặc Sản, Món Ngon Tuyên Quang Độc Đáo & Ăn Là Ghiền

Với thịt được ướp lâu hơn, khi thưởng thức thì gỡ từng miếng thịt rồi gạt bỏ phần cơm nguội, miếng thịt lúc này đã săn lại, màu nhạt, có độ giòn của mỡ và độ dai sần sật của bì và thịt nạc. Có thể ăn kèm với lá lốt để cảm nhận được độ ngon của thịt chua, vị mặn đậm đà của muối, vị ngọt của thịt, chua của men cùng hương thơm của lá lốt xanh quyện thành một hương vị rất khó quên.

Ở trên là danh sách những món ngon Tuyên Quang độc đáo, thơm ngon thu hút được nhiều du khách khi tới vùng đất xinh đẹp này. Mỗi món ngon đều mang một giá vị văn hóa, ẩm thực đặc sắc mà đồng bào dân tộc ở đây mang lại. Hi vọng qua những món ngon ẩm thực ở trên sẽ giúp du khách có một chuyến du lịch trọn vẹn, nhiều trải nghiệm thú vị.

Xem thêm:

Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Tuyên Quang Tự Túc Dành Cho Người Đi Lần Đầu tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.