11 loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp Việt

Gia vị được định nghĩa là các loại thực phẩm, thực vật có chứa tinh dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn. Sự kết hợp của các gia vị trong một món ăn có thể kích thích vị giác, khứu giác và thị giác cho người sử dụng. Tùy thuộc vào nền văn hóa thì mỗi quốc gia có đặc sản, hương vị và cách chế biến khác nhau mỗi loại thực phẩm. Trong bài viết lần này hãy cùng Vinanutrifood điểm qua 11 loại gia vị phổ biến, quen thuộc nhất trong các căn bếp Việt nhé!

Hạt nêm

Hạt nêm được biết đến là gia vị bổ sung giúp tăng độ ngọt cho các món canh, kho. Tuy nhiên, chúng thường lâu tan hơn so với các loại gia vị khác. Vì thế, nên thêm hạt nêm vào khi tẩm ướp hoặc bước nêm nếm đầu để đảm bảo tan hết rồi mới tắt bếp. Bên cạnh đó, trên thị trường xuất hiện thêm sản phẩm hạt nêm chay đáp ứng nhu cầu các món ăn thuần chay tạo hương vị thanh ngọt nhẹ.

gia vị muối trong nhà bếp

Muối

Loại gia vị thích hợp với các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, hải sản và súp. Nếu cần thịt đậm đà mà không bị giảm độ ngọt thì nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Mì chính/Bột ngọt

Bột ngọt giúp cân bằng vị cho món ăn. Gia vị này sẽ bị biến đổi chất khi nấu ở nhiệt độ cao, hơn 120 độ C. Chúng chuyển hóa thành sodium glutamate, làm mất hương vị món ăn và chứa chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, để an toàn, nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đã chế biến xong và vừa tắt bếp được một lúc. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều bột ngọt, ăn khi bột ngọt chưa tan hay ở dạng hạt.

Nước mắm

Đây là loại gia vị đặc trưng nhất của ẩm thực Việt, chứa nhiều chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe như đạm, vitamin A – D – B12. Chúng có tác dụng kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Lưu ý khi sử dụng gia vị này là không nên đun quá lâu trên bếp khi chế biến vì sẽ làm mất chất.

nước mắm chấm

Nước tương

Nếu nước mắm dùng cho món mặn thì nước tương đặc biệt thích hợp với món chay, đặc biệt là rau xào, bởi chúng được làm thuần túy từ đậu nành. Tương tự như với nước mắm, nước tương cũng nên cho vào món ăn ở bước sau cùng rồi tắt bếp ngay. Lưu ý không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu trên bếp vì như thế, gia vị này sẽ bị phá hủy hết các chất dinh dưỡng và làm mất đi hương vị đặc trưng.

Đường

Đường giúp tạo vị ngọt cho món ăn, được cho vào trước muối để món ăn thêm đậm đà, tránh sự bay hơi của nguyên liệu mặn. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý nêm cực ít hoặc tốt hơn là không thêm đường khi ướp các món rán hay nướng vì sẽ khiến nguyên liệu bị cháy khét, có vị đắng.

Với những người bị bệnh tiểu đường, ăn kiêng có thể tham khảo sản phẩm đường Isomalt – một loại đường ăn kiêng rất tốt cho sức khỏe.

Gia vị đường

Giấm ăn

Giấm giúp làm chín sơ thực phẩm trong khâu sơ chế, khử mùi tanh, khử béo, tăng mùi thơm cho món ăn. Ngoài ra, khi nấu canh rau hay luộc rau, nếu cho giấm vào sẽ giúp thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất có lợi như canxi, phốt pho, sắt; giữ lại vitamin C; nâng cao hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Gừng

Gừng là gia vị phổ biến trong nền ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong nấu ăn, gừng tươi và bột gừng thường kết hợp với các nguyên liệu có tính hàn (hải sản, thịt, cá) nhằm khử mùi tanh, tăng hương vị cho các món nướng, món kho, món hấp, làm bánh,…

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bên trong củ gừng chứa nhiều dược chất như gingerol, shogaol và zingerone có lợi trong việc giảm cân, trị ho,… Và làm giảm các triệu chứng buồn nôn, đau nhức, hỗ trợ hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

gừng sử dụng làm gia vị

Tỏi

Tỏi thường được giã dập hoặc băm nát để tẩm ướp vào thịt bò, heo, gà khi sơ chế. Tuy nhiên, nên lưu ý không dùng quá nhiều sẽ lấn át mùi thơm của thịt. Ngoài ra, với các món xào như rau xào, tỏi sẽ được cho vào phi với dầu để khử và tạo mùi thơm cho món ăn. Loại gia vị này cũng được biết đến với tác dụng hỗ trợ triều trị cảm lạnh, giảm lượng cholesterol xấu, điều hòa lượng đường huyết và ngừa ung thư.

Hành tím

Tương tự như tỏi, hành tím cũng được giã nát để tẩm ướp nguyên liệu cho các món hầm, chiên, hấp, luộc. Ngoài ra, hành cắt lát mỏng còn được phi vàng dùng cho các món gỏi, salad với độ giòn tan, thơm béo.

hành tím cho nhà bếp

Ớt

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm, nhưng vị cay lại là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Vị cay có thể  xuất phát từ nhiều gia vị khác nhau như tiêu, hạt mù tạt, bột cà ri, lá bạc hà,… và tất nhiên không thể thiếu ớt. Ớt được dùng như một gia vị quan trọng. Thậm chí có nhiều món ăn luôn được bày kèm những quả ớt tươi và được ăn trực tiếp.

Dù là món ăn đơn giản, bình dân hay cầu kỳ, sang trọng đều cần phải có gia vị để hoàn thiện mùi, màu và vị đặc trưng. Hãy cùng Viinanutrifood tạo ra những món ăn hoàn chỉnh cho cả gia đình thân yêu!