11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm Nhạc lớp 1 – Kinh nghiệm dạy học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm Nhạc lớp 1.
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời: Sau khi học bài học:
– Học sinh hứng thú vận động phụ họa theo lời bài hát “Chào người bạn mới”, nêu được cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát đó.
– HS được tập giới thiệu về bản thân và giới thiệu được về bản thân trước thầy (cô) và các bạn trong lớp.
– HS biết hỏi một số thông tin trong lần đầu làm quen với bạn mới.
– Học sinh đã tự tin làm quen với bạn mới thông qua trò chơi “Kết bạn” để biết được khi muốn làm quen với thầy cô và bạn mới cần phải chào hỏi và giới thiệu về mình một cách thân thiện.
– Học sinh được thực hành trải nghiệm chào hỏi và làm quen với bạn mới bằng cách đóng vai. Từ đó học sinh biết khi làm quen với bạn cần vui vẻ, thân thiện, tránh gây phiền cho người khác.
– Học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn về cách chào hỏi, làm quen với bạn.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Trả lời: Học sinh sẽ được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:
HĐ 1: Khởi động – Kết nối tri thức.
HĐ 2: Tập giới thiệu về bản thân.
HĐ 3: Xác định thông tin cần hỏi khi làm quen với bạn.
HĐ 4: Làm quen với bạn mới trong lớp qua trò chơi “Kết bạn”.
HĐ 5: Làm quen với bạn mới ở trường.
HĐ 6: Đánh giá.
HĐ 7: Xây dựng kế hoach rèn luyện.
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Trả lời: Thông qua các “Hoạt động học” thực hiện trong bài học những phẩm chất, năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh là:
– Những phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
– Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ
+ Biểu hiện về phẩm chất: Qua bài học các em biết yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh, thấy được giá trị của tình bạn. Từ đó biết chơi vui vẻ với bạn, biết nhường nhịn bạn, trung thực với bạn, có trách nhiệm bảo vệ bạn.
+ Biểu hiện về năng lực: Biết dùng ngôn ngữ để tự làm quen với bạn. Biết cùng bạn hợp tác trong học tập, vui chơi, …Biết cùng bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao,….
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời: Khi thực hiện HĐ để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị là: Hình mặt cười, mặt mếu.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu( đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để hình thành kiến thức mới là:
– Xem, nghe bài hát “Chào người bạn mới” nhạc và lời: Lương Bằng Vinh.
– HS sử dụng hình mặt cười, mếu để thực hiện HĐ tự đánh giá.
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Biết cách chào hỏi và giới thiệu về bản thân; Biết làm quen với bạn và lắng nghe thông tin về bạn; Biết thể hiện sự thân thiện với bạn.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là:
HĐ: Tập giới thiệu về bản thân. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết nói lời chào, biết giới thiệu về bản thân trước lớp.
HĐ: Xác định thông tin cần hỏi. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết hỏi một số thông tin khi làm quen.
HĐ: Trò chơi “Kết bạn”. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết cách chơi và chơi vui như thế nào?
HĐ: Đóng vai. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết làm quen với bạn chưa? Khi làm quen với bạn thì cần phải vui vẻ, tránh làm phiền bạn như thế nào?
HĐ đánh giá. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn chưa?
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Quả cầu trong hoạt động đóng vai.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là:
– Đọc: Đọc được niềm vui của bạn thể hiện trên nét mặt.
– Nghe: Nghe các bạn trình bày, trả lời, đóng vai, đánh giá… trong giờ học.
– Nhìn: Quan sát các bạn trả lời câu hỏi, chơi trò chơi, thể hiện vai, … quan sát các bạn nhận xét đánh giá về bạn, về mình, ..
– Làm: Thực hiện đóng vai, thực hiện làm quen với bạn,… sử dụng mặt mếu, mặt cười để tự đánh giá mình, đánh giá bạn,…
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức mới là: Biết cách làm quen với bạn. Đã làm quen với một số bạn.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh là: Khi làm quen với bạn các em đã biết giới thiệu về mình chưa? Đã biết hỏi bạn như thế nào? Biết cùng chơi với bạn chưa? Khi có bạn mới em cảm thấy thế nào? Em có thích mình có nhiều bạn không? Chúng mình cần làm gì để có nhiều bạn mới?, …
Biết tươi cười chào hỏi các bạn chưa?
Biết tự giới thiệu về bản thân với bạn chưa?
Biết hỏi những thông tin về bạn chưa?
Đã mạnh dạn làm quen với bạn chưa?
Em thấy tự tin, vui vẻ khi nói chuyện với bạn hay chưa?
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE