12 thủ thuật giúp bạn quay video tốt hơn trên Android

Quay phim trên các mẫu smartphone Android ngày càng trở nên dễ dàng hơn do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Chúng ta có những chiếc máy quay phim độ phân giải 4K, chống rung quang học, phần mềm chỉnh tay… Tuy nhiên, để có những video đẹp hơn, bạn có thể sẽ cần 12 mẹo vặt sau đây.  

1. Vệ sinh ống kính

Bạn không thể có được bức ảnh, video đẹp với một “con mắt” bị dơ, dính bẩn. Và điều này đúng với tất cả mọi thể loại camera từ DSLR, compact và smartphone. Vì thế, hãy lau mặt kính trước khi quay video nhé.

2. Đừng che mic thu âm trong khi quay

Hầu hết trên các smartphone ngày nay đều có một mic thu âm dùng để quay video (Có thể có thêm 1 mic thứ 2 để lọc tiếng ồn). Vì thế, bạn nên tìm hiểu vị trí đặt mic trên máy của mình và cố gắng hạn chế tối đa việc che mic trong khi quay video.

3. Sử dụng cả 2 tay

Hãy sử dụng cả 2 tay trong lúc quay để có được 1 đoạn video mượt mà và ổn định nhất. Vì nếu để khung hình bị rung trong lúc quay, đoạn phim của bạn sẽ bị “xuống cấp” khá nhiều cũng như người xem cũng khó theo dõi.

4. Quay phim theo chiều ngang

Không quay giờ để smartphone theo chiều dọc khi quay phim. Với một hoạt cảnh ngoài trời, hãy cố gắng tận dụng các đường ngang để đoạn video được thẳng và cân đối. Mặt khác, bạn cũng có thể canh góc bằng cách so sánh đường ngang trên smartphone và chiều dọc của các tòa nhà. Tất cả những điều này nhằm giúp người xem không bị chóng mặt.

5. Chú ý những khu vực có độ tương phản ca

Phải hết sức thận trọng khi quay video trong các hoạt cảnh quá sáng hoặc ngược lại có vùng quá tối. Smartphone của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân bằng sáng ở những vùng như vậy và kết quả là đoạn video sẽ gặp một số hiện tượng như: vùng trời trở nên trắng xóa và vùng tối trở thành một màu “đen thui”. Vì thế tốt nhất nếu bạn không rành việc canh sáng, hãy cố gắn chọn địa điểm có ánh sáng dể chịu để tiến hành quay phim.

6. Sạc đầy pin

Quay video, đặc biệt là với độ phân giải 4K sẽ tiêu tốn rất nhiều dung lượng pin của thiết bị. Vì thế hãy chắc chắn rằng máy của bạn đã được sạc đầy trước khi tiến hành quay phim. Và nếu thiết bị có thể thay pin được, hãy trang bị thêm 1 viên pin thứ 2 nữa nhé.

7. Dọn dẹp bộ nhớ

Video độ phân giải càng cao sẽ tiêu thụ kha khá dung lượng bộ nhớ. Vì thế để đoạn video không bị gián đoạn khi quay, hãy kiểm tra và dọn dẹp bộ nhớ. Nếu smartphone có hỗ trợ khe thẻ nhớ ngoài, hãy trang bị cho mình một thẻ khoảng 32 hoặc 64GB để quay được tốt nhất.

8. Hạn chế di chuyển từ vùng tối sang sáng

Việc quay một vật thể chuyển động từ khu vực tối sang khu sáng sẽ làm máy của bạn cân bằng sáng sai.

9. Không nên sử dụng “phóng to”

Khả năng phóng to điện tử (digital zoom) chẳng thể giúp ích gì cho video của bạn mà còn có thể phản tác dụng khi: khung hình không ổn định giật lag, vật thể bị răng cưa, noise…

10. Cố gắng trở nên uyển chuyển trong lúc quay

Khi cần di chuyển trong lúc quay, bạn nên đi làm sao cho thật khéo để đoạn video không bị giật, lag mà có những cảnh chuyển mượt mà nhất có thể. Hạn chế việc lia máy một cách đột ngột và quá nhanh.

11. Sử dụng HDR


Nếu smartphone của bạn có khả năng quay tích hợp HDR hãy bật tính năng này lên để video có độ tương phản tốt hơn.

Nguồn: techrum