11+ Kỹ năng quản lý cấp trung QUAN TRỌNG và CẦN THIẾT
Quản lý cấp trung giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần bộ phận quản lý cấp trung – một cánh tay đắc lực của quản lý cấp cao.
Người quản lý cấp trung là người điều hành và trực tiếp quản lý những hoạt động của các phòng ban, là cầu nối giữa các nhân sự trong phòng ban với các cấp lãnh đạo. Mang trên mình những trọng trách quan trọng, chính vì thế những nhà quản lý cấp trung phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Cùng LIP Academy tìm hiểu 11 kỹ năng quản lý cấp trung quan trọng và cần thiết nhất qua bài đọc dưới đây.
1. Kỹ năng quản lý cấp trung quan trọng và cần thiết nhất
Để quản lý công việc được hiệu quả, cũng như chắc chắn được rằng các nhà quản lý cấp trung có thể đáp ứng được những thử thách của môi trường doanh nghiệp hiện đại và thành công trong vai trò quản lý, nhà quản lý cấp trung cần có những kỹ năng cần thiết dưới đây:
1.1 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Quản lý cấp trung là cầu nối giữa quản lý cấp cao và các nhân viên các cấp trong phòng ban, chính vì thể một kỹ năng cần thiết nhất của quản lý cấp trung là phải thấu trên hiểu dưới, biết dung hòa giữa nhu cầu của nhân viên và mong muốn của lãnh đạo.
Các nguyên tắc khi giao tiếp bằng lời:
-
Luôn luôn theo tuổi tác;
-
Nói phải rõ ràng, dễ hiểu;
-
Tránh lối nói mỉa mai, nói mát;
-
Tránh lối nói gây cảm giác tiêu cực cho người đối diện;
-
Không đề cập đến các chủ đề dễ gây hiểu lầm hay nhạy cảm;
-
Không sử dụng những ngôn từ quá hoa mỹ.
Các ứng xử mà một quản lý cấp trung cần có:
-
Trao đổi bằng thái độ tự nhiên và chân thành;
-
Không nói lấp lửng và đột nhiên im lặng;
-
Nói chuyện gọn gàng, đủ ý;
-
Cần giữ khoảng cách vừa phải khi giao tiếp;
-
Đừng tìm cách nói dối nếu không thể nói sự thật.
1.2 Kỹ năng gắn kết đội ngũ
Để thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, đồng nghiệp và khách hàng một quản lý có tầm cần có tư duy gắn kết đội ngũ. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất cho các nhà lãnh đạo cấp trung. Đặt câu hỏi, lắng nghe, tìm kiếm lời khuyên để hiểu và bắt đầu gắn kết các nhân viên, đội ngũ phòng ban với nhau.
1.3 Suy nghĩ và hành động có hệ thống
Một nhà lãnh đạo giỏi phải nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh, đưa ra được quy trình làm việc và quy luật trong các mối quan hệ. Sẵn sàng đưa ra những quyết định và đối phó với những khó khăn, bất ổn mang tính đánh đổi trong doanh nghiệp. Để vững lòng vượt sóng, quản lý cấp trung cần có sự tự chủ và minh bạch.
1.4 Khả năng tự học hỏi nhanh
Việc tìm kiếm cơ hội và học hỏi nhanh chóng khi có thể giúp bạn phát triển nhiều hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Để trở nên xuất sắc trong bất cứ lĩnh vực nào, bạn cần có những kiến thức, kỹ năng và những bí quyết nhất định.
Việc không ngừng học hỏi là một trong những cách để bạn có thể thăng tiến và phát triển sự nghiệp một cách lâu dài. Đặc điểm nổi bật giữa người lãnh đạo tài năng, uyên bác là sự phản ứng linh hoạt, khả năng điều chỉnh khi phải đối mặt với sự thay đổi.
1.5 Sự kiên tâm
Thế giới đang thay đổi và trải qua nhiều biến động với tốc độ nhanh chóng, chính vì thế đòi hỏi các cấp quản lý phải có sự cứng rắn và linh hoạt mới có thể dẫn dắt phòng ban thích ứng với thời cuộc. Người lãnh đạo kiên tâm luôn lạc quan và tìm kiếm cơ hội mới là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức mạnh tinh thần và gắn kết nhân viên – giúp doanh nghiệp, phòng ban duy trì hoạt động tốt hơn và ngày càng phát triển hơn.
1.6 Tự nhận thức
Một quản lý giỏi phải thực sự hiểu rõ về phong cách, động lực, điểm mạnh, khuyết điểm và sở thích của bản thân. Bên cạnh đó, phải trang bị tốt hơn để đưa ra các quyết định hàng ngày, tận dụng điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu của chính mình, đồng thời định hướng bức tranh toàn cảnh cho chính bạn và cho doanh nghiệp của bạn.
1.7 Kỹ năng quản lý thời gian và công việc
Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả là yếu tố cực kỳ quan trọng của một nhà quản lý. Quản lý quỹ thời gian cá nhân, sắp xếp, phân chia các công việc cần phải hoàn thành trong thời gian nhất định. Lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Tùy thuộc vào mục đích của mình, bạn có thể lập kế hoạch công việc theo ngày, theo tuần hoặc là theo tháng, năm…
1.8 Kỹ năng quản trị sự thay đổi
Để rèn luyện kỹ năng quản trị sự thay đổi, nhà quản lý cấp trung có thể áp dụng các phương pháp, mô hình như mô hình quản trị sự thay đổi của Bridges, phương pháp quản lý sự thay đổi của John Kotter,…
Việc sử dụng phương pháp quản lý sự thay đổi có cấu trúc và đã được kiểm chứng cho phép lãnh đạo áp dụng một quy trình có thể lặp lại, theo dõi và nâng cao để kiểm soát tất cả các khía cạnh của những chiến lược đổi mới doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng là thích ứng với môi trường bên ngoài và đạt được mục tiêu mong đợi.
1.9 Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Một kế hoạch chi tiết bài bản chính là chìa khóa để dẫn dắt phòng ban đi đến thành công.
-
Tư duy có hệ thống, có thể tiên liệu được các tình huống bất ngờ.
-
Biết cách tổ chức, phối hợp và sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hợp lý để xử lý tất cả các vấn đề.
-
Sẵn sàng ứng phó với những thay đổi.
1.10 Kỹ năng đào tạo và phát triển
Để tồn tại, từng cá nhân trong tổ chức hay cả đội nhóm đều cần phát triển không ngừng, tăng cường nâng cấp kiến thức của bản thân. Là một nhà quản lý cấp trung, nhà quản trị cần phát huy đồng thời việc phát triển đội nhóm và phát triển bản thân.
Nhà quản lý – nhà lãnh đạo có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của đội nhóm. Nếu muốn phát triển đội nhóm, nhà lãnh đạo cần phát triển bản thân trước.
1.11 Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên
Tình trạng nhân viên không hứng thú với bất kỳ công việc gì, không còn nhiệt huyết với công việc là dấu hiệu cho thấy nhân viên đã hết động lực làm việc. Nhà quản lý, với vai trò là một nhà lãnh đạo, cần có các hành động quan tâm và phương pháp tạo động lực cho người nhân viên, giúp họ trở nên hứng thú với công việc và tạo ra được kết quả mong đợi.
Tạo niềm vui nơi công sở, set khung giờ linh hoạt, đào tạo phát triển nghề nghiệp, cho nghỉ giải lao thường xuyên, nạp lại năng lượng cho nhân viên,… là những mẹo mà nhà quản lý có thể tham khảo.
Có một người sếp “tốt” luôn luôn quan tâm, tạo động lực cho cấp dưới sẽ là “lý do” hợp lý để người nhân viên gắn bó với tổ chức.
2. Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo cấp trung
Là một nhà quản lý cấp trung bạn cần phải tập trung suy nghĩ, hành động và làm việc có hệ thống. Bạn phải nhìn thấy và phân tích được bức tranh toàn cảnh, thấy hiểu được cách phối hợp giữa các thành viên trong phòng ban và các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
Để thành thạo các kỹ năng, việc luyện tập và áp dụng liên tục là rất quan trọng. Hãy nhớ rằng “practice makes perfect”, áp dụng, thử và sai liên tục sẽ giúp bạn sớm sở hữu những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý cấp trung giỏi.
Ngoài ra, đào tạo quản lý cấp trung cũng là một vấn đề cấp thiết mà các doanh nghiệp nên lưu tâm. Nếu muốn phát triển kỹ năng, tư duy, nhận thức, đào tạo là nền tảng cơ bản cần phải có, 11 kỹ năng nêu trên cũng chỉ là một phần trong lộ trình đào tạo.
=> Để nâng cao năng lực quản lý con người và tổ chức mời bạn đọc tham khảo khóa học Nâng cao năng lực thực chiến cho cấp quản lý để xây dựng một lộ trình đào tạo dài hạn, bài bản cho sự phát triển của bản thân.