12 điều cần lưu ý khi chọn bác sĩ Nhi khoa cho bé, mẹ đã biết ?

Sự phát triển toàn diện của các bé luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ, vì thế việc lựa chọn bác sĩ nhi khoa phù hợp để theo dõi tình trạng sức khỏe của các con cũng đang được quan tâm. Giữa những lời quảng cáo đầy hoa mỹ từ các phòng khám, làm thế nào để lựa chọn bác sĩ nhi khoa phù hợp cho con?

Sau đây AVAKids sẽ mách nhỏ cho các bậc phụ huynh một số yếu tố quan trọng trước khi chọn một bác sĩ nhi khoa cho con mình nhé!

Nhiệm vụ của bác sĩ Nhi khoa là gì?

Khoa Nhi là khoa lâm sàng chịu trách nhiệm trong việc khám và điều trị một số bệnh cho trẻ em ở độ tuổi sơ sinh đến dưới 16 tuổi. Vì vậy, các bác sĩ Nhi khoa có nhiệm vụ thăm khám và điều trị những loại bệnh cho các bé trong độ tuổi này, ngoài ra họ còn có nhiệm vụ theo dõi các bệnh mãn tính và sự phát triển của trẻ, thông tin đến các bậc phụ huynh về các chỉ định tiêm ngừa, khuyến khích các bậc phụ huynh hình thành chế độ ăn uống, sống lành mạnh cho con của mình.

Vậy đâu là thời gian thích hợp để tìm bác sĩ Nhi khoa cho trẻ ?

Để tìm được một bác sĩ Nhi khoa phù hợp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng từ phía gia đình. Đồng thời, để có nhiều thời gian đánh giá những lựa chọn các cha mẹ có thể bắt đầu tìm bác sĩ Nhi khoa trước khi em bé chào đời khoảng ba đến năm tháng là phù hợp nhất.

1Địa điểm phòng khám

Cha mẹ nên chọn cho bé phòng khám gần với nơi sinh sống của mình. Nguồn từ Freepik

Cha mẹ nên chọn cho bé phòng khám gần với nơi sinh sống của mình. Nguồn từ Freepik

Để thuận tiện trong việc thăm khám, tốt nhất bạn nên chọn một bác sĩ Nhi khoa vừa có kinh nghiệm trong nghề vừa tận tâm, đặc biệt phải ở gần nơi sinh sống của gia đình mình nếu chẳng may trẻ bị ốm hay xảy ra một số tình huống đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe các cha mẹ cũng có thể kịp thời đưa bé đến phòng khám một cách nhanh nhất.

2Tham khảo khuyến nghị của OB-GYN

Để tiết kiệm được thời gian và công sức tìm kiếm, bạn nên lắng nghe các ý kiến từ OB – GYN. OB – GYN có thể quen thuộc với nhiều bác sĩ Nhi khoa có trình độ và kinh nghiệm và uy tín trong khu vực bạn sinh sống. Thậm chí, họ có thể kết nối bạn và một số người sau đó đưa ra những ý kiến hữu ích giúp cho quá trình tìm kiếm bác sĩ một cách dễ dàng hơn.

3Tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè

Ngoài việc xem trên sách, báo hay những thông tin đã có sẵn trên internet bạn nên tham khảo ý kiến từ gia đình và bạn bè của mình đặc biệt những người đã trở thành cha mẹ sẽ có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm bác sĩ Nhi khoa cho con của mình. Tuy nhiên, bạn không nên đưa ra lựa chọn vội vàng từ những ý kiến này mà hãy tìm hiểu thật kỹ các khía cạnh của những bác sĩ Nhi khoa được mọi người giới thiệu nhé!

4Lắng nghe đánh giá của các bậc phụ huynh đã có con thăm khám trước đó

Trong thời gian tìm kiếm bác sĩ Nhi khoa cho con của mình, bạn không thể bỏ qua những đánh giá từ các bậc cha mẹ đã từng đưa con họ đến thăm khám trước đó. Những nhận xét của các phụ huynh đã từng sử dụng dịch vụ có thể giúp bạn hiểu nhiều điều hơn về trình độ, sự tận tâm, phong cách làm việc của bác sĩ.

Song, những đánh giá này cũng cho bạn một hình dung chung về khả năng giải đáp thắc mắc, xử lý tình huống trong các trường hợp khẩn cấp của bác sĩ. Vì vậy, việc khám phá các đánh giá trên website hay các cổng thông tin trực tuyến khác cũng là một cách tốt trong quá trình tìm kiếm bác sĩ Nhi khoa cho thành viên mới trong gia đình bạn.

5Giới tính của bác sĩ

Giới tính của bác sĩ là một lưu ý mà các bậc phụ huynh cần cân nhắc. Nguồn từ Freepik

Giới tính của bác sĩ là một lưu ý mà các bậc phụ huynh cần cân nhắc. Nguồn từ Freepik

Có thể nói rằng, giới tính không phải là vấn đề lớn trong quá trình khám chữa bệnh khi con bạn còn nhỏ nhưng nó có thể trở thành một vấn đề lớn khi các bé lớn lên và dần dần hình thành được ý thức. Một số bé có xu hướng dễ dàng chia sẻ các tình trạng mà mình gặp phải với bác sĩ cùng giới. Nếu bạn có ý định đưa con đến cùng một bác sĩ Nhi khoa để khám bệnh trong suốt quá trình sinh ra đến dưới 16 tuổi của bé, bạn hãy chọn một bác sĩ cùng giới tính với các em để chúng có thể thoải mái nói ra những gì mà chúng đang mắc phải.

Bài viết liên quan: Làm thế nào để vượt qua nổi thất vọng khi biết giới tính thai nhi?

6Liên kết với bệnh viện của bác sĩ Nhi khoa mà gia đình lựa chọn

Gia đình nên chọn sinh con tại bệnh viện có liên kết với bác sĩ Nhi khoa. Nguồn từ Freepik

Gia đình nên chọn sinh con tại bệnh viện có liên kết với bác sĩ Nhi khoa. Nguồn từ Freepik

Nếu đã chọn được bác sĩ Nhi khoa phù hợp, bạn nên chọn sinh con ngay tại bệnh viện mà bác sĩ Nhi khoa đã liên kết để họ có thể có mặt trong thời gian mà bạn sinh. Nếu sinh thường, trẻ sơ sinh có thể được khám bất cứ lúc nào trong 24 giờ đầu, khi đó con của bạn có thể tiếp cận ngay với bác sĩ Nhi khoa bạn chọn từ khi vừa sinh.

7

Xác thực các thông tin liên quan đến trình độ và kinh nghiệm

Để chắc chắn rằng bác sĩ Nhi khoa mà bạn có ý định mời về là người có năng lực, trước khi chọn bạn nên tìm hiểu xem bác sĩ ấy đã được chứng nhận bởi một hội đồng hay học viện độc lập hay chưa. Việc vị bác sĩ ấy có chứng nhận hay không là hoàn toàn không bắt buộc.

Tuy nhiên, chứng chỉ của hội đồng hay học viện phản ánh một sự thật rằng bác sĩ này đã học hoặc đã nghiên cứu về một lớp chuyên môn bổ sung và nó chỉ có thể đạt được thông qua việc thi đạt các kỳ thi có liên quan. Ngoài ra, chứng nhận của hội đồng hay học viện cho biết bác sĩ Nhi khoa đã chứng minh được những chuyên môn về kiến thức y tế, tính chuyên nghiệp, chăm sóc bệnh nhân…

Bên cạnh trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ Nhi khoa cũng cần được các cha mẹ quan tâm. Trước khi đi đến quyết định lựa chọn bạn hãy tìm hiểu xem bác sĩ có tuổi nghề là bao nhiêu từng làm việc tại những bệnh viện hay phòng khám nào. Cuối cùng, bạn nên kiểm tra xem bác sĩ Nhi khoa có chuyên môn chuyên sâu về các tình trạng cụ thể nào. 

8Thời gian và cách thức hoạt động của văn phòng

Trước khi lựa chọn bạn hãy kiểm tra xem lịch trình hoạt động tại phòng khám nơi bác sĩ làm việc có đảm bảo được yêu cầu và lịch trình của bạn hay không. Để biết được những điều này, bạn cần tìm câu trả lời cho một số câu hỏi như sau:

  • Khung giờ làm việc của bác sĩ tại phòng khám?

  • Bác sĩ có chấp nhận thăm khám vào buổi tối hay không?

  • Các cuộc hẹn ngoài giờ có được thực hiện ở văn phòng hay không?

  • Bác sĩ có trực tiếp giải đáp những thắc mắc của gia đình qua các cuộc gọi hay không?

  • Ai sẽ là người nhận cuộc gọi từ gia đình vào các kỳ nghỉ hoặc ngày phòng khám đóng cửa?

  • Trường hợp bác sĩ không có ở phòng khám, ai sẽ là người xử lý khi con bạn xảy ra  những trường hợp khẩn cấp?

Cuối cùng, bạn nên tìm hiểu về thời gian chờ khám trung bình cũng như các dịch vụ liên quan trong quá trình khám như: thời gian sắp xếp chỗ ngồi, đội ngũ giúp bạn hoàn thành thủ tục, giấy tờ trước và sau khi khám, khu vui chơi trong thời gian đợi theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi khám.

9Các hình thức liên lạc khác

Trong nhiều trường hợp bạn không thể cùng con đến phòng khám vì vậy hãy xin thông tin liên lạc bằng các hình thức khác như số điện thoại hoặc mạng xã hội của bác sĩ để dễ dàng hơn trong việc trao đổi giữa gia đình và bác sĩ. Sau khi được cung cấp số điện thoại hoặc mạng xã hội bạn hãy kiểm tra xem tần suất trả lời qua các phương tiện này của bác sĩ có cao không và có dễ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp không.

10

Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với bác sĩ

Các bậc cha mẹ nên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định. Nguồn từ Freepik

Các bậc cha mẹ nên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định. Nguồn từ Freepik

Để biết được bác sĩ Nhi khoa có phù hợp với yêu cầu của gia đình không bạn hãy gặp gỡ trực tiếp, chia sẻ mối quan tâm của bạn với bác sĩ và chú ý xem bác sĩ có thực sự quan tâm đến sức khỏe của em bé khi chưa chào đời hay không, chưa dừng lại ở đó, bạn hãy quan sát phong thái, cách trả lời các câu hỏi của bạn và phong cách làm việc của nhân viên hỗ trợ có đạt được yêu cầu của bạn hay chưa.

Để nhận biết được bác sĩ và nhân viên hỗ trợ có thực sự tận tâm hay chưa bạn hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Họ có kiên nhẫn lắng nghe những mối bận tâm của bạn hay không ?

  • Câu trả lời của họ có giải đáp được những vấn đề mà bạn đặt ra hay không ?

  • Họ có tỏ thái độ không hài lòng khi bạn đặt quá nhiều câu hỏi không ?

  • Họ có tôn trọng ý kiến và những lựa chọn của bạn liên quan đến phương pháp điều trị cho bé nhà bạn không ?

11Bảo hiểm và chi phí

Hãy trao đổi với bác sĩ về các chương trình bảo hiểm có liên quan xem họ có chấp nhận hay không vì nếu có một chương trình bảo hiểm phù hợp thì chi phí khám bệnh của con bạn có thể sẽ giảm.

Các chi phí chăm sóc tổng thể cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Bạn nên tìm hiểu rõ về chi phí tư vấn, phí thăm khám tại nhà, chi phí chăm sóc tại bệnh viện, chi phí khám định kỳ, chi phí tiêm chủng. Song, bạn phải kiểm tra xem ngoài những chi phí đã kể trên họ còn phát sinh thêm các chi phí khác hay không.

12Dịch vụ bổ sung

Bạn hãy kiểm tra xem bác sĩ Nhi khoa có cung cấp các dịch vụ bổ sung nào khác hay không. Ví dụ như tư vấn sức khỏe tâm sinh lý, cung cấp dịch vụ xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, huấn luyện sức khỏe hành vi. Trong quá trình chọn lọc bác sĩ cho con của mình bạn nên chọn một bác sĩ cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung có lợi để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho bé.

Ngoài những câu hỏi trên bạn nên hỏi gì để biết được đó có phải là một bác sĩ tiềm năng hay không ?

Thứ nhất, họ đã học tập và làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp, địa điểm cư trú hiện tại ở đâu?

Thứ hai, quy trình làm việc và quản lý bệnh nhân của bác sĩ ?

Thứ ba, lịch trình khám bệnh và tiêm ngừa sẽ diễn ra như thế nào ?

Nếu con bạn không khỏe, hãy ghi lại những dấu hiệu và triệu chứng này sau đó thông báo với bác sĩ vào ngày khám. Lắng nghe, cẩn thận những điều bác sĩ dặn dò để hiểu sâu về vấn đề đang điều trị. Hãy yêu cầu bác sĩ lặp lại những thông tin bạn bỏ lỡ. Luôn luôn trò chuyện thẳng thắn với bác sĩ để tiếp cận rõ ràng hơn với những tình huống mà con bạn đang mắc phải.

Đồng thời, sự chăm sóc y tế mà em bé nhận được trong vài năm đầu đời có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của chúng sau này nên bạn hãy dứt khoát trong việc đổi bác sĩ Nhi khoa cho bé trong những trường hợp như cơ sở hạ tầng không tốt, thái độ và kinh nghiệm của bác sĩ không đạt yêu cầu của gia đình…

Trên đây là những chia sẻ cần thiết cho cha mẹ khi tìm kiếm một bác sĩ Nhi khoa cùng đồng hành với quá trình phát triển của con mình. Hãy ghi chú lại những thông tin hữu ích này nhé!

Thùy Trang tổng hợp từ Momjunction