12 cách chữa đau răng tại nhà đơn giản, an toàn
Nội Dung Chính
Đau nhức răng là triệu chứng khá phổ biến và đem lại không ít cảm giác khó chịu cho người bệnh. Những cơn đau có thể đến bất chợt ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu qua 12 cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả và an toàn dưới đây nhé!
Đau răng là tình trạng đau, nhức và khó chịu xung quanh răng và hàm. Đau răng là dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang gặp phải các vấn đề về răng và nướu như sâu răng, viêm nướu,… Dưới đây là một vài mẹo chữa đau răng tại nhà nhanh chóng, hiệu quả và an toàn mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được.
1Súc miệng bằng nước muối
Nước muối là một chất khử trùng tự nhiên, giúp loại bỏ các mảnh thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng của bạn.
Ngoài đặc tính khử trùng giúp tiêu diệt một số vi khuẩn,súc miệng bằng nước muối còn giúp điều trị các vấn đề về răng miệng khác như: vết lở loét, dị ứng hay đau răng.
Các bước trị đau răng bằng muối:
Bước 1: Trộn ½ thìa cà phê nước muối với nước nóng.
Bước 2: Súc miệng bằng dung dịch vừa pha ở trên.
2Súc miệng bằng oxy già
Súc miệng bằng oxy già giúp giảm đau và kháng viêm. Ngoài việc tiêu diệt một số vi khuẩn răng miệng, oxy già còn làm giảm mảng bám và chữa lành vùng nướu bị chảy máu. [1]
Các bước trị đau răng với oxy già:
Bước 1: Pha loãng 3% oxy già với nước.
Bước 2: Súc miệng với dung dịch vừa pha ở trên, không được nuốt.
3Chườm đá lạnh
Bạn cũng có thể chườm lạnh để giảm bớt cơn đau mình đang gặp phải.
Khi chườm lạnh, nhiệt độ thấp sẽ khiến cho các mạch máu ở khu vực đó co lại, làm các cơn đau giảm đi rất nhiều. Đá lạnh cũng có thể làm giảm tình trạng sưng và viêm.
Cách làm: Đặt một túi đá đã được quấn khăn lên vùng bị đau 20ph/lần, lặp lại sau mỗi vài giờ.
4Chữa đau răng bằng tỏi
Từ xa xưa, tỏi đã được sử dụng như một vị thuốc với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn. Đó là nhờ vào allicin – một hợp chất được tìm thấy trong tỏi tươi sau khi được đập dập hoặc cắt nhỏ mang tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ.
Tỏi không chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra các mảng bám trên răng mà còn có thể hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau.[2]
Cách làm: Nghiền nát một tép tỏi tạo thành hỗn hợp sệt và đắp lên vùng bị đau (thêm muối nếu muốn) hoặc nhai chậm một tép tỏi tươi.
5Dùng chiết xuất vani
Chiết xuất vani có chứa cồn, giúp làm tê vùng bị đau. Ngoài ra vani còn giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương liên quan đến viêm.[3]
Cách làm: Chấm một lượng nhỏ chiết xuất vani lên bông gòn và ấn trực tiếp vào vùng bị đau vài lần 1 ngày.
6Dùng đinh hương
Cây đinh hương đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị đau răng từ rất lâu trước đây. Tinh dầu đinh hương có chứa eugenol, một chất khử trùng tự nhiên, có thể làm giảm cơn đau và giảm viêm một cách hiệu quả. [4]
Cách trị đau răng với đinh hương:
Bước 1: Pha loãng tinh dầu đinh hương với dầu thực vật theo tỷ lệ 15 giọt đinh hương: 30ml dầu thực vật. [5]
Bước 2: Chấm một lượng nhỏ hỗn hợp dầu vừa pha vào một miếng bông gòn và thoa lên vùng bị đau vài lần một ngày. Hoặc thêm một giọt tinh dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và làm nước súc miệng.
7Dùng lá ổi
Lá ổi có đặc tính chống viêm. Chúng cũng có hoạt tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ trong việc chăm sóc răng miệng hiệu quả. [6]
Cách dùng: Nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi và nước sôi để nấu nước súc miệng.
8Dùng cây lúa mì
Cỏ lúa mì có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng chống viêm và tăng cường miễn dịch. Hệ thống miễn dịch hoạt động giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng và giúp hồi phục nhanh hơn. [7]
Cách dùng: Bạn có thể uống nước lúa mì hoặc sử dụng nó như một loại nước súc miệng.
9Dùng xạ hương
Xạ hương chứa vitamin C và A có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp điều trị đau răng. Tinh dầu xạ hương còn có khả năng chống lại các loại vi khuẩn góp phần gây sâu răng. [8]
Cách dùng: Pha tinh dầu xạ hương với dầu thực vật và thoa lên vùng bị đau hoặc cho 1 giọt tinh dầu xạ hương vào nước để súc miệng.
10Dùng cây cúc áo hoa vàng
Cây cúc áo hoa vàng là một loài thực vật có hoa mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thành phần mang hoạt tính của cúc áo hoa vàng là spilanthol – một chất có đặc tính chống viêm và gây cảm giác tê khi nhai nên có tác dụng giảm cơn đau răng rất tốt. [9]
Cách dùng: Rửa sạch, thêm ít muối giã nhỏ và đắp vào nơi bị đau.
Khuyến cáo không nên dùng với người:
- Bị dị ứng với cây thuộc họ cúc.
- Uống rượu.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Đang bị ung thư tuyến tiền liệt.
- Phụ nữ có thai.
11Đắp túi trà bạc hà
Túi trà bạc hà có thể được sử dụng để gây tê giúp giảm đau và làm dịu vùng nướu nhạy cảm.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chứng minh tinh dầu bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn, có khả năng sát trùng và tiêu diệt các vi khuẩn gây nên tình trạng đau răng của bạn [10]
Cách sử dụng túi trà bạc hà để giảm đau: Đặt túi trà bạc hà đã qua sử dụng (vẫn còn ấm hoặc đã được làm lạnh trong ngăn đá vài phút) lên vùng bị đau.
12Dùng nước súc miệng nha đam
Bên cạnh một lượng lớn các acid amin và vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, trong nha đam còn chứa các chất kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây nên tình trạng đau răng.[11]
Các bước trị đau răng bằng nước súc miệng nha đam: Ngậm trong miệng khoảng 30 giây hoặc lâu hơn, hai lần mỗi ngày và khạc ra.
13Các lưu ý khi chữa đau răng tại nhà
Bên cạnh các biện pháp giảm đau, bạn cần phải tuân thủ các lưu ý sau khi chữa đau răng tại nhà để việc điều trị mang lại hiệu quả cao nhất:
- Không hút thuốc hay nhai thuốc lá.
- Không chải hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh.
- Không ăn thức ăn giòn hoặc dính.
- Tránh đồ uống và thức ăn nóng hoặc lạnh.
14Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau răng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một vài trường hợp có ảnh hưởng đến thần kinh và hoàn toàn có khả năng để lại biến chứng. Không phải lúc nào cũng có thể dùng các biện pháp tại nhà để xử lý.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Đau không thuyên giảm khi dùng thuốc không kê đơn.
- Đau dữ dội sau khi nhổ răng.
- Đau có liên quan đến sưng lợi hoặc mặt, chảy mủ quanh răng, sốt.
- Răng bị gãy hoặc văng ra do chấn thương.
- Đau xuất hiện ở góc hàm.
- Mọc răng khôn gây đau nhức.
Chẩn đoán đau răng
Nha sĩ hoặc bác sĩ nội nha sẽ chẩn đoán đau răng bằng cách gõ vào răng để xác định nguồn gốc của cơn đau, tìm kiếm các vùng răng bị sâu, sưng và tấy đỏ, chụp X-quang để xác định chính xác nguồn gốc của cơn đau. [12]
15Cách phòng ngừa đau răng
Để không còn phải đối mặt với tình trạng đau nhức do các vấn đề về răng miệng gây ra, giữ cho răng và nướu của bạn luôn khỏe mạnh là một trong những điều quan trọng nhất. Để làm được điều đó bạn cần:
- Đi khám răng định kỳ.
- Cắt giảm thức ăn và đồ uống có đường.
- Đánh răng hai lần một ngày trong khoảng 2 phút với kem đánh răng có chứa florua.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng mỗi ngày.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp một số biện pháp hiệu quả và an toàn ngay tại nhà để giảm thiểu các cơn đau răng. Tuy nhiên bạn vẫn nên tìm đến sự trợ giúp của nha sĩ để chấm dứt hoàn toàn và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu thấy bài viết này hữu ích, bạn hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Healthline, NHS, Webmd
Nguồn tham khảo
-
Evaluation of the effect of hydrogen peroxide as a mouthwash in comparison with chlorhexidine in chronic periodontitis patients: A clinical study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4916793/
-
Garlic: a review of potential therapeutic effects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/
-
Studies on the antioxidant activities of natural vanilla extract and its constituent compounds through in vitro models
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17715988/
-
Antimicrobial activity of eugenol and essential oils containing eugenol: A mechanistic viewpoint
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28346030/
-
National Association For Holistic Aromatherapy
https://naha.org/explore-aromatherapy/about-aromatherapy/methods-of-application//
-
Psidium guajava: A review on its potential as an adjunct in treating periodontal disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4127827/
-
Evaluation of Anthocyanin Content, Antioxidant Potential and Antimicrobial Activity of Black, Purple and Blue Colored Wheat Flour and Wheat-Grass Juice against Common Human Pathogens
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764458/
-
Chemical composition, anthelmintic, antibacterial and antioxidant effects of Thymus bovei essential oil
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5080681/
-
Potential Antioxidant and Anti-Inflammatory Effects of Spilanthes acmella and Its Health Beneficial Effects: A Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8036807/
-
Antibacterial and antioxidant activities of Mentha piperita L.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1878535211000232
-
Benefits of Aloe vera in dentistry
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4439686/
-
Dental pain diagnosi
https://www.topdoctors.co.uk/medical-dictionary/dental-pain-diagnosis
3 tuần trước
141
0