110+ Những câu ca dao tục ngữ Việt Nam hay về cuộc sống, xã hội

Home » Học tập

110+ Những câu ca dao tục ngữ Việt Nam hay về cuộc sống, xã hội

0

ca-dao-tuc-ngu

110+ Những câu ca dao tục ngữ Việt Nam hay về cuộc sống, xã hội

Ca dao tục ngữ, thành ngữ Việt Nam từ trước đến nay luôn được biết đến là một kho tàng khổng lồ bởi được truyền lại từ bao đời thế hệ và tiếp nối phát triển. Mỗi một chủ đề ca dao tục ngữ được ông cha ta truyền lại đều mang nhiều ý nghĩa và kinh nghiệm đáng quý. Bài viết dưới đây Phong Reviews sẽ tổng hợp sưu tầm và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ca dao tục ngữ Việt Nam, thành ngữ tục ngữ Việt Nam hay nhất. Hãy cùng theo dõi tham khảo nhé!

Ca dao là gì?

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng qua những câu hát không theo một điệu thống nhất, thường được thể hiện theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là 1 từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không mang giai điệu, chương khúc.

ca-dao-tuc-ngu-1ca-dao-tuc-ngu-1

Đặc điểm nội dung: biểu đạt đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong những quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, quốc gia,… Các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cổ vũ trong cuộc đời còn nhiều xót xa, đắng cay nhưng mặn mà ân nghĩa của con người Việt Nam và các bài ca dao hài hước bộc lộ ý chí lạc quan của những người lao động.

Về nghệ thuật:

  • Ca dao chính là những lời thơ ngắn gọn; được viết bằng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể nên rất dễ thuộc và nhớ.
  • Sử dụng từ ngữ giản dị, thân thuộc, gần gũi với lời ăn cách nói hàng ngày.
  • Giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.
  • Cách biểu đạt mang đậm sắc thái dân gian.
  • Cấu trúc được chia thành 3 mẫu đa dạng sau: tự nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên và cấu trúc theo lối đối thoại.

Phân loại ca dao hiện nay

  • Đồng dao: Là thơ ca dân gian nói miệng gắn liền với công việc và các trò chơi của con nít.
  • Ca dao lao động: Được sáng tác trong suốt thời gian lao động hoạt động sản xuất của nhân dân; đúc kết rất nhiều kinh nghiệm sống của tổ tiên ông cha ta.
  • Ca dao ru con: các bài hát ru con hiện nay đều là những câu ca dao có sẵn.
  • Ca dao về các lễ nghi và phong tục: Thể hiện những thức sinh hoạt tín ngưỡng của người dân.
  • Ca dao hài hước, bông đùa, trào phúng: những câu ca dao dí dỏm, bông đùa, hài hước diễn đạt tinh thần lạc quan, vượt qua mọi thử thách khó khăn của cuộc sống. Trái lại, các câu ca dao châm biếm, trào phúng sẽ lên án, phê phán thói hư, tật xấu của con người.
  • Ca dao trữ tình: Những câu ca dao do cảm xúc tạo thành; chủ yếu được sử dụng để giãi bày tâm trạng, tình cảm, ký thác tâm tình của chủ thể. Chủ đề của ca dao trữ tình khá phổ biến đa dạng, tình cảm gia đình, quê hương tới cả tình ái đôi lứa.
  • Ca dao than thân: đó là tiếng nói được cất lên từ những kiếp người thống khổ, cùng cực, lầm than trong xã hội cũ. Họ phải chịu bao cay đắng, áp bức, nhục tủi, uất ức vì “thấp cổ bé họng” trong xã hội.

Tục ngữ là gì?

Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp giàu có với đa dạng âm hưởng màu sắc. Trong hệ thống kho tàng tiếng Việt phải nói đến hệ thống ca dao tục ngữ phong phú phổ biến và giàu sức biểu cảm. Theo khái niệm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 đưa ra giải đáp tục ngữ là:

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

ca-dao-tuc-ngu-2ca-dao-tuc-ngu-2

Đặc điểm nội dung tục ngữ:

Khối lượng tục ngữ Việt Nam từ xưa đến nay được nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền tích lũy lâu đời rất phong phú và đồ sộ. Tục ngữ biểu đạt cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân chúng, cho tiếng nói văn chương một hình thức diễn tả hàm súc, mang tính khái quát cao. Tục ngữ dạy chúng ta điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm đạo lý sống được đúc kết bao đời và kinh nghiệm lao động sản xuất phong phú. Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm, kiến thức của dân chúng dưới hình thức các câu nói ngắn gọn, hàm súc, mang nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Tục ngữ có từ xa xưa rất lâu, xuất hiện trong khoảng thời cổ để đúc kết kinh nghiệm, điều quan sát từ lao động, hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Chính vì vậy tục ngữ có thể được phát triển xuất hiện từ nhiều nguồn gốc khác nhau như:

  • Từ chính cuộc sống hằng ngày, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của quần chúng, do quần chúng trực tiếp sáng tác.
  • Được tách ra từ các tác phẩm văn chương dân gian hoặc ngược lại.
  • Được rút ra từ tác phẩm văn học bằng cách dân gian hóa các lời hay ý đẹp.
  • Vay mượn từ nước ngoài.

Phân loại tục ngữ hiện nay:

Như đã thể hiện ở phần nội dung tục ngữ là gì thì tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Phân loại một số nội dung chính qua những câu tục ngữ gồm có:

  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:

Bằng cách nói ngắn gọn, có vần, mang tính nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ảnh, truyền đạt các kinh nghiệm quý báu của dân chúng trong việc để ý quan sát những hiện tượng tự nhiên và trong hoạt đông sản xuất. Những câu tục ngữ đấy là “túi khôn” của người dân nhưng chỉ mang tính chất hơi xác thực vì không ít kinh nghiệm được tổng kết cốt yếu là dựa vào đẻ ý theo dõi quan sát.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được phát triển khi mà con người bắt đầu lao động và có sự chiến đấu với thiên nhiên , từ đó tổ tiên ông cha ta đúc kết lại thành các kinh nghiệm riêng. Cho tới tận bây giờ, nó luôn được lưu truyền phổ biến đa dạng và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.

  • Tục ngữ về con người và xã hội:

Tục ngữ về con người và xã hội rất giàu, nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm ý về nội dung. Các câu tục ngữ này luôn chú ý sự nâng cao tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về các phẩm chất và lối sống mà con người cần sở hữu.

  • Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian:

Tập hợp các kinh nghiệm sống, truyền thống tư tưởng, đạo đức của người dân luôn là nguồn cảm hứng trong những câu tục ngữ.

Về nghệ thuật:

Nhìn chung tục ngữ sở hữu các đặc điểm về hình thức như sau: mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh, ngắn gọn, thường sở hữu vần nhất là vần lưng.

  • Tục ngữ có mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Trong một câu tục ngữ hình thức và nội dung luôn gắn kết chặt chẽ tạo thành 1 câu hoàn chỉnh nhất định cả về hình thức và nội dung. Điều này tạo nên tính vững bền cho câu tục ngữ.
  • Tính hình tượng trong tục ngữ miêu tả qua những phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. ví dụ câu tục ngữ sau: “Người sống đống vàng” – Đống vàng biểu hiện về của cải vật chất sang giàu.
  • Tục ngữ với vần điệu và sự hòa đối. Tục ngữ được lưu truyền hầu như là qua truyền miệng nên đều sẽ có vần điệu để dễ thuộc, dễ nhớ, ngắn gọn, xúc tích.

Ca dao tục ngữ về con người và xã hội

Ca dao tục ngữ về con người và xã hội thể hiện chính xác đời sống hoạt động sản xuất và lối sống cư xử giữa người với người được đúc kết từ xa xưa. Những tục ngữ ca dao này ẩn chứa nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc để bạn tham khảo:

ca-dao-tuc-ngu-3ca-dao-tuc-ngu-3

  • Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
  • Phép vua thua lệ làng.
  • Đất có lề, quê có thói.
  • Nhập gia tùy tục.
  • Mạt cưa mướp đắng.
  • Có tiền mua tiên cũng được.
  • Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
  • Ăn thì hơn, hờn thì thiệt.
  • Ăn tấm trả giặt.
  • Cao cờ không bằng cao cổ.
  • Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.
  • Giàu điếc, sang đui.
  • Của người bồ tát, của mình lạt buộc.
  • Sáng tai họ, điếc tai cày.
  • Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
  • Làm khi lành, để dành khi đau.
  • Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.
  • Con mắt là mặt đồng cân.
  • Miếng ăn là miếng nhục.
  • Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • Thờ cha mẹ, ở hết lòng. Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.
  • Rượu ngon bất luận be sành. Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
  • Ao sâu ruộng đất bề bề. Không bằng tinh xảo một nghề trong tay.
  • Dương trần phải ráng làm hiền. Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân.
  • Trâu ta ăn cỏ đồng ta. Đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người.
  • Cái răng cái tóc là góc con người.
  • Người sống đống vàng.
  • Người là vàng, của là ngãi.
  • Lòng người như bể khôn dò.
  • Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
  • Sa cơ lỡ vận.
  • Đã nghèo còn mắc cái eo.

Ca dao tục ngữ về thầy cô

Nếu bạn đang muốn tìm các câu ca dao tục ngữ về thầy cô, hay danh ngôn, thành ngữ về thầy cô hay nhất, ý nghĩa nhất, thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây để gửi tặng đến thầy cô của mình nhân ngày 20/11 hay một dịp kỷ niệm nào đó. Chắc hẳn sẽ là món quà tinh thần cực kỳ ý nghĩa mà bất kỳ thầy cô giáo nào khi nhận được cũng vô cùng hạnh phúc từ những học trò thân thương.

ca-dao-tuc-ngu-4ca-dao-tuc-ngu-4

1. Tiên học lễ, hậu học văn

2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

3. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

4. Không thầy đố mày làm nên.

5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

6. Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.

7. Nhất quý nhì sư.

8. Trọng thầy mới được làm thầy.

9. Con ơi ham học chớ đùa

Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.

10. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.

11. Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai

12. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

13. Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

14. Vua, thầy, cha, ấy va ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

15. Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

16. Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

17. Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp ước, chớ quên ơn thầy.

18. Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng tri thức

Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương.

19. Con hơn cha là nhà có phúc

Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

20. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

21. Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.

22. Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

23. Chữ thầy trong cõi người ta

Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.

24. Dạy con từ thửo tiểu sinh

Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

Học cho “cách vật trí tri”

Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

25. Ai người đánh thức đêm trường mộng

Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang.

  • Tham khảo: Những bài thơ về Bác Hồ kính yêu ngắn hay và ý nghĩa nhất

Ca dao tục ngữ về đạo đức

Những câu ca dao tục ngữ về đạo đức là chủ đề được đông đảo người tìm kiếm trong thời gian mới đây. Ca dao tục ngữ phản ánh nói lên kinh nghiệm về cách sống đạo đức chuẩn mực trong xã hội giữa các cá thể với nhau. Phong Reviews sẽ gợi ý đến bạn các câu ca dao tục ngữ về đạo đức, các châm ngôn, thành ngữ về đạo đức hay, ý nghĩa cho bạn tham khảo.

ca-dao-tuc-ngu-5ca-dao-tuc-ngu-5

  1. Giấy rách phải giữ lấy lề.

  2. Chết giả mới biết dạ anh em.

  3. Lá lành đùm lá rách.

  4. Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau.

  5. Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.

  6. Ở hiền gặp lành.

  7. Uống nước nhớ nguồn.

  8. Sông có khúc, người có lúc.

  9. Hết tiền tài, hết nhân nghĩa.

  10. Giấy rách phải giữ lề.

  11. Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân.

  12. Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người.

  13. Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán.

  14. Giận mất khôn, lo mất ngon.

  15. Chị ngã em nâng.

  16. Kính lão đắc thọ.

  17. Nọc người bằng mười nọc rắn.

  18. Trách mình trước, trách người sau.

  19. Cái nết đánh chết cái đẹp.

  20. Một miếng khi đói bằng gói khi no.

  21. Những người đạo đức hiền hòa

    Đi đâu cũng được người ta tôn thờ.

  22. Cây xanh thì lá cũng xanh,

    Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

  23. Anh em như thể tay chân

    Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

  24. Người trồng cây hạnh người chơi

    Ta trồng cây đức để đời về sau.

  25. Ba vuông sánh với bảy tròn,

    Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu.

  26. Anh em bốn bể là nhà

    Người dưng khác họ vẫn là anh em.

  27. Làm người phải đắn phải đo,

    Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

  28. Mừng cây rồi lại mừng cành,

    Cây tốt lắm chồi, người đức lắm con.

  29. Một cây làm chẳng nên non,

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

  30. Sông kia bên lở bên bồi

    Bên lở thì đục bên bồi thì trong.

  31. Làm người ăn tối lo mai,

    Việc mình hồ dễ để ai đo lường.

  32. Cờ bạc là bác thằng bần,

    Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.

  33. Ta về ta tắm ao ta

    Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

  34. Vẽ được da hổ, khó vẽ được xương hổ

    Biết mặt người, không biết được lòng người.

  35. Nước trong khe suối chảy ra

    Mình chê nước đục, mình đà trong chưa?

  36. Làm người cho biết tiền tằn,

    Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.

  37. Chị em ta như bánh đa bánh đúc

    Chị em người thì dùi đục cẳng tay

  38. Cha mẹ để của bằng non

    Không bằng để đức cho con ở đời.

  39. Chì khoe chì nặng hơn đồng

    Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

  40. Làm người chẳng biết lo xa,

    Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.

  41. Đời người có một gang tay,

    Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.

  42. Những người đói rách rạc rài,

    Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.

  43. Đời cha cho chí đời con,

    Có muốn so tròn thì phải so vuông.

  44. Sông dài thì lắm đò ngang,

    Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.

  45. Chẳng lo chi đó cười đây,

    Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.

  46. Đời người sống mấy gang tay,

    Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.

  47. Đời cha đi hái hoa người,

    Đời con phải trả nợ đời thay cha.

  48. Đói thì đầu gối phải bò,

    Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

  49. Đi đâu mà vội mà vàng,

    Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.

  50. Tham vàng phụ nghĩa ai ơi,

    Vàng thời đã hết nghĩa tôi vẫn còn.

  51. Những người đạo đức hiền hòa

    Đi đâu cũng được người ta tôn thờ.

  52. Cây xanh thì lá cũng xanh,

    Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

  53. Anh em như thể tay chân

    Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

  54. Người trồng cây hạnh người chơi

    Ta trồng cây đức để đời về sau.

  55. Ba vuông sánh với bảy tròn,

    Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu.

  56. Anh em bốn bể là nhà

    Người dưng khác họ vẫn là anh em.

  57. Làm người phải đắn phải đo,

    Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

  58. Mừng cây rồi lại mừng cành,

    Cây tốt lắm chồi, người đức lắm con.

  59. Một cây làm chẳng nên non,

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

  60. Sông kia bên lở bên bồi

    Bên lở thì đục bên bồi thì trong.

  61. Làm người ăn tối lo mai,

    Việc mình hồ dễ để ai đo lường.

  62. Cờ bạc là bác thằng bần,

    Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.

  63. Ta về ta tắm ao ta

    Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

  64. Vẽ được da hổ, khó vẽ được xương hổ

    Biết mặt người, không biết được lòng người.

  65. Nước trong khe suối chảy ra

    Mình chê nước đục, mình đà trong chưa?

  66. Làm người cho biết tiền tằn,

    Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.

  67. Chị em ta như bánh đa bánh đúc

    Chị em người thì dùi đục cẳng tay

  68. Cha mẹ để của bằng non

    Không bằng để đức cho con ở đời.

  69. Chì khoe chì nặng hơn đồng

    Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

  70. Làm người chẳng biết lo xa,

    Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.

  71. Đời người có một gang tay,

    Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.

  72. Những người đói rách rạc rài,

    Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.

  73. Đời cha cho chí đời con,

    Có muốn so tròn thì phải so vuông.

  74. Sông dài thì lắm đò ngang,

    Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.

  75. Chẳng lo chi đó cười đây,

    Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.

  76. Đời người sống mấy gang tay,

    Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.

  77. Đời cha đi hái hoa người,

    Đời con phải trả nợ đời thay cha.

  78. Đói thì đầu gối phải bò,

    Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

  79. Đi đâu mà vội mà vàng,

    Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.

  80.  Tham vàng phụ nghĩa ai ơi, Vàng thời đã hết nghĩa tôi vẫn còn.

Tham khảo: Chọn lọc 25 bài thơ Hồ Xuân Hương hay, thâm thúy cực ý nghĩa

Những câu ca dao tục ngữ về kinh nghiệm sống

Kho tàng các câu ca dao, tục ngữ của dân tộc ta rất phổ quát về cả hình thức lẫn nội dung và mục đích to nhất của những câu ca dao, phương ngôn này là những bài học mà tổ tiên ta muốn truyền lại cho thế hệ sau, trong đó có thương hiệu sống. Hãy cùng Nhận định các câu ca dao tục ngữ về kinh nghiệm sống cộng bài viết này nhé.

ca-dao-tuc-ngu-6ca-dao-tuc-ngu-6

  1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối

  2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

  3. Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy

    Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.

    Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi

    Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.

  4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

  5. Kiến đen tha trứng lên cao,

    Thế nào cũng có, mưa rào rất to.

  6. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

  7. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

    Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

  8. Én bay thấp mưa ngập bờ ao

    Én bay cao mưa rào lại tạnh.

  9. Trời nắng chóng mưa, trời mưa chóng tối.

  10. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm

  11. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

  12. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

  13. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

  14. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

  15. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

  16. Bao giờ đom đóm bay ra,

    Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.

  17. Bao giờ cho hết tháng ba,

    Bồ nông no ấm ở nhà nghỉ ngơi.

  18. Gió đông là chồng lúa chiêm,

    Gió bắc là duyên lúa mùa.

  19. Con ơi nhớ lấy lời cha,

    Mồng năm tháng chín thật là bão rươi.

    Bao giờ cho đến tháng mười,

    Thì con vào lộng ra khơi mặc lòng.

    Tháng tư mua nứa đan thuyền,

    Tháng năm tháng sáu gặt miền lúa chiêm.

    Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

  20. Tháng ba bà già chết rét.

  21. Tháng bảy mưa gãy cành tràm.

  22. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy.

  23. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.

  24. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão

  25. Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

    Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

  26. Tháng tám nắng rám trái bưởi.

  27. Ai ơi nhớ lấy lời này:

    Tằm nuôi ba lứa, ruộng cày ba năm.

  28. Nhờ trời hòa cốc phong đăng,

    Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi.

  29. Được thua dù có tại trời,

    Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.

  30. Khó thay công việc nhà quê,

    Quanh năm khó nhọc dám hề khoan thai.

  31. Tháng chạp thì mắc trồng khoai,

    Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà.

    Tháng ba cày vỡ ruộng ra,

    Tháng tư bắc mạ thuận hòa mọi nơi.

    Tháng năm gặt hái vừa rồi,

    Bước sang tháng sáu lúa trôi đầy đồng.

    Nhà nhà vợ vợ chồng chồng,

    Đi làm ngoài đồng sá kể sớm trưa.

    Tháng sáu tháng bảy khi vừa,

    Vun trồng giống lúa bỏ chừa cỏ tranh.

    Tháng tám lúa giỗ đã đành,

    Tháng mười cắt hái cho nhanh kịp người.

    Khó khăn làm mấy tháng trời,

    Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông.

    Cắt rồi nộp thuế nhà công,

    Từ rày mới được yên lòng ấm no.

  32. Miền Đông thì được hoa màu

    Miền Chải tôm cá, miền Cầu cửi canh

    Mở chợ may vá thông hành

    Miền cuối buôn bán, tập tành xưa nay.

  33. Tháng giêng chân bước đi cày,

    Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.

    Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,

    Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà.

    Ngày thì đem thóc ra phơi,

    Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay.

    Một đêm là ba cối đầy

    Một tay xay giã, một tay giần sàng

    Tháng ba ngày tám rỗi ràng,

    Làm sao đủ gạo mùa màng khỏi lo.

  34. Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,

    Bò năm sáu tuổi đã tranh về già.

  35. Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,

    Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao.

  36. Tua rua một tháng mười ngày,

    Cấy trốc luống cày cũng được lúa xôi.

  37. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền​

  38. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.​

  39. Nhất thì, nhì thục.​

  40. Tháng giêng là tháng ăn chơi

    Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà

    Tháng ba thì đậu đã già

    Ta đi ta hái về nhà phơi khô

    Tháng tư đi tậu trâu bò

    Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.​

    Đất thiếu trồng dừa đất thừa trồng cau​

  41. Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân

  42. Tốt giếng tốt má, tốt mạ tốt lúa

  43. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi

  44. Một cục đất ải bằng một bãi phân

  45. Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

  46. Giàu nuôi lợn nái lụi bại nuôi bồ câu

  47. Đất thiếu trồng dừa đất thừa trồng cau

  48. Qua giêng hết năm qua rằm hết tháng.

  • Tham khảo: Top 10 Sách về Bác Hồ ý nghĩa nên đọc một lần trong đời

Ca dao tục ngữ về yêu thương con người

Ca dao tục ngữ là 1 trong những nét văn hóa đặc biệt và độc đáo của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến nay. Trong tất cả chủ đề thì các câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người luôn được mọi người quan tâm bởi nó miêu tả được gần như hầu hết các góc cạnh trong cuộc sống.

ca-dao-tuc-ngu-7ca-dao-tuc-ngu-7

1. Lá lành đùm lá rách.

2. Chị ngã, em nâng.

3. Thương người như thể thương thân.

4. Nhường cơm, sẻ áo.

5. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

6. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

7. Máu chảy ruột mềm.

8. Chia ngọt sẻ bùi.

9. Kính già, già để tuổi cho.

10. Yêu nhau chín bỏ làm mười.

11. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

12. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

13. Có anh có chị mới hay

Không anh không chị như cây một mình.

14. Chị em một ruột cắt ra

Chị không em có cũng là như không.

15. Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

16. Người dưng có ngãi thì đãi người dưng

Anh em không ngãi thì đừng anh em.

17. Tuy rằng xứ bắc, xứ đông

Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em.

18. Chia ngọt sẻ bùi.

19. Kính già, già để tuổi cho

20. Cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ

21. Chị em như chuối nhiều tàu

22. Tấm lành che tấm rách đừng nói nặng lời

23. Một giọt máu đào hơn ao ước lã

24. Anh em như thể tay chân

25. Môi hở răng lạnh.

26. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

27. Đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết.

28. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.

Các câu ca dao tục ngữ về học tập

Những câu ca dao tục ngữ về học tập được ông cha ta các thế hệ đi trước đúc kết từ xa xưa và vẫn còn nguyên giá trị cho tới bây giờ. Dưới đây là các câu ca dao tục ngữ về học tập hay nhất và ý nghĩa các bạn hãy tham khảo để biết thêm nhiều tri thức và động lực trong học tập.

ca-dao-tuc-ngu-8ca-dao-tuc-ngu-8

  1. Học một biết mười

  2. Có cày có thóc, có học có chữ

  3. Học ăn học nói, học gói học mở.

  4. Hay học thì sang, hay làm thì có.

  5. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

  6. Ăn vóc học hay

  7. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

  8. Bảy mươi còn học bảy mươi mốt

  9. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng

  10. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

  11. Học hay cày biết.​

  12. Học thầy chẳng tày học bạn.

  13. Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.

  14. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.

  15. Có học có khôn.

  16. Có học mới biết, có đi mới đến.

  17. Học sư bất như học hữu.

  18. Có công mài sắt có ngày nên kim.

  19. Đi một buổi chợ học được mớ khôn.

  20. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

  21. Học khôn đến chết, học nết đến già.

Ca dao về tình bạn

Tình bạn luôn là phần chẳng thể thiếu trong mỗi chúng ta, ai ai cũng cần những người bạn thân thiết cạnh bên để sẻ chia mọi niềm vui hay phiền muộn trong cuộc sống. Hãy cùng Phong Reviews tổng hợp một số câu ca dao tục ngữ về tình bạn hay, ý nghĩa sâu sắc ngay sau đây nhé!

ca-dao-tuc-ngu-9ca-dao-tuc-ngu-9

1. Bạn bè là nghĩa tương tri

Sao cho sau trước một bề mới nên.

2. Đi xa mà gặp bạn hiền

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.

3. Tuy rằng xứ bắc, xứ đông

Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em.

4. Tình bạn là sợi chỉ vàng nối trái tim của cả thế giới.

5. Giàu vì bạn, sang vì vợ.

6. Ai ơi nhớ lấy câu này

Tình bạn là mối duyên thừa trời cho.

7. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

8. Khi nào trái đất còn quay

Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau.

9. Ra về nhớ bạn khóc thầm

Năm thân áo vải ướt đầm cả năm.

10. Chim lạc bầy thương cây nhớ cội

Xa bạn xa bè, lặn lội tìm nhau.

11. Sông Cửu Long nghìn năm vẫn chảy

Nghĩa bạn bè mãi mãi không phai.

12. Suốt đời gắn bó keo sơn

Cùng chung trí hướng cùng nhau kết tình.

13. Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.

Bạn bè là nghĩa trước sau

Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.

14. Mùa hoa phượng là mùa thi cử

Chúc bạn hiền hai chữ thành công.

15. Bạn bè ít thôi vừa đủ dùng

Chứ đừng để cả thùng

Rồi lâm vào đường cùng

Phút cuối cùng nó mới đi cúng.

16. Lúc ăn chơi sao không gọi bạn?

Lúc hoạn nạn cứ gọi bạn ơi…

Lúc ăn chơi ở đâu cũng thấy bạn

Lúc hoạn nạn gọi bạn chẳng thấy đâu.

17. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

18. Thêm bạn bớt thù.

19. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.

20. Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.

21. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.

22. Trong khốn khó mới biết bạn tốt.

23. Học thầy không tày học bạn.

24. Tứ hải giai huynh đệ.

25. Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt.

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức về ca dao tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Ngoài ra còn tìm hiểu được nhiều câu thành ngữ, ca dao tục ngữ hay về các chủ đề khác nhau trong xã hội mang lại cho bạn đọc nhiều tri thức văn chương đa dạng, phong phú hơn.

5/5 – (1 bình chọn)