12 bài tập sát kiến thức thi công chức thuế có lời giải

Một số bài tập lớn liên quan đến Thuế GTGT, Thuế TNDN khá hay có lời giải chi tiết cuối bài theo văn bản mới các bạn tham khảo nhé. Đề thi công chức thuế theo mình quan sát từ 3 lần gần đây cũng chỉ tầm thế này thôi. Bạn nào làm chắc 12 bài tập này thì đi thi ok nhé

(Đáp án mình để link cuối bài viết )

Các bài viết liên quan đến thi công chức thuế các bạn xem TẠI ĐÂY

Bài 1: Một cơ sở kinh doanh hàng điện tử trong tháng 10/2009 có tình hình sau:

– Tồn đầu tháng:

+ 100 sản phẩm A, trong đó 40 sản phẩm có hoá đơn GTGT ghi giá mua chưa có thuế là 4.000.000 đ/ sản phẩm, số còn lại có hoá đơn bán hàng ghi giá thanh toán là 4.200.000 đ/ sản phẩm.

+ 30 sản phẩm B, hoá đơn GTGT ghi giá chưa có thuế là 2.000.000 đ/ sản phẩm.

+ 20 sản phẩm C có hoá đơn thông thường ghi giá thanh toán là 6.000.000 đ/ sản phẩm.

– Mua vào trong tháng: 

+ 150 sản phẩm A hoá đơn GTGT ghi chép đúng quy định, giá chưa có thuế GTGT là 4.100.000 đ/sản phẩm. (50 sản phẩm được thanh toán chuyển khoản cho người bán, số còn lại trả bằng tiền mặt)

Doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với:

+ 15 sản phẩm B, trong đó 10 sản phẩm có hoá đơn GTGT ghi chép đúng quy định, giá chưa có thuế GTGT 2.100.000 đ/sản phẩm, số còn lại có hoá đơn bán hàng ghi giá thanh toán là 2.200.000 đ/ sản phẩm.

+ 10 sản phẩm C có hoá đơn GTGT ghi giá chưa có thuế là 5.800.000 đ/ sản phẩm, trong đó có 5 sản phẩm hoá đơn GTGT không ghi mã số thuế của người bán.

– Tiêu thụ trong tháng: Cơ sở đã tiêu thụ hết sản phẩm A và C, còn sản phẩm B còn tồn kho 5 sản phẩm với giá bán như sau:

+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm A là 4.300.000 đ/sản phẩm.

+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm B là 2.200.000 đ/sản phẩm.

+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm C là 6.000.000 đ/sản phẩm.

– Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác được khấu trừ trong tháng là 3 triệu đồng.

Yêu cầu: Xác định thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng biết thuế suất thuế GTGT của tất cả các mặt hàng trên đều là 10%, cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. 

Bài 2 : Một nông trường trồng và chế biến chè có tình hình sản xuất và tiêu thụ trong tháng như sau:

– Nông trường bán 12 tấn chè sơ chế cho một công ty sản xuất chè khác, giá bán là 30.000 đồng/kg

Sử dụng 6 tấn chè đã chế biến để đóng hộp, loại hộp 0,5 kg/hộp. 

– Trong tháng nông trường bán trong nước 8.000 hộp, giá bán chưa có thuế GTGT là 30.000 đồng/hộp.

– Xuất khẩu qua công ty ủy thác xuất khẩu 2.000 hộp, giá xuất khẩu là 35.000 đồng/hộp. Hoa hồng ủy thác đã trả cho bên nhận ủy thác theo giá chưa thuế GTGT 5% trên giá  xuất khẩu.

–  Sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý giao 2.000 hộp cho cơ sở đại lý bán đúng giá, giá chưa có thuế GTGT 30.000 đồng/hộp. Cuối kỳ đại lý báo về đã tiêu thụ được 1000 hộp. Hoa hồng đại lý: 3%/ doanh thu.

– Thuế GTGT tập hợp trên các hoá đơn GTGT hợp lệ mua hàng hoá, dịch vụ trong nước dùng cho hoạt động sơ chế và đóng hộp chè trong tháng là 18.000.000 đồng (Trong đó thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động sản xuất tiêu thụ chè hộp 8.000.000 đồng, thuế GTGT đầu vào dùng cho sản xuất tiêu thụ chè sơ chế 2.000.000 đồng, số còn lại nông trường không hạch toán riêng được số thuế đầu vào dùng cho cho từng hoạt động). 

Hàng hoá, dịch vụ mua vào đều thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Biết rằng:

+ Thuế suất thuế GTGT của chè hộp là 10%.

+ Nông trường nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Đầu và  cuối kỳ không có sản phẩm tồn kho

Yêu cầu:

1. – Xác định số thuế GTGT nông trường phải nộp trong tháng đối với hoạt động trên. 

2. Giả sử trong tháng nông trường xuất khẩu toàn bộ 12 tấn chè sơ chế, giá xuất khẩu là 32.000.000 đồng/tấn. Xác định lại số thuế GTGT nông trường phải nộp trong tháng.

3. Giả sử trong tháng nông trường xuất khẩu toàn bộ số chè đã đóng hộp, xác định lại số thuế GTGT nông trường phải nộp 

4. Giả định trong tháng nông trường chỉ xuất khẩu qua công ty uỷ thác xuất khẩu 1000 hộp chè. Số còn lại để tiêu thụ trong nước, xác định lại số thuế GTGT nông trường phải nộp?

Bài 3:  Một doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hà Nội trong kỳ tính thuế có số liệu sau:

– Mua 3.000 sản phẩm, hoá đơn GTGT ghi chép đúng quy định ghi giá chưa có thuế GTGT 260.000 đồng/ sản phẩm.

– Mua 100 sản phẩm của một hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, trị giá mua vào ghi trên hoá đơn bán hàng 27.500.000 đồng.

– Tiêu thụ 10.000 sản phẩm với giá chưa có thuế GTGT 300.000 đ/ Sp

– Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ xuất cho cửa hàng trực thuộc đóng trên địa bàn Hà nội 500 sản phẩm, cuối kỳ cửa hàng báo về đã tiêu thụ được 400 sản phẩm với giá chưa có thuế GTGT 310.000 đ/Sp.

– Sử dụng hoá đơn GTGT xuất cho cơ sở hạch toán phụ thuộc không có tư cách pháp nhân, không có con dấu và tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ở Hải phòng 2.000 sản phẩm. Cuối kỳ cơ sở báo về đã tiêu thụ được 1.500 sản phẩm với giá chưa có thuế GTGT 310.000 đ/Sp. Cơ sở trực thuộc đã kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế tại Hải phòng.

– Thuế GTGT đầu vào của các chi phí mua ngoài khác được khấu trừ trong kỳ của doanh nghiệp là 5.000.000 đồng.

Yêu cầu:  Xác định  thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp tại Hà Nội, và số thuế GTGT cơ sở trực thuộc phải nộp tại Hải Phòng. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm tiêu thụ 10%.

Bài 4:   Một đơn vị X sản xuất hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:

1. Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành: 5.000 sản phẩm A và 6.000 sản phẩm B.

2. Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trong kỳ: 4.000 sản phẩm A và 5.000 sản phẩm B trong đó:

– Bán cho công ty thương mại 2.000 sản phẩm A và 4.000 sản phẩm B với giá bán chưa thuế GTGT là 7.800 đ/1sản phẩm A và 24.000 đ/1sản phẩm B.

– Vận chuyển đến đại lý bán hàng đúng giá Y của đơn vị là 2.000 sản phẩm A và 1.000 sản phẩm B. Đến cuối kỳ, cửa hàng đại lý mới chỉ bán được 1.500 sản phẩm A và 800 sản phẩm B với giá bán 7.800 đ/1sản phẩm A và 24.000 đ/sản phẩm B (chưa thuế GTGT).

Yêu cầu: Tính thuế GTGT, thuế TTĐB đơn vị X phải nộp trong kỳ liên quan đến tình hình trên. Biết rằng:

– Thuế suất GTGT của sản phẩm A và B là 10%.

– Trong kỳ đơn vị X đã mua 5.000 lít nguyên vật liệu M thuộc diện chịu thuế TTĐB để sản xuất sản phẩm A với giá mua chưa có thuế GTGT 2.475 đ/lít. Thuế suất thuế TTĐB đối với nguyên liệu M là 65%. Thuế suất TTĐB của sản phẩm A là 30%, sản phẩm B là 20%. Thuế suất thuế GTGT nguyên liệu M 10%.

– Đơn vị X không có nguyên liệu và sản phẩm tồn kho đầu kỳ. Tổng số thuế GTGT tập hợp trên hoá đơn GTGT của các chi phí khác ( bao gồm cả thuế đầu vào của hoa hồng đại lý phải trả) liên quan đến sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là 4.000.000đ.

– Khi xuất hàng giao đại lý Y, đơn vị X sử dụng hoá đơn GTGT

–  Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Bài 5: Một cơ sở sản xuất thuốc lá trong quí có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:

1. Tài liệu cơ sở sản xuất  kê khai

– Trong quí cơ sở tiến hành gia công cho đơn vị A 1.700 cây thuốc lá, đơn giá gia công chưa có thuế GTGT(gồm cả thuế TTĐB phải trả cho hàng gia công) là 21.000đ/cây. Đơn vị A đã nhận đủ hàng.

– Cơ sở tiêu thụ 500 kg thuốc lá sợi, giá bán 30.000đ/kg.

– Cơ sở sản xuất và bán ra 5.600 cây thuốc lá, giá bán ghi trên hoá đơn là 48.840đ/cây, cơ sở đã nhận đủ tiền.

– Trong quí cơ sở xuất bán cho cửa hàng thương nghiệp 200 cây thuốc với giá 48.840đ/cây, đã thu đủ tiền.

2. Tài liệu kiểm tra của cơ quan thuế

– Số thuốc lá sợi tồn kho đầu quí là 200 kg, số thuốc lá sợi sản xuất trong quí là 2.000 kg, cuối quí còn tồn kho 50 kg.

– Số thuốc lá sợi bán ra ngoài và số thuốc lá bao bán cho cửa hàng thương nghiệp là chính xác.

Yêu cầu:

1. Hãy xác định số thuế doanh nghiệp phải nộp trong quí, biết rằng:

– Đầu và cuối quí không tồn kho thuốc lá bao, định mức tiêu hao nguyên liệu là 0,025kg thuốc lá sợi cho một bao thuốc lá.

– Thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá 65%. Thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các mặt hàng nói trên đều là 10%.  

– Số thuế GTGT tập hợp được trên hoá đơn của hàng hoá vật tư mua vào trong kỳ được khấu trừ là 18.000.000đ.

– Trong kỳ, doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu sản phẩm.

– Giá bán thuốc lá đưa gia công của đơn vị A là 48.840đ/- Toàn bộ giá bán nói trên là giá chưa có thuế GTGT

2. Giả sử trong kỳ doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu được 200 cây thuốc lá hoặc bán cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế 200 cây thuốc lá (mọi điều kiện khác không thay đổi). Hãy xác định lại số thuế GTGT, thuế TTĐB mà doanh nghiệp phải nộp trong mỗi trường hợp nói trên.

Bài 6: Tại một cơ sở kinh doanh sân Golf trong tháng tính thuế có tài liệu sau:

1. Doanh thu bán vé chơi golf: 720 triệu đồng

2. Doanh thu bán thẻ hội viên: 1.200 triệu đồng

3. Doanh thu bán vé thăm quan sân golf và bán vé xem golf: 200 triệu đồng

4. Trả lại tiền ký quĩ chơi golf trong tháng 140 triệu đồng

5. Thuế GTGT tập hợp trên các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho  các hoạt động trên phát sinh trong tháng là 45 triệu đồng. Trong đó có 5 triệu đồng là thuế GTGT của một số vật tư mua vào bị tổn thất đã qui trách nhiệm bồi thường cho cán bộ nhập kho vật tư.

Yêu cầu: Tính thuế TTĐB, GTGT mà cơ sở phải nộp trong tháng?

Biết rằng: Thuế suất thuế TTĐB của hoạt động kinh doanh golf là 20%. Thuế suất thuế GTGT của các HH, DV nói trên là 10%. Hoá đơn mua vào đều hợp pháp. Doanh nghiệp thực hiện thanh toán chuyển khoản đối các khoản chi mua HH, DV.

Bài 7 Một doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:

1. Mua 50.000 cây thuốc lá từ một cơ sở sản xuất X để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với giá là 35.000đ/cây. Đơn vị đã xuất khẩu được 30.000 cây với giá FOB là 40.000đ/cây.Số còn lại do không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên phải tiêu thụ trong nước với giá bán 62.700đ/cây. Doanh nghiệp đã nhận được thanh toán toàn bộ bằng TGNH và đã dùng TGNH nộp các khoản thuế liên quan

2. Nhập khẩu 150 chiếc điều hoà nhiệt độ National công suất 20.000 BTU, giá mua tại cửa khẩu nước xuất là 280 USD/chiếc, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế cho toàn bộ lô hàng là 1.200 USD. Trong kỳ đơn vị đã bán được 120 chiếc với giá bán 12.000.000đ/chiếc.  Doanh nghiệp đã dùng TGNH để nộp các loại thuế khi nhập khẩu.  Đối với hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp đã nhận được thanh toán toàn bộ bằng TGNH và đã dùng TGNH nộp các khoản thuế liên quan. 

Yêu cầu: Xác định các loại thuế đơn vị phải kê khai, phải nộp trong kỳ, biết rằng:

– Thuế suất thuế xuất khẩu thuốc lá là 0%. Thuế suất thuế nhập khẩu của điều hoà nhiệt độ là 20%.

– Thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá là 65%. Thuế suất thuế TTĐB của điều hoà nhiệt độ là 10%.

– Thuế suất thuế GTGT của các sản phẩm nói trên đều là 10%. Thuế GTGT đầu vào của các chi phí khác coi như bằng không.

-Giá bán nói trên là giá bán chưa có thuế GTGT.

– Tỷ giá tính thuế: 1USD = 18.000 VND

Bài 8

Một Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu có tình hình kinh doanh trong một kỳ tính thuế như sau:

1. Mua 300 tấn gạo 25% tấm của công ty thương mại để xuất khẩu với giá 5.800.000 đồng/tấn. Đơn vị đã xuất khẩu được 200 tấn với giá xuất bán tại kho là 6.200.000 đồng/tấn, chi phí vận chuyển, xếp dỡ tới cảng xuất là 500.000 đồng/tấn. Số còn lại đơn vị đã bán trong nước với giá 6.500.0000 đồng/tấn.

2. Nhập khẩu 500 sản phẩm hàng tiêu dùng, trị giá giao dịch hàng nhập khẩu được xác định là 150.000đồng/chiếc. Đơn vị đã bán được 350 chiếc với giá 250.000 đồng/chiếc.

3. Nhận nhập khẩu uỷ thác cho công ty A 1000 chai rượu Vodka, giá nhập là 300.000 đồng/chai. Hoa hồng uỷ thác ( chưa có thuế GTGT) được xác định theo hợp đồng với trị giá 5% trên giá nhập. Công ty đã xuất trả hàng và xuất chứng từ theo quy định.

Yêu cầu:

1. Tính các loại thuế đơn vị phải nộp trong kỳ tính thuế biết rằng:

-Thuế suất thuế xuất khẩu gạo: 0%.

-Thuế suất thuế nhập khẩu đối với rượu: 80, hàng tiêu dùng: 20%.

-Thuế suất thuế GTGT đối với gạo, hoạt động vận chuyển, xếp dỡ: 10%, hàng tiêu dùng: 10%, hoa hồng uỷ thác: 10%.

-Thuế suất thuế TTĐB đối với rượu: 65%

-Tổng số thuế GTGT đầu vào khác (ngoài các khoản chi kể trên) tập hợp được trong kỳ: 5.000.000 đồng.

-Các mức giá nói trên là giá chưa có thuế GTGT, đơn vị chấp hành tốt mọi chế độ hoá đơn, chứng từ.

2. Giả sử mọi điều kiện khác không thay đổi, nhưng trong khi vận chuyển tại khu vực Hải quan quản lý, lô hàng tiêu dùng nhập khẩu đã bị hoả hoạn, tỷ lệ thiệt hại đã được cơ quan giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt nam xác định là 10%. Cơ quan thuế đã chấp nhận cho giảm thuế nhập khẩu. Hãy xác định lại số thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp phải nộp.

Bài  9

Một doanh ghiệp có tình hình sản xuất và tiêu thụ như sau

– Dùng 30 tấn nguyên liệu N đã nhập khẩu tháng trước để sản xuất hàng xuất khẩu, thu được 10 tấn sản phẩm A và 21 tấn sản phẩm B.

Trong kỳ, doanh nghiệp đã xuất khẩu 10 tấn A với giá FOB ghi trên hợp đồng ngoại thương là 3.200 USD/tấn.

Tiêu thụ trong nước toàn bộ số sản phẩm B với giá 7.200.000đ/tấn

Giá nhập khẩu nguyên liệu N để sản xuất A, B ghi trên hợp đồng ngoại thương là 3.000 USD/tấn (giá tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên)

– Xuất khẩu trực tiếp sang trung quốc 500 tấn hạt điều chưa bóc vở, giá bán tại nhà máy là 50.000.000đ/tấn; phí vận chuyển lô hàng (chưa có thuế GTGT) tính đến cửa khẩu Móng Cái là 20 trđ. 15 ngày sau khi xuất khẩu, doanh nghiệp này phải NK trở lại Việt Nam 200 tấn do khách hàng phát hiện số hạt điều không đảm bảo chất lượng trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết.

– Nhập khẩu ủy thác cho công ty TNHH DIM lô hạt đá Saphia (dạng hạt rời, đã gia công). Trị giá nhập khẩu tại cửa khẩu VN là 5.200 trđ, Hoa hồng ủy thác 2% trên giá NK

– Nhập khẩu 15 ô tô đã qua sử dụng từ Mỹ, giá FOB ghi trên hợp đồng ngoại thương là 3.000 USD/chiếc. Trong kỳ doanh nghiệp này đã tiêu thụ trong nước 10 chiếc với giá 13.000 USD/chiêc

1, Tính các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ?

Biết rằng:

+ Thuế suất thuế xuất khẩu hạt điều là 4%, sản phẩm A là 5%; 

+ Thuế suất thuế NK nguyên liệu N là 7%; thuế nhập khẩu ô tô cũ 500 USD/chiếc; nhập khẩu đá quí: 10%

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho ô tô cũ NK kể trên là 45%

+ Thuế GTGT của các hàng hóa mà DN sản xuất và kinh doanh là 10%, dịch vụ vận tải là 10%

+ Thuế GTGT đầu vào khác được khấu trừ trong kỳ là 4.000.000 đ

+ Thuế NK nguyên liệu N đã được nộp trong thời hạn qui định. Thuế Xuất khẩu hạt điều đã được doanh nghiệp nộp ngay khi xuất khẩu. DN đã nộp thuế của hàng xuất khẩu trong thời hạn qui định.

Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 18.000 VND

Doanh nghiệp đã xuất trình đủ các hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan

2, Nếu 200 tấn hạt điều nhập khẩu trở lại Việt Nam mà doanh nghiệp vẫn chưa nộp thuế xuất khẩu thì có vi phạm Luật thuế XK, NK không?

Bài 10

Một doanh nghiệp nhà nước sản xuất trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp có tài liệu sau:

1. Doanh thu bán hàng: 7.900.000.000đ

      2. Chi mua vật tư chưa có thuế GTGT : 4.500.000.000đ

3. Khấu hao TSCĐ: 1.100.000.000đ 

4. Các khoản chi cho con người:

+ Tiền lương, tiền công: 200.000.000đ

+ BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp 22% qũi lương.

+ Chi cho nghỉ mát: 20.000.000đ

5. Chi cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: 75.000.000đ

6. Vật tư tồn kho đầu năm: 200.000.000đ

 Vật tư tồn kho cuối năm: 100.000.000đ

7. Các khoản chi khác: 100.700.000đ (trong đó có số thuế GTGT được khấu trừ là: 5.000.000đ)

8. Các khoản thuế, phí phải nộp trong năm:

– Thuế môn bài            : 3.000.000đ

– Tiền thuê đất: 2.500.000đ

– Phí giao thông : 1.000.000đ (trong đó có 200.000đ là tiền phạt vi phạm giao thông phát hiện sau khi đã hạch toán vào phí giao thông)

9. Thuế suất của các loại thuế.

+ Thuế suất thuế GTGT cho hàng mua vào, bán ra: 10%

+ Thuế suất thuế TTĐB: 25%

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%

10. Doanh nghiệp không được ưu tiên ưu đãi không được miễn giảm thuế và thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán. Hàng hoá bán ra của doanh nghiệp chịu thuế giá trị gia tăng. Hoá đơn mua vào, bán ra đều là hoá đơn GTGT được ghi đúng theo chế độ.

        11.  Số lỗ năm trước đã đăng ký chuyển sang năm nay: 1.000.000.000đ. 

Yêu cầu: Tính thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp trong năm.

Bài 11

Một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu báo cáo liên quan đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau (Đơn vị tính: 1.000đ):

I. Tài liệu kê khai của doanh nghiệp:

1. Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 12.860.000. Trong đó, doanh thu hàng chịu thuế TTĐB là: 1.860.000

2. Các chi phí liên quan tới doanh thu chịu thuế:

+ Khấu hao TSCĐ: 1.650.000

+ Vật tư: 3.850.000

+ Tiền lương: 3.300.000

+ Chi phí nghiên cứu khoa học: 220.000

+ Chi đào tạo lao động, chi cho y tế nội bộ: 330.000

+ Các khoản phải nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ):  trích theo chế độ quy định

+ Chi xử lý nước thải: 40.000

+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: 6000

+ Chi dịch vụ mua ngoài khác: 495.000

+ Lãi vay phải trả: 165.000

+ Chi phí quảng cáo, tiếp thị, tiếp khách, tiếp tân, giao dịch, hội nghị: 910.000 

+ Các khoản phải nộp ngân sách: thuế nhập khẩu vật tư: 54.560; thuế xuất khẩu, thuế môn bài và tiền thuê đất: 165.000

Thu nhập từ các hoạt động khác: 

+ Lãi tiền gửi: 25.000 

+ Thu nhập do góp vốn liên doanh (bên liên doanh chưa nộp thuế): 150.000

II. Các thông tin khác sau khi kiểm tra:

+ NSNN cấp cho đơn vị để thực hiện đề tài nghiên cứu: 110.000

 + Trong số thuế giá trị gia tăng đầu vào: 325.000, có 25.000 là số thuế giá trị gia tăng đầu vào phải nộp của vật tư khâu nhập khẩu. 

 + Các thông tin khác là chính xác

Yêu cầu: Tính các loại thuế đơn vị phải nộp trong năm; biết rằng, thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là 10%; Thuế suất thuế TTĐB: 50%; Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%. Doanh nghiệp không được ưu tiên ưu đãi không được miễn giảm thuế và thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán. Hoá đơn mua vào, bán ra đều là hoá đơn GTGT được ghi đúng theo chế độ.

Bài 12

 Tại một công ty trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp có tài liệu sau:

1. Doanh số bán hàng: 90.000.000.000đ

2. Chi mua vật tư: 44.000.000.000đ (trong đó, 4.000.000.000đ là thuế GTGT đầu vào)

3. Khấu hao TSCĐ: 12.000.000.000đ 

4. Tiền lương: 14.000.000.000đ; Phụ cấp chức vụ theo lương10%.

5. BHXH phải nộp 20%, BHYT phải nộp 3%, KPCĐ phải nộp 2% trên tổng quỹ lương.

6. Các khoản chi khác không có thuế GTGT đầu vào: 7.000.000.000đ

7. Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài mang về Việt nam sau khi đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài:  500.000.000 đ

8.  Lãi bán hàng trả góp:                 100.000.000 đ

9. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp:   500.000.000đ

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm. Biết rằng:

+ Thuế suất thuế TNDN 25%  

+ Toàn bộ số vật tư mua vào dùng để sản xuất sản phẩm chịu thuế giá trị gia tăng bán ra trong năm. Đầu và cuối kỳ không có sản phẩm và vật tư tồn kho

+ Thu nhập từ nước ngoài của Công ty nhận được ở nước chưa ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt nam, thuế suất thuế Thu nhập công ty của quốc gia này áp dụng đối với thu nhập nhận được của công ty là 20%.

Bài 13:  Trong năm tính thuế TNDN, Công ty thương mại và dịch vụ X có tình hình sau: (ĐVT: triệu đồng)

I, Tài liệu doanh nghiệp kê khai

1. Tổng doanh thu: 3.550 (chưa thuế GTGT)

2. Hàng hóa bị trả lại do kém chất lượng: 50

3. Chi phí sản xuất, kinh doanh: 3.050. 

4. Thuế TNCN công ty đã nộp: 120

5. Thu nhập khác: Chênh lệch mua bán chứng khoán; 50; Thu nhập từ góp vốn liên doanh trong nước: 128 (đơn vị chia thu nhập đã nộp thuế tại nơi góp vốn)

II. Tài liệu kiểm tra của cơ quan Thuế

1. Toàn bộ hàng bán bị trả lại, doanh nghiệp đã tiêu thụ hết trong kỳ, thu được: 38 (chưa thuế GTGT); Chi y tế nội bộ: 8 (hoạt động này doanh nghiệp không kê khai)

2. Trong số chi phí sản xuất kinh doanh đã kê khai có

a. Ủng hộ đồng bào lũ lụt: 100

b. Có  50 là thuế GTGT của nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm không chịu thuế GTGT

c. Trích trước sửa chữa lớn TSCĐ: 55. Tuy nhiên thực tế phát sinh trong năm là 50

3. Tất cả các tài liệu còn lại là đầy đủ và có hóa đơn chứng từ theo qui định.

4. DN  đăng ký kết chuyển lỗ của năm trước sang năm nay là: 35

Công ty nộp thuế TNDN theo mức thuế suất phổ thông. Không được ưu đãi, miễn giảm thuế. Nộp thuế GTGT theo PPKT

Yêu cầu: Tính thuế TNDN phải nộp trong kỳ?

Bài 14

Một NHTM trong năm tính thuế có tài liệu sau:

– Tổng số tiền lãi cho vay phải thu: 35.600.000; trong đó có 600.000 được xác định là số lãi phải thu của nợ quá hạn năm trước.

– Số tiền thu từ dịch vụ bảo lãnh nhập khẩu, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng: 1.764.000

– Tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài chính: 120.000

– Thu từ dịch vụ chiết khấu hối phiếu: 75.000

– Tổng số tiền lãi phải trả cho người gửi: 18.300.000

– Chênh lệch do mua bán chứng khoán mang lại: 650.000

– Số dư trên tài khoản nợ phải thu khó đòi đầu năm là: 1.250.000. Trong năm nay ngân hàng tính mức dự phòng nợ phải thu khó đòi của năm sau là: 450.000

– Chênh lệch do bán ngoại tệ: 2.500.000

– Trong số tiền đến hạn trả khách hàng có 350.000 là số tiền phải trả nhưng không xác định được người gửi

– Tổng các khoản chi còn lại được xác định là các khoản chi hợp lý: 6.680.000

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp, ngân  hàng đã nộp trong năm: 2.000.000

Yêu cầu

a, Quyết toán thuế TNDN. Biết rằng ngân hàng không được ưu đãi gì về thuế thu nhập doanh nghiệp

b, Trong các khoản thu đã nêu trên, khoản nào phải chịu thuế GTGT và nộp thuế GTGT theo phương pháp nào?

Link tải đáp án – Link Google | Link Dropbox | Link OneDrive