123doc thi truong von phan tich triet ly dau tu cua warren buffett – BÀI TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG – Studocu
Nội Dung Chính
BÀI TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG VỐN – NHÓM 1
Đề bài:
“Phân tích triết lý đầu tư của Warren Buffett (một nhà đầu tư
huyền thoại trên thị trường chứng khoán). Bài học rút ra cho các
bạn từ triết lý này và liên hệ thực tiễn Việt Nam”.
####### MỤC LỤC
- LỜI MỞ ĐÂU
- PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ WARREN BUFFETT
- PHẦN II:TRIẾT LÝ ĐẦU TƯ CỦA WARREN BUFFETT, BÀI HỌC RÚT RA
– 2. Triết lý đầu tư của Warren Buffett………………………………………………………………
– 2.1. Đầu tư giá trị – đầu tư dài hạn………………………………………………………………….
– 2.1. Hiểu rõ những gì mình sở hữu………………………………………………………………
– 2.1. Mua để giữ và mua nhiều nhưng ít loại………………………………………………….
– 2.1. Kiểm soát sự tự tin thái quá………………………………………………………………..
– 2.1. Tránh rủi ro………………………………………………………………………………………
– 2.1. Tập trung vào mặt tích cực của sự bi quan……………………………………………
– 2.1. Phớt lờ áp lực xung quanh………………………………………………………………….
– 2.1. Học từ sai lầm………………………………………………………………………………….
– 2. Cách thức chọn mua cổ phiếu của Warren Buffett……………………………………….
– 2.2. Hiểu rõ ngành kinh doanh chính:………………………………………………………..
– 2.2. Hiểu rõ về những công ty mà mình đầu tư……………………………………………
– 2.2. Chọn thời điểm mua………………………………………………………………………….
– 2. Những câu hỏi của Buffett khi chọn cổ phiếu…………………………………………….. - PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM …………………………………………………
– 3. Nhận định chung về đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam……………….- chứng khoán Việt Nam……………………………………………………………………………………. 3. Khả năng áp dụng triết lý đầu tư của Warren Buffett trên thị trường đầu tư
- Việt Nam……………………………………………………………………………………………………….. 3. Vận dụng triết lý đầu tư giá trị của Warren Buffet vào Thị trường chứng khoán
- KẾT LUẬN
####### 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ WARREN BUFFETT
Warren Edward Buffett là nhà đầu tư huyền thoại và được tạp chí Time đưa vào
danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới”. Nhiều năm liền, ông liên tục đứng
trong top 5 tỉ phú giàu có nhất thế giới. Mới đây, theo tạp chí Forbes, ông là người giàu
thứ 3 thế giới năm 2010 với tài sản chừng 47 tỉ USD.
WarrenEdward Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, bang
Nebraska, Hoa Kỳ, là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Ông
được gọi là “Huyền thoại đến từ Omaha” hay “Hiền tài xứ Omaha”, rất nổi tiếng do sự
kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài
sản khổng lồ. Chẳng hạn tiền lương năm 2006 của ông chỉ là 100 nghìn USD, một con
số rất nhỏ so với các nhà quản trị ở các hãng có cùng tầm cỡ Berkshire Hathaway; còn
hai năm 2007 và 2008 ông chỉ nhận mỗi năm tổng cộng 170 nghìn USD trong đó lương
cơ bản đã là 100 nghìn. Hiện ông sống tại ngôi nhà mua năm 1958 ở Omaha với giá
31 USD (bây giờ giá trị khoảng 700 USD) dù ông còn sở hữu một căn khác giá
4 triệu USD tại Laguna Beach, bang California. Năm 1989 ông dùng 9,7 triệu USD
trong ngân sách của hãng Berkshire để mua một máy bay hạng cá nhân rồi đặt tên vui
cho nó là “Khó cưỡng quá” do trước kia ông hay chỉ trích giám đốc hãng nào làm như
vậy. Warren Buffett còn nổi danh là nhà từ thiện đã tặng 99% giá trị tài sản của mình cho
hoạt động của Hội Gates do Bill Gates sáng lập, đồng thời có trong hội đồng đại học
Grinnell. Năm 1999 ông có trong danh sách những nhà quản trị tài chính giỏi nhất thế kỉ
20 do hãng Carson thực hiện, xếp trên Peter Lynch và John Templeton.
Từ khi còn nhỏ, Warren Buffett đã có thiên hướng của một nhà đầu tư tương lai.
Năm 1943 Warren kiếm được khoản tiền đầu tiên trong đời do bán xe đạp của mình cộng
với mức thù lao 35 USD cho việc giao báo. Khi người cha được bầu vào quốc hội Hoa
Kỳ thì ông chuyển đến học tại thủ đô Washington rồi tốt nghiệp trường trung học
Woodrow Wilson năm 1947. Trong năm đầu học trường này ông cùng một người bạn
mua một máy bắn bóng giá 25 USD đặt trong tiệm hớt tóc để kiếm tiền và trong vòng
một tháng họ đã có ba máy như vậy đặt ở vài nơi.
Lần đầu Buffett học về cổ phiếu và đầu tư là từ bố cậu, một chuyên gia môi giới
chứng khoán ở Omaha trước khi trở thành một nghị sĩ. Cậu mua số cổ phiếu đầu tiên của
mình ở tuổi 11, đầu tư cho Cities Service Preferred (Dịch vụ thành phố được yêu thích).
Cậu mua ba cổ phiếu cho mình, và ba cổ phiếu cho chị gái Doris, với giá 38 USD/cổ
phiếu. Thật không may là chỉ một thời gian ngắn sau đó, mã cổ phiếu này thất bại, tụt
29% xuống còn 27 USD/cổ phiếu. Buffett vẫn giữ, nhưng cậu bé 11 tuổi lại thấy lo sợ về
việc cậu có thể đánh mất số tiền của chị gái. Tất nhiên cậu ghét việc tự mình làm mất
tiền của mình, nhưng việc nghĩ mình có thể kéo cả chị gái ngã theo khiến cậu rất buồn
phiền. Khi mã cổ phiếu của Cities Service tăng trở lại, tới giá 40 USD/cổ phiếu, Buffett
đã bán, kiếm được 5 đô lợi nhuận cho cả hai chị em. Sau đó, giá cổ phiếu của Cities
Service tăng mạnh, lên mức 200 đô/cổ phiếu. Đối với một thanh niên sau này là một bậc
thầy, tai nạn này, và sự thiếu kiên nhẫn của cậu, không phải điều cậu có thể sớm quên.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân ở Đại học Nebraska, Buffett đã nhắm tới
trường Kinh doanh Harvard. Tuy nhiên, tạo hóa trêu ngươi, Buffett đã bị trường Harvard
từ chối. Cuối cùng, ông theo học trường Kinh doanh Cobumbia. Tại đây, Buffett đã gặp
người sau này trở thành cố vấn, người có ảnh hưởng lớn nhất tới ông, người mà bản thân
cũng là một bậc thầy về đầu tư giá trị – Benjamin Graham. Đây chính là nơi để Buffett
trở thành “Huyền thoại Buffett”.
Khởi đầu sự nghiệp, Warren Buffett làm nhân viên kinh doanh mảng đầu tư cho
công ty Buffett-Falk & Co. ở Omaha từ 1951 đến 1954, rồi làm chuyên viên phân tích
chứng khoán cho công ty Graham-Newman Corp. ở New York từ 1954 đến 1956. Ông
làm chủ công ty Buffett Partnership, Ltd. từ 1956 đến 1969, và từ năm 1970 đến nay là
chủ tịch kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway. Năm 1951 ông được tin Ben Graham
đang ở trong ban quản trị hãng bảo hiểm GEICO liền bắt xe lửa đi thủ đô Washington tới
trụ sở hãng này gõ cửa mãi cho tới khi được cho vào. Ông đã gặp phó chủ tịch Lorimer
Davidson của GEICO và hai người bàn luận về ngành bảo hiểm rất lâu, sau này ông
Davidson thành bạn tri âm đồng thời có ảnh hưởng lâu dài với Buffett. Davidson còn kể
lại ông chỉ gặp Buffett 15 phút là nhận ra đây là một “siêu nhân”. Sau khi Warren tốt
nghiệp trường Columbia ông ngỏ ý muốn làm tại trung tâm tài chính Wall Street nhưng
cả cha ông lẫn Benjamin Graham đều khuyên ông đừng. Ông cũng đề nghị Graham cho
mình làm không lương nhưng không được đồng ý. Rồi ông trở về Omaha vừa làm môi
giới chứng khoán vừa dự một khóa thuyết trình ở trường Dale Carnegie. Những gì đã
tập trung vào Berkshire Hathaway và vực công ty từ chỗ còn yếu kém thành một tập
đoàn đầu tư hàng đầu có tỷ suất lợi nhuận gần như là không tưởng. Biệt tài của ông là
nhìn thấy tiềm năng của những công ty chưa được đánh giá đúng mức và đầu tư vào
nó. Trong gần 40 năm qua, Công ty Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đạt
lợi nhuận trung bình 22,6%/năm, sở hữu tới hơn 40 công ty con với khoảng 150.
nhân công. Ngoài Berkshire Hathaway, ông còn có cổ phần ở Coca-Cola, American
Express, Walt Disney hay Gillette hoặc những công ty nho nhỏ cỡ Geico hay General
Re.
####### PHẦN II:TRIẾT LÝ ĐẦU TƯ CỦA WARREN BUFFETT VÀ BÀI HỌC RÚT RA
1 Triết lý đầu tư của Warren Buffett
Trong triết lý đầu tư của mình, Warren Buffett chịu ảnh hưởng lớn của 2 nhân vật
là Ben Graham và Phil Fisher. Warren thích nói rằng mình có 85% từ Ben Graham và
15% từ Phil Fisher. Có thể nói Graham là người đã định hình cho Buffet theo trường
phái đầu tư giá trị còn Fisher đã giúp ông hoàn thiện thêm triết lý đầu tư đó, tạo ra triết
lý đầu tư cho riêng mình.
Với ảnh hưởng lớn từ người thầy Graham, cốt lõi triết lý đầu tư của Warren
Buffett là đầu tư giá trị. Đầu tư giá trị là bạn phải xem xét kỹ lưỡng và tính toán giá
trị sổ sách của công ty và giá trị nội tại cũng như mối tương quan của nó với giá thị
trường. Trong triết lý đầu tư của Gramham, ông chỉ đánh giá những chỉ số trên dựa vào
tài sản ròng và bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, với Warren Buffett trong triết lý đầu tư
của mình, ông còn xem xét giá trị của những nhà quản lý xuất sắc và vốn thương hiệu –
những yết tố có thể dẫn đến sự tưởng trưởng thu nhập nhanh chóng trong vài năm.
Để hiểu rõ hơn triết lý đầu tư của ông, chúng ta có thể nhìn dưới 2 góc độ sau:
2.1. Đầu tư giá trị – đầu tư dài hạn………………………………………………………………….
Như đã nói ở trên, đầu tư giá trị là phải xem xét lỹ lưỡng giá trị nội tại của cổ
phiếu cũng như mối tương quan của nó với giá thị trường. Trong triết lý đầu tư giá trị
của Buffett nói riêng cũng như những nhà đầu tư giá trị khác nói chung, họ thường
hướng đến giá trị nội tại và khả năng phát triển của công ty – nghĩa là những khoản thu
nhập mà công ty đó sẽ mang lại cho họ trong tương lai, chứ không chỉ đơn thuần trông
chờ vào sự chênh lệch giá mua bán. Ở đây cổ phiếu mà họ hướng đến là cổ phiếu giá
trị chứ không phải cổ phiếu tăng trưởng (những cổ phiếu đang tăng giá trên thị trường
và không hẳn tăng vì giá trị của nó tăng). Thông thường họ – những nhà đầu tư giá trị
sẽ mua những cổ phiếu tiềm năng nhưng bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực
của nó và nắm giữ trong khoảng thời gian dài có thể là vài năm cho đến hàng thập
kỷ.
Như giáo sư Graham có nói: “ Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán là một
chiếc máy bỏ phiếu. Nhưng trong dài hạn, nó là một chiếc cân ”. Trong ngắn hạn, sự thay
đổi giá của cổ phiếu được quyết định bởi tính phổ biến hay không phổ biến cũng như
thức công ty tạo ra lợi nhuân, những đối thủ cạnh tranh của công ty cũng như những rủi
ro mà công ty sẽ đối mặt. Đặc biệt trong triết lý đầu tư của mình, Warren Buffett luôn
chú trọng đến năng lực và đạo đức của đội ngũ lãnh đạo. Nói tóm lại triết lý đầu tư của
ông là phải hiểu thật rõ những gì mình nắm giữ và muốn nắm giữ, chỉ đầu tư khi đã hiểu
thật rõ về công ty. Nếu bạn hiểu rõ những gì bạn sở hữu, bạn có thể mua được một giá trị
tuyệt vời.
Những loại cổ phiếu thu hút Buffet là những cổ phiếu của nền kinh tế cũ như nhà
máy dệt Berkshire, công ty bảo hiểu GIECO…. Điều cuốn hút ông đầu tư vào những cổ
phiếu này là bởi ông hiểu rõ ông sở hữu những gì. Những ngành này đã xuất hiện từ rất
lâu và không khó để ông có thể hiểu về chúng. Ngược lại ông phớt lờ những công ty
công nghệ. Ông nói: “ Tôi không hiểu gì về công nghệ, vì thế tôi không đầu tư vào đó ”.
Kết luận: Điểm cốt lõi trong triết lý đầu tư của Warren Buffett là đầu tư giá trị.
Triết lý của ông hướng nhà đầu tư tập trung vào giá trị nội tại của công ty, khả năng
mang lại thu nhập của cổ phiếu trong tương lai thay vì nhìn vào xu hướng biến động giá
trên thị trường. Chúng ta nên hướng tới đầu tư dài hạn với những công ty mà mình hiểu
rõ. Để xác định được giá trị nội tại của công ty, cần phải hiểu thật rõ về công ty nhất là
cách thức hoạt động, tạo ra lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh
đó cũng cần xem xét năng lực và đạo đức của đội ngũ lãnh đạo trước khi ra quyết định
đầu tư.
Bài học rút ra: Với triết lý đầu tư giá trị của Warren Buffett, các nhà đầu tư có
thể sẽ gặp ít rủi ro hơn so với việc chạy theo xu hướng của thị trường. Mức độ chắc chắn
trong những khoản đầu tư cũng sẽ lớn hơn. Bên cạnh đó một nghiên cứu cũng đã chỉ ra
rằng với thời gian nắm giữ 10 năm, cổ phiếu giá trị mang lại lợi nhuận nhiều hơn cổ
phiếu tăng trưởng trên 3 lần.
Trong đầu tư và đặc biệt là đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần có những thông
tin và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực và doanh nghiệp mà mình đầu tư, có như vậy thì mới
có thể đem lại lợi nhuận cao và lâu dài.
WB từng nói: “Tôi là nhà đầu tư tốt hơn bởi vì tôi là một nhà kinh doanh, và tôi là một
nhà kinh doanh tốt hơn bởi vì tôi là một nhà đầu tư”.
Đồng thời với nhà đầu tư giá trị sẽ không cần phải theo dõi diễn biễn thị trường
từng ngày từng giờ mà thay vào đó chỉ cần xem xét lại công ty hàng năm sau khi đã ra
quyết định đầu tư. Với tần suất giao dịch ít hơn, chi phí giao dịch mà nhà đầu tư bỏ ra
cũng sẽ ít hơn.
Đối với một học viên, để có thể trở thành một nhà đầu tư giá trị theo như triết lý
đầu tư của Warren Buffett thì cần phải trau dồi thêm kiến thức đặc biệt về tài chính kế
toán để có thể xác định được giá trị nội tại của công ty. Ngoài ra trong triết lý của ông để
xác định giá trị nội tại còn căn cứ vào những yếu tố định tính như năng lực đạo đức của
ban lãnh đạo công ty… vì nó mang tính chủ quan của người đánh giá nên sẽ có sự khác
nhau giữa những nhà đầu tư khác nhau và rất khó để xác định giá trị thực một cách chính
xác. Một điểm quan trọng nữa khi đầu tư giá trị vào một công ty là phải thường xuyên
tìm hiểu, có kiến thức về ngành kinh doanh chính của công ty mà mình đầu tư cũng như
cách thức hoạt động, tạo ra lợi nhuận của ngành đó.
Quy tắc đầu tư của Warren Buffett
Triết lý đầu tư của Buffett có thể được trình bày một cách đơn giản với hai quy tắc
sau:
Quy tắc số 1: Đừng để mất vốn.
Quy tắc số 2: Đừng quên quy tắc số 1.
Warren nói: “sự thận trọng nên là hòn đá tảng của phong cách đầu tư của bạn”.
Nói cách khác, những nhà đầu tư chủ động nên tiến hành ba hoạt động hàng ngày như
sau: đọc, nghiên cứu và suy nghĩ.
Xuất phát từ triết lý đầu tư của mình, Warren có những quy tắc nhất định khi đầu
tư. Đó là:
2.1. Mua để giữ và mua nhiều nhưng ít loại………………………………………………….
Trái ngược với quan điểm đầu tư truyền thống đề cao sự đa dạng hóa và khuyến
khích mua đi bán lại cổ phiếu để kiếm lời nhanh, Warren Buffett lại tập trung mua một
vài cổ phiếu và giữ chúng suốt đời. Thời gian nắm giữ được ưu thích của ông là vĩnh
viễn. Tất cả các nhà đầu tư siêu đẳng mà ông biết, những người đã chinh phục được thị
trường trong dài hạn, cũng sở hữu nhiều cổ phiếu nhưng ít loại.
2.1. Tránh rủi ro………………………………………………………………………………………
Với nhiều nhà đầu tư câu châm ngôn “không bỏ trứng vào một rổ” là một trong
những kim chỉ nam khi thực hiện đầu tư. Tuy nhiên với Warren Buffett thì không phải
vậy. Với triết lý đầu tư là phải hiểu rõ những gì mình sở hữu, Buffett cho rằng rủi ro là
khi nhà đầu tư không biết rõ mình đang làm gì. Ông nói rằng: “Nếu bạn hiểu rõ bạn sở
hữu những gì, bạn sẽ không sao cả”.
Warren luôn trung thành với “vòng tròn năng lực”, với những hiểu biết và phân
tích của bản thân. Ông không bao giờ nghe theo lời khuyên của những chuyên gia hay
những bài phân tích thị trường trên báo đài. Ông cho rằng nên cẩn trọng với nơi bạn tìm
kiếm lời khuyên, đặc biệt nếu bạn đang lắng nghe những người được gọi là chuyên gia
thường xuyên dán mắt vào truyền hình hay chúi múi đọc báo. Hãy luôn nhớ rằng bạn
không biết lợi ích riêng của họ là gì, bởi vì có thể họ đề nghị mua một thứ gì đó và
thường làm vậy chỉ vì giá đang đi xuống. Một khách mời “không đứng đắn” của các
chương trình truyền hình đôi khi phải viện đến việc khuyên mọi người bán một loại cổ
phiếu mà họ thiếu hụt và cũng có thể khuyên người khác mua một loại cổ phiếu mà họ
vừa mua. Việc nghe theo những lời khuyên này có thể sẽ đem đến rủi ro, tốt hơn hết nên
trung thành với “vòng tròn năng lực của mình”.
Bài học rút ra: Khi đầu tư giá trị tốt nhất để tránh rủi ro, mình sẽ không phân tán
vào nhiều cổ phiếu mà không hiểu rõ, và tập trung vào những cổ phiếu mà mình hiểu rõ.
Rủi ro không phải là khi “bỏ trứng vào một rổ”, rủi ro là khi chúng ta không biết rõ mình
đang làm gì. Thận trọng khi nghe những lời khuyên từ chuyên gia, tư vấn hoặc các bản
phân tích trên báo chí và nên trung thành với “vòng tròn năng lực” của mình.
2.1. Tập trung vào mặt tích cực của sự bi quan……………………………………………
Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong một câu nói nổi tiếng của ông “Hãy tham
lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. Buffett luôn nhìn
thấy được cơ hội khi thị trường đi xuống. Chính những lúc này ông đã mua được những
cổ phiếu tốt với mức giá rẻ mạc. Ngược lại khi thị trường đầu cơ giá lên thì ông lại có xu
hướng đứng ngoài thị trường. Điển hình cho điều này là khi ông đứng ngoài bong bong
công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20.
Trong năm 2008, khi mà cả thị trường lo ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, giá cổ phiếu của nhiều công bi đã rơi xuống mức kỷ lục. Ngay chính lúc các nhà
đầu tư khác đang kéo nhau ra khỏi thị trường Warren Buffett đã mạnh tay đầu tư gần 30
tỷ USD cho những công ty mình ưu thích. Vào năm này, cổ phiếu của những công ty như
Wells Fargo, American Express… đã rơi xuống mức thấp kỷ lục tạo điều kiện thuận lợi
để ông mua vào. “Bạn sẽ có những khoản mua về tốt nhất khi mọi người đầy hoang
mang” Buffett chia sẻ. Năm năm sau ông đã thu về hơn 10 tỷ USD lợi nhuận từ những
khoản đầu tư này.
Với ông, cơ hội không chỉ đến khi thị trường gặp những rủi ro hệ thống mà còn có
thể đến khi những công ty lớn gặp phải 1 số trục trặc nhưng có thể giải quyết được nó.
Khi một công ty gặp phải những rắc rối, thị trường sẽ lo lắng và tâm lý đám đông có thể
làm cho giá cổ phiếu giảm nhiều hơn thực tế. Một nhà đầu tư giá trị như Warren Buffett
sẽ đứng ngoài và đánh giá xem liệu rắc rối đó công ty có thể khắc phục được không. Nếu
có thể thì đó sẽ là 1 cơ hội hoàn hảo cho ông khi mà thị trường đang đưa giá cổ phiếu đi
xuống thấp hơn giá trị thực của nó.
Bài học rút ra: Dưới góc nhìn của một học viên, cơ hội tiếp xúc cũng như sự
từng trải trên thị trường còn rất ít nên thật cảnh giác, tỉnh táo trước những biến động của
thị trường, xác định rõ khả năng thoát khỏi rắc rối của công ty mục tiêu để ra quyết định
phù hợp. Đôi khi sự sợ hãi của người khác lại chính là cơ hội tuyệt vời của mình.
2.1. Phớt lờ áp lực xung quanh………………………………………………………………….
Có thể sẽ rất sợ hãi khi đi ngược lại những gì mà những nhà đầu tư khác đang
làm.Để làm một người đi ngược trào lưu là rất khó. Kiên định với phân tích và niềm tin
của bạn là điều tối quan trọng. Nếu không, bạn có thể sẽ từ bỏ, đầu hàng và giao phó bản
thân cho một tương lai theo sau người khác, đầu tư vào điều mà tất cả mọi người đều
đang đầu tư, làm những điều mà họ làm.
Việc phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc đòi hỏi thời gian và công sức. Chỉ
tính riêng năm 1999, chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones tăng 25% trong khi chỉ
số Nas- daq cho khối ngành công nghệ nặng tăng vụt lên 86%. Tuy nhiên Buffett vẫn
ngồi im bên lề, tin chắc rằng sự gia tăng của thị trường chẳng được hình thành dựa trên
thứ gì khác ngoài những con kỳ lân, những cầu vồng sặc sỡ.Ông đã không hề mua cổ
2.2. Hiểu rõ ngành kinh doanh chính:………………………………………………………..
Áp dụng triết lý của mình trong đầu tư, Warren Buffett chỉ chọn mua cổ phiếu của
những công ty mà mình hiểu rõ về ngành kinh doanh chính của nó. Ông gọi đó là “vòng
tròn năng lực” của bản thân. Ông nói: ” Nếu bạn sở hữu một công ty (cho dù là sở hữu
toàn bộ hay chỉ một số cổ phiếu) trong một ngành bạn không hiểu gì về nó, không thể dự
đoán sự phát triển chính xác thì bạn sẽ không thể đưa ra một quyết định sáng suốt
được “.
Nhà đầu tư thành công nhất thế giời này vẫn thường đưa ra lời khuyên thế này:
“ Hãy vẽ một vòng tròn xung quanh những công ty mà bạn hiểu rõ và loải bỏ những
doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn dựa trên cơ sở giá trị, năng lực quản trị, cũng
như sự từng trải qua các thời kỳ khó khăn hiếm hoi. Đây không phải là vấn đề lớn đến
mức nào mà là cánh bạn xác định phạm vi chính xác đến mức nào, đặc biệt là chu vi
của vòng trong ấy. Đừng so sánh bản thân với người khác khi họ có vòng tròn lớn hơn
nhưng ranh giới mờ nhạt hơn ”. Kích thước của vòng tròn bạn vẽ không quan trọng mà
thay vào đó là mức độ bạn biết rõ công ty ở trong vòng tròn đó như thế nào.
Với nhưng doanh nghiệp trong vòng năng lực của mình, Warren hiểu rõ cách thức
hoạt động của ngành kinh doanh đó; cách mà ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cho
công ty cũng như tiềm năng phát triển của ngành đó trong tương lại, liệu rằng trong
tương lai ngành đó có tiếp túc phát triển mạnh mẽ, những rủi ro mà doanh nghiệp trong
ngành có thể gặp phải… Ông chỉ đầu tư vào những công ty mà ông có thể hiểu rõ điều
này. Đây cũng là lý do mà ông đã phớt lờ những công ty công nghệ ngay cả với
Mircrosolf – một công ty được ông đánh giá là năng động, khả năng quản lý tốt (ông là
bạn thân của Bill Gates), nhưng ông lại không hiểu biết nhiều về công nghệ và không thể
đưa ra được dự đoán cho những công ty trong ngành công nghệ. Trên tạp chí Forbes,
Warren nói: “ Bill Gates là người bạn tốt và tôi nghĩ câu ấy có thể là người thông minh
nhất mà tôi từng gặp. Nhưng tôi không biết những thứ bé tý đó để làm gì ”.
2.2. Hiểu rõ về những công ty mà mình đầu tư……………………………………………
Sau khi đã xác định được “vòng tròn năng lực” của mình, Warren sẽ chọn ra bên
trong đó những công ty tiềm năng. Với ông, những công ty tiềm năng là những công ty
hội đủ cả 3 yếu tố: Thứ nhất, công ty có hoạt động kinh doanh mạnh, lợi thế cạnh tranh
bền vững, ít nợ và mức thu nhập trên vốn sở hữu cao. Thứ 2, công ty có những người
quản lý đáng ngưỡng mộ, những người điều hành donh nghiệp vì lợi ích của cổ đông, có
tư cách đạo đức và tính cách tốt. Thứ ba, công ty có giá thị trường hấp dẫn khi so sánh
giá trị nội tại của nó. Với những công ty đã được ông xác định là hội đủ 2 yếu tố đầu tiên
thì ông sẽ kiên trì đợi đến lúc thị trường đánh giá thấp công ty đó và mua lại với một
mức giá hấp dẫn.
Với triết lý đầu tư của Warren, hiểu rõ về công ty là hiểu tất cả mọi thứ về công ty
đó từ bản báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, những thách thức đến đội ngũ
lãnh đạo, thương hiệu, kinh nghiệm của công ty cũng như khả năng của công ty khi đối
đầu với những thử thách. Một ví dụ hoàn hảo về việc hiễu rõ những gì mình sở hữu là
khoản đầu tư của Berkshire vào Coca – Cola.
Hiểu biết về kế toán:
Để thực sự hiểu biết mình sở hữu gì, nhà đầu tư cần phải biết và nên học kế toán,
bởi kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh. Mọi nhà đầu tư nên hiểu biết những nguyên tắc
kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAPP generally acc) cùng với những khái niệm và đặc
điểm tài chính quan trọng sau:
Lãi kép.
Giá trị hiện tại và giá trị tương lai.
Lạm phát.
Giá cả và giá trị.
Báo cáo tài chính.
Warren Buffett đã nhuần nhuyễn những khái niệm trên và áp dụng chúng khi xem
xét dòng tiền từ những dự án của công ty, cũng như khi đọc báo cáo thường niên của
công ty. Ông từng nói: “ Để là nhà đầu tư thành công, chúng tôi đọc hàng trăm, hàng
trăm báo cáo thường niên của các công ty ”. Đây là điểm tạo ra sự khác biết lớn giữa ông
và những nhà đầu tư khác. Khi đọc báo cáo, Warren đặc biệt quan tấm đến những chỉ số,
những vấn đề sau:
– Tốc độ tăng trưởng trong quá khứ và hiện tại. Đây là một trong những cơ sở để dự
đoán sự tăng trưởng của công ty trong tương lai.
Tỷ lệ vốn trên cổ phần là một yếu tố quan trọng khác mà Buffett thường xem xét
rất kỹ lưỡng. Nhà đầu tư giá trị sẽ tìm mua cổ phiếu của những doanh nghiệp có khoản
nợ nhỏ, như vậy có nghĩa là lợi nhuận sẽ chủ yếu bắt nguồn từ vốn của cổ đông chứ
không phải từ vốn vay.
Biên lợi nhuận có cao không? Có khả năng tăng nữa không?
Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp phụ thuộc không chỉ vào biên lợi nhuận
tốt mà còn vào mức tăng ổn định của biên lợi nhuận này. Để biết đựoc chính xác sức
khỏe của doanh nghiệp, cần nhìn lại biên lợi nhuận trong vòng 5 năm gần nhấtên lợi
nhuận lớn cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt, và lãnh đạo doanh nghiệp rất có khả
năng điều hành và quản lý chi phí.
Công ty đã trở thành doanh nghiệp đại chúng bao lâu?
Ở đây ông thường quan tâm đến những doanh nghiệp đã có thâm niên phát triển
lâu dài. Bởi với một thời gian dài phát triển, Buffett sẽ dễ dàng thấy được cách thức công
ty hoạt đông, quá trình phát triển của nó qua từng năm, những kinh nghiệm và vị thế của
nó trên thị trường. Tất cả sẽ dễ dàng hơn trong việc định giá công ty. Thực tế những cổ
phiếu yêu thích của ông hầu hết thuộc về nên kinh tế cũ đã có quá trình phát triển lâu
dài.
Sản phẩm của công ty có phụ thuộc vào loại hàng hóa nào không?
Tiêu chí này thoạt nhìn có vẻ cực đoan, nhưng thực tế Buffett thường tránh những
doanh nghiệp có sản phẩm kém nổi bật so với các đối thủ cùng ngành và lại phụ thuộc
nhiều vào các nguyên nhiên liệu đầu vào như dầu mỏ hay khí đốt.Ông quan niệm, nếu
doanh nghiệp không có gì khác biệt so với các đối thủ thì cũng ít có khả năng sinh lời
vượt bậc.
Giá cổ phiếu có thấp hơn giá thực tế đến 25% không?
Warren gọi điều này là “biên an toàn”. Để xác định lúc nào thì nên mua cổ phiếu,
ông tự đặt ra cho mình một biên an toàn định trước và luôn tuân thu theo nó. Ở đây ông
sẽ ra quyết định mua cổ phiếu khi mà thị trường thấp hơn giá thực tế 25%.
####### PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
3. Nhận định chung về đầu tư trên thị trường chứng khóan Việt Nam.
Thứ nhất , nhìn chung phương pháp giao dịch chủ yếu của các nhà đầu tư cá nhân
hiện nay trên TTCKVN là phương pháp giao dịch theo cảm tính. Bên cạnh đó, trong vài
năm gần đây thì một có một số lượng lớn nhà đầu tư quan tâm đến phương pháp đầu tư
kỹ thuật, tuy nhiên nhà đầu tư cá nhân cũng chỉ áp dụng những kỹ thuật cơ bản như sử
dụng đường trung bình động, các mẫu hình đảo chiều, các mẫu hình phổ biến như vai
đầu vai, mô hình hai đáy, lý thuyết Dow, các đường xu thế,… để xác định xu hướng của
thị trường và các cổ phiếu cụ thể.
Thứ hai, nếu không tính ñến phương pháp đầu tư cảm tính, theo đó các nhà đầu tư
nhỏ lẻ thường ra quyết định đầu tư theo kinh nghiệm, tin đồn và cảm nhận của bản thân.
Thì trên trên TTCK VN hiện nay có các phương pháp đầu tư chủ yếu sau:
- Phương pháp đầu tư giá trị: các nhà đầu tư áp dụng phương pháp này, sử dụng
phương pháp phân tích cơ bản để xác định giá trị doanh nghiệp mà mình dự kiến đầu tư,
so sánh với giá hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó xác định các cơ hội đầu
tư. - Phương pháp đầu tư từ trên xuống: theo đó nhà đầu tư tiến hành phân tích nền
kinh tế vĩ mô, lựa chọn những ngành kinh doanh hấp dẫn nhất, sau đó mới tiến hành xác
định những doanh nghiệp cần đầu tư. - Phương pháp đầu tư kỹ thuật: dựa vào các mô hình để dự đoán xu hướng thị
trường và xu hướng của từng cổ phiếu cụ thể. - Phương pháp đa dạng hóa đầu tư: dựa trên nền tảng là lý thuyết danh mục đầu
tư hiện đại của Harry Markowitz. - Phương pháp đầu tư theo chỉ số hay đầu tư thụ động
Thứ ba, đối với các nhà ñầu tư tổ chức, đặc biệt là các quỹ đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp, trên lí thuyết, đã tiếp cận và ứng dụng các phương pháp đầu tư phổ biến
trên thế giới. Như quỹ VFA dựa trên phương pháp phân tích xu hướng thị trường, quỹ
VFA dựa trên phương pháp phân tích từ trên xuống, còn quỹ đầu tư Manulife chọn chiến
lược đầu tư từ dưới lên. Nhưng dù chọn cách tiếp cận đầu tư khác nhau, nhưng các quỹ
này có hai điểm chung như sau: