11 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết từ A-Z! 2023

Chắc chắn bạn không muốn công ty của mình hoạt động “thầm lặng” giữa đám đông. Là một doanh nghiệp nhỏ hay startup, bạn sẽ luôn nghĩ về sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh.

Việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn biết rõ điểm mạnh – điểm yếu của họ cũng như lợi ích tiềm ẩn có sẵn trên thị trường để tận dụng và triển khai các chiến dịch PR Marketing thành công hơn.

Vậy làm thế nào để phân tích đối thủ hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp? Bài viết của Prodima sẽ giải đáp cho bạn rõ hơn nhé.

Bắt đầu thôi!

Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá tổng quan về một doanh nghiệp khác bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, loại sản phẩm/dịch vụ và phân khúc khách hàng mục tiêu.

phân tích đối thủ cạnh tranh

Từ những dữ liệu thu thập được, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về thị trường cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng để triển khai các chiến dịch tiếp thị quảng bá thương hiệu / sản phẩm đến công chúng tốt hơn.

Trên thương trường, mỗi doanh nghiệp đều có một đối thủ cạnh tranh riêng – là các đơn vị/cá nhân đang kinh doanh cùng dịch vụ/mặt hàng với mức giá tương đương hoặc thấp hơn và đều có chung một phân khúc khách hàng mục tiêu.

Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn nhìn rõ các mặt ưu – nhược điểm của doanh nghiệp mình và đối thủ dựa trên cảm nhận từ khách hàng. Dựa vào đó, bạn có thể triển khai các phương pháp khắc phục nhược điểm để cải thiện tốt hơn.

Thêm vào đó, việc làm này còn mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp bạn:

  • Xem xét mức độ bão hòa của thị trường, những tiềm năng kinh doanh mới và các chiến lược kinh doanh theo xu hướng trong ngành.
  • Hiểu được khách hàng nhìn nhận sản phẩm/dịch vụ của bạn so với đối thủ như thế nào.
  • Tận dụng thị trường ngách => triển khai chiến lược Marketing độc đáo => nâng cao vị thế cạnh tranh => thu hút nhiều khách hàng trung thành bền vững.

Các loại đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về việc phân tích đối thủ cạnh tranh như thế nào hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải nhận dạng các loại đối thủ để đưa ra kế hoạch “đối đầu” thành công. Cụ thể:

Cạnh tranh nhu cầu

Đối thủ cạnh tranh nhu cầu là các công ty nỗ lực cung cấp giải pháp tốt nhất để thỏa mãn mong muốn của khách hàng bằng sản phẩm/dịch vụ của họ.

  • Nếu sản phẩm của bạn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng => kích thích họ mua hàng ngay.

Ví dụ: Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển/vận tải, bạn có thể chọn di chuyển bằng nhiều hình thức: máy bay, xe taxi, tàu hỏa…

Cạnh tranh công dụng

Các công ty không cung cấp một dịch vụ/sản phẩm giống nhau nhưng dịch vụ/sản phẩm của họ lại có công dụng tương tự nhau. Đây được xem là đối thủ cạnh tranh giữa các ngành hàng khác nhau, phổ biến như:

  • Một, dù cung cấp các ngành hàng khác nhau nhưng đều đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.
  • Hai, cung cấp các dòng sản phẩm mới được sản xuất từ công nghệ tiên tiến có thể thay thế hoàn hảo cho công dụng của các sản phẩm hiện nay mà khách hàng đang sử dụng.

Ví dụ: Các công ty sản xuất ấm đun siêu tốc và máy nước nóng lạnh được xem là đối thủ cạnh tranh về công dụng.

Cạnh tranh trong ngành

Là sự cạnh tranh giữa các công ty cùng cung cấp một mặt hàng hoặc hoạt động trong cùng một ngành hàng. Hình thức cạnh tranh thường thấy như: gia tăng kênh phân phối, truyền thông, giảm giá bán, khuyến mãi hay cải tiến sản phẩm.

Ví dụ: Pepsi và Coca Cola đứng đầu trong ngành đồ uống giải khát thế giới. Hai “ông lớn” này đã đối đầu với nhau trong rất nhiều năm qua.

11 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết từ A-Z! hình ảnh 2

Cạnh tranh thương hiệu

Là sự cạnh tranh đối với các công ty cung cấp dịch vụ/sản phẩm tương đồng cho cùng một đối tượng mục tiêu và triển khai cùng một chiến lược marketing. Họ trở thành những thương hiệu mà khách hàng sẽ cân nhắc rất nhiều để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Ví dụ: Các hãng xe Yamaha, Suzuki và Honda đều cạnh tranh “khốc liệt” về các sản phẩm xe máy.

11 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả

Sau khi phân loại đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ bắt đầu nghiên cứu và phân tích họ ở mọi khía cạnh để xem xét các điểm mạnh – điểm hạn chế và đưa ra cách thức “chiến” tốt nhất cho doanh nghiệp mình.

Dưới đây là 11 bước phân tích đối thủ cạnh tranh đơn giản nhưng giúp bạn có cái nhìn bao quát rõ hơn về các đối thủ và thị trường cạnh tranh:

Bước 1: Xác định rõ đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

Đầu tiên, bạn cần xác định những đối thủ nào cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường để biết rõ họ đang hoạt động như thế nào – có thể điều mà doanh nghiệp của bạn chưa từng thực hiện.

Làm thế nào để bạn thực hiện điều này? Phân loại đối thủ cạnh tranh như sau:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: các công ty cung cấp dịch vụ/sản phẩm tương đồng cho cùng một nhóm đối tượng mục tiêu.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: các công ty không cung cấp dịch vụ/sản phẩm giống nhau nhưng có thể giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các công ty mới hoặc chưa gia nhập thị trường – dù chưa cung cấp dịch vụ/sản phẩm cụ thể nhưng được dự đoán sẽ tác động không nhỏ đến thị trường cạnh tranh của bạn trong tương lai.

Trong đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp sẽ chiếm phần quan trọng hơn. Nhưng dường như 2 thuật ngữ này thường bị sử dụng sai lệch.

Khi so sánh về khía cạnh thương hiệu, bạn hãy quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Ví dụ: Stitch Fix và Fabletics cùng hoạt động trong ngành thời trang (sản phẩm chính là quần áo), phục vụ cho cùng một đối tượng mục tiêu.

Nhưng nhìn vào thực tế, chúng ta thấy rằng 2 dòng sản phẩm này không giống nhau. Một bên tập trung vào trang phục hàng ngày, bên còn lại là dòng trang phục thể thao. Tuy nhiên, hai thương hiệu này đều phục vụ cho đối tượng mua hàng chúng là phụ nữ, khiến họ trở thành đối thủ cạnh tranh gián tiếp.

=> Đội ngũ Marketing của Fabletics sẽ không dành quá nhiều thời gian nghiên cứu Stitch Fix vì xu hướng thời trang của khách hàng cũng thay đổi liên tục. Mặc dù chỉ là một thay đổi nhỏ nhưng sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa bạn sẽ bỏ qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Hãy luôn theo dõi sự thay đổi của các đối thủ để tránh bị “vượt mặt” bất kỳ lúc nào.

Giữ các thương hiệu này trên radar của bạn vì chúng có thể thay đổi vị trí bất cứ lúc nào và vượt qua khu vực đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Sử dụng ví dụ của chúng tôi, Stitch Fix có thể bắt đầu một dòng tập luyện, điều này chắc chắn sẽ thay đổi mọi thứ cho Fabletics.

Đây cũng là một trong những lý do tại sao bạn sẽ muốn thường xuyên chạy một phân tích đối thủ cạnh tranh. Thị trường có thể và sẽ thay đổi bất cứ lúc nào, và nếu bạn không liên tục vạch ra nó, bạn sẽ không nhận thức được những thay đổi này cho đến khi quá muộn.

Các công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh

Dưới đây là một số công cụ tuyệt vời giúp bạn dễ dàng tìm kiếm danh sách các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực:

  • Các công cụ tìm kiếm: chỉ cần gõ tên của đối thủ đang hoạt động, bạn có thể xem mọi thông tin chi tiết về họ trên internet.
  • Quảng cáo trực tuyến: khi bạn thường xuyên tìm kiếm thông tin về đối thủ – quảng cáo của họ sẽ hiển thị. Nhấp vào và tìm hiểu ngay.
  • Khách hàng: bạn có thể tạo các buổi phỏng vấn, bảng hỏi… để xem cách khách hàng đang gì về đối thủ.
  • Ấn phẩm thương mại (online và offline): là cầu nối tuyệt vời để bạn và cả đối thủ quảng bá sản phẩm cũng như tương tác với người dùng. Bạn hãy theo dõi các ấn phẩm này của đối thủ trên các kênh mạng xã hội, trung tâm thương mại, …
  • Truyền thông xã hội và các forum/diễn đàn: giúp bạn dễ dàng thu thập thông tin của đối thủ dựa trên những chia sẻ chân thật từ công chúng để đánh giá vị thế cạnh tranh của họ trong ngành.

Bước 2: Xác định các sản phẩm chủ chốt của đối thủ

Trọng tâm của sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào là dịch vụ/sản phẩm mang lại cho khách hàng. Bạn cần phân tích các sản phẩm chủ chốt của đối thủ và xem xét các đánh giá của khách hàng về chất lượng của sản phẩm mà họ đang cung cấp.

11 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết từ A-Z! hình ảnh 3

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý về giá bán hoặc bất kỳ chương trình ưu đãi/giảm giá/khuyến mãi đang triển khai. Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng bạn cần quan tâm:

  • Giá thành sản phẩm/dịch vụ của họ cao hay thấp?
  • Họ có nhiều khách hàng trung thành hay đa phần chỉ mua 1 lần?
  • Thị phần của họ là bao nhiêu?
  • Đặc điểm và nhu cầu về khách hàng mục tiêu của họ là gì?
  • Họ đang sử dụng các chiến lược định giá như thế nào?
  • Làm thế nào để doanh nghiệp bạn “đánh bại” các đối thủ cạnh tranh?
  • Họ phân phối sản phẩm/dịch vụ bằng cách nào?

Bước 3: Nghiên cứu chiến thuật của đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu các chiến thuật bán hàng của đối thủ không phải điều dễ dàng. Để quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh dễ dàng hơn, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Quy trình bán hàng của họ diễn ra như thế nào?
  • Họ tập trung bán hàng trên những kênh nào?
  • Họ có lợi thế nào nổi bật khiến bạn phải xem xét?
  • Họ đang mở rộng hay thu nhỏ quy mô kinh doanh?
  • Họ có các chương trình sự kiện lớn, thu hút rất nhiều sự quan tâm của công chúng?
  • Lý do khách hàng từ chối sản phẩm với họ?
  • Doanh thu trung bình hàng năm của họ khoản bao nhiêu?
  • Họ có thường xuyên cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi cho dịch vụ/sản phẩm?
  • Nhân viên bán hàng của họ như thế nào? Đội ngũ Marketing đã thực hiện các công việc gì trong thời gian gần nhất?

=> Đây là những thông tin quan trọng cung cấp cho bạn ý tưởng tuyệt vời về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng như “kẽ hở” có thể tận dụng để nâng tầm vị thế của doanh nghiệp mình.

Với những doanh nghiệp lớn luôn công khai báo cáo hàng năm, bạn có thể tìm thông tin rõ hơn trên các trang báo mạng. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm dữ liệu thông qua CRM hoặc khảo sát trực tiếp những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của đối thủ và của bạn. Hãy tập trung vào thông tin quan trọng “lý do khiến họ chuyển sang sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn”.

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng hơn:

  • Tính năng hay đặc điểm nào của sản phẩm thu hút khách hàng tiềm năng? Có phải là về giá cả?
  • Ấn tượng của khách hàng về quy trình bán hàng của bạn là gì?
  • Vì sao họ mua hàng của bạn? Hãy tìm hiểu yếu tố này.

Hãy đặt nhiều câu hỏi dạng mở để khuyến khích người dùng trả lời chân thật về thương hiệu/sản phẩm của bạn, cũng như hiểu rõ điều gì có thể khiến họ quay lưng. Khi đã tìm được câu trả lời thích hợp nhất cho những câu hỏi này, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu những chiến lược tiếp thị của đối thủ.

Bước 4: Xem xét giá bán và các lợi thế lớn của đối thủ

Để định giá bán sản phẩm của bạn, hãy xem xét giá bán hiện tại của đối thủ cho một dịch vụ/sản phẩm tương tự.

Nếu bạn tự tin sản phẩm của mình cung cấp lợi ích/tính năng vượt trội so với đối thủ => có thể đưa ra giá bán cao hơn, nhưng bạn phải giải thích rõ cho người dùng vì sao giá sản phẩm của bạn có mức giá như vậy.

Nếu bạn muốn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng khi mới tham gia thị trường, có thể định vị giá bán thấp hơn so với đối thủ và dần dần đưa về mức giá phù hợp.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến định giá chính xác cho một sản phẩm. Điều quan trọng nhất là bạn phải đáp ứng xu hướng thị trường và đưa ra mức giá hợp lý nhất với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn hãy xem xét các đặc quyền mà đối thủ đang cung cấp để đưa ra sự cạnh tranh tốt hơn.

Ví dụ, đối thủ đang cung cấp chương trình dùng thử miễn phí hoặc giảm giá 20% trong 5 ngày. Những đặc quyền này sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng của bạn qua bên đối thủ. Bạn cần đưa ra đặc quyền hấp dẫn hơn mà đối thủ chưa sử dụng để kéo khách hàng quay trở lại.

  • Xem thêm: 9 Bước định vị sản phẩm đỉnh nhất cho mọi doanh nghiệp nhỏ!

Bước 5: Hãy đảm bảo bạn đáp ứng tốt chi phí vận chuyển cạnh tranh

Bạn có biết chi phí vận chuyển quá đắt chính là lý do chính khiến khách hàng từ bỏ mua hàng?

Miễn phí vận chuyển là một đặc quyền tuyệt vời – tác động lớn đến hành vi mua hàng của khách hàng giữa các thương hiệu cung cấp sản phẩm tương đương.

Bạn đang hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử – cần xem xét chi phí vận chuyển của đối thủ để đảm bảo bạn đáp ứng tốt nhất cho khách hàng (nếu không vượt quá).

Trong trường hợp miễn phí vận chuyển không là lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp bạn, có thể đưa ra các đặc quyền khác: tặng quà, chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết, mua 1 tặng 1…

11 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết từ A-Z! hình ảnh 4

Bước 6: Đánh giá các chiến dịch PR Marketing của đối thủ

Phân tích trang của của các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đánh giá tổng quát về các nỗ lực tiếp thị của họ. Lưu ý các mục dưới đây để tiến hành thu thập dữ liệu tốt hơn:

  • Họ có xây dựng trang blog?
  • Họ có tạo ebooks hoặc whitepapers?
  • Họ có podcast không?
  • Họ có tạo nội dung trực quan như infographics và video?
  • Họ có phần FAQs?
  • Họ có sản xuất bài viết nào nổi bật?
  • Họ đã đăng tải thông cáo báo chí?
  • Họ có bộ dụng cụ PR?
  • Họ đang chạy các chiến dịch quảng cáo online và offline nào?
  • Các nghiên cứu điển hình của họ như thế nào?

Bước 7: Đừng bỏ qua chiến lược content của đối thủ!

Bạn cần xem số lượng bài đăng blog của họ và trên cả các kênh truyền thông social: họ có vài trăm bài viết hay chỉ một số ít? Tiếp theo, hãy xác định tần suất họ đăng bài viết: một bài trên một tuần hay một tháng?

Rất có thể bạn nhận thấy các đối thủ đăng bài rất thường xuyên, thậm chí là mỗi ngày. Tùy thuộc vào từng chủ đề, nội dung bài viết sẽ là nguồn kiến thức tuyệt vời giúp bạn xây dựng chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng của họ về với bạn.

Bước tiếp theo, bạn sẽ đánh giá chất lượng nội dung bài blog của họ. Nếu bài viết chỉ chung chung, không hấp dẫn thì dù họ có đăng liên tục thì đối tượng mục tiêu cũng không tìm thấy giá trị lớn. Dần dần, họ sẽ thoát trang và tìm đến những website chất lượng hơn.

Bạn nên xem nhiều phần nội dung với nhiều chủ đề khác nhau để có cái nhìn tổng quát về sức mạnh của đối thủ cạnh tranh hiện tại. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn hãy tập trung vào các câu hỏi sau:

  • Nội dung của họ có truyền tải kiến thức hữu ích
  • Nội dung có mắc lỗi ngữ pháp hay chính tả?
  • Nội dung của họ có “đào sâu” vào chủ đề?
  • Giọng văn họ đang sử dụng? Trẻ trung, sang trọng…
  • Cấu trúc bài viết có đạt chuẩn? Họ sử dụng tiêu đề tô đậm, gạch đầu dòng…
  • Nội dung của họ miễn phí hay phải trả phí để đọc?
  • Ai đảm nhiệm vai trò sản xuất content cho họ?
  • Nội dung trang có được tối ưu SEO? (Tiêu đề, mô tả Meta, từ khóa…)

Khi quét nội dung, bạn hãy chú ý đến hình ảnh mà đối thủ đang sử dụng. Bạn hãy cảm nhận theo phương diện:

  • Nhanh chóng lướt qua hay dừng lại để xem kỹ hơn?
  • Hình ảnh có liên quan đến nội dung và có mô tả bên dưới?
  • Hình ảnh tùy chỉnh trên Internet hay tự thiết kế?
  • Hình ảnh có lời kêu gọi mạnh mẽ?

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, bạn có thể đánh giá chiến lược Tiếp thị Nội dung (Content Marketing) đang hoạt động tốt hay còn thiếu sót cần khắc phục. Tận dụng những lỗ hổng đó sẽ giúp bạn triển khai chiến lược nội dung tốt hơn và thúc đẩy lượng traffic vào trang web tăng cao.

Bước 8: Đánh giá mức độ tương tác với các bài đăng của đối thủ

Để đánh giá mức độ hiệu quả về nội dung của đối thủ, bạn cần đánh giá phản ứng của khách hàng qua các chỉ số: Thích, Bình luận, Chia sẻ với bài đăng của họ – và xem xét các yếu tố:

  • Các chủ đề nào gây tiếng vang tốt nhất?
  • Các bình luận tích cực/tiêu cực hay chỉ mang tính chung chung?
  • Chủ đề nào được mọi người tweet nhiều nhất?
  • Nội dung nào thường nhận được phản hồi tốt hơn?
  • Đừng quên kiểm tra các thẻ Hashtag mà đối thủ đang sử dụng để phân loại nội dung.

Xem xét mức độ tương tác của khách hàng để xác định độ nhận diện và sự yêu thích của họ dành cho đối thủ như thế nào

Bước 9: Quan sát phương thức triển khai Content Marketing của đối thủ

Trong bước này, bạn sẽ đi sâu hơn vào kiểm tra chiến lược quảng bá nội dung của đối thủ, gồm:

  • Thẻ ALT hình ảnh.
  • Mật độ từ khóa trong nội dung.
  • Sử dụng liên kết nội bộ.
  • Backlink.

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những gì còn đang bỏ ngỏ:

  • Những từ khóa quan trọng mà đối thủ đang sử dụng nhưng bạn vẫn chưa khai thác?
  • Nội dung nào của họ được chia sẻ nhiều nhất? Nhận được liên kết ngược từ những trang lớn?
  • Đối tượng mục tiêu của bạn tập trung nhiều nhất trên kênh truyền thông xã hội nào?
  • Trang web nào đang liên kết ngược với trang web của họ mà không phải của bạn?
  • Ai đang chia sẻ nội dung của đối thủ?
  • Ai đang mang lại traffic đến trang web của đối thủ?

=> Bạn có gặp khó khăn gì về các từ khóa muốn tập trung? Xem xét các công cụ hỗ trợ (miễn phí và trá phí) sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về hiệu quả làm SEO của đối thủ.

Bước 10: Xem xét tổng quan về sự hiện diện, chiến lược và sự phát triển trên các nền tảng Social Media của đối thủ

Tiếp đến, bạn muốn đánh giá hiệu quả tiếp thị của đối thủ thì hãy xem xét sự hiện diện của họ trên phương tiện truyền thông xã hội và tỷ lệ tương tác từ người dùng.

Làm thế nào mà các đối thủ có thể nâng cao sự hiện diện thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội? Hãy đánh giá các tiêu chí sau:

  • Mỗi bài viết của họ có tích thêm các nút chia sẻ social không?
  • Đối thủ có liên kết đến Social Media trong tiêu đề, chân trang hoặc một nơi nào khác trên website không?
  • Họ có sử dụng CTA (Kêu gọi Hành động) với các nút này không?

Nếu đối thủ xuất hiện trên các trang xã hội mà bạn chưa tham gia, hãy dành thời gian nghiên cứu về nền tảng đó để tìm kiếm cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp bạn.

Để xác định một nền tảng truyền thông xã hội có phù hợp để tham gia, bạn hãy kiểm tra mức độ tương tác của đối thủ. Đầu tiên, bạn cần truy cập vào các trang web của họ để kiểm tra các nền tảng mà đối thủ đang sử dụng:

  • Facebook.
  • Pinterest.
  • Twitter.
  • Instagram.
  • YouTube.
  • Snapchat.
  • LinkedIn.

Tiếp đến, bạn hãy xem xét những điều sau:

  • Loại nội dung họ thường đăng: post chữ, hình ảnh, infographic hay video.
  • Họ tự viết hay lấy từ nguồn khác.
  • Số lượng người theo dõi.
  • Tần suất post bài và tính nhất quán.
  • Mức độ tương tác của người dùng: bình luận, thích và chia sẻ.
  • Tính lan truyền nội dung: retweets, repins hay chia sẻ.

=> Sau khi thu thập dữ liệu hoàn chỉnh, bạn sẽ có chiến lược hoạch định để phát triển nội dung trực tuyến hiệu quả hơn so với đối thủ.

Bước 11: Tiến hành phân tích SWOT để xác định ưu – nhược điểm và cơ hội – mối đe dọa của đối thủ

Trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh bạn có thể đánh giá cụ thể từng thành phần của họ: chiến lược kinh doanh, quy trình bán hàng và nỗ lực tiếp thị.

Điều quan trọng nhất trong công việc này là bạn phải dành thời gian nhiều hơn để tiến hành phân tích SWOT về đối thủ. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ điểm mạnh – điểm yếu và cơ hội – mối đe dọa hiện tại của đối thủ.

11 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết từ A-Z! hình ảnh 5

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Họ đang làm điều gì tốt nhất? Tiếp thị Nội dung, Tính năng sản phẩm… gì tốt?
  • Lợi thế của họ so với bạn và ngược lại?
  • Các mặt yếu thế của họ trong cạnh tranh?
  • Họ sẽ trở thành mối đe dọa cho bạn ở khía cạnh nào?
  • Họ đã bỏ lỡ điều gì – một lỗ hổng mà bạn có thể tận dụng để bứt phá?

=> Hãy tạo bảng so sánh điểm mạnh – yếu giữa bạn và đối thủ để biết được doanh nghiệp mình đang ở đâu, cần cải thiện – phát huy mặt lợi thế nào…

Lưu ý khi triển khai phân tích đối thủ cạnh tranh

Để quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh tốt hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Định hướng rõ ràng ngay từ đầu

Nếu bạn không có định hướng ngay từ đầu, việc bước vào quá trình phân tích đối thủ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì bạn phải “bơi” giữa rất nhiều thông tin hỗ độn. Để tránh mất thời gian và công sức thực hiện, bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể và những gì mong muốn nhận được sau khi nghiên cứu đối thủ.

Phân tích dựa trên dữ liệu thực tế

Bạn cần phân biệt giữa các giả định ban đầu và kết quả thực tế dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chính xác về năng lực cạnh tranh hiện tại giữa đối thủ và doanh nghiệp bạn. Có như vậy, bạn sẽ định hướng tốt hơn cho sự phát triển về nhận diện và bán hàng trực tuyến.

Lựa chọn thời gian và thời điểm thực hiện

Bạn nên xem xét các mốc thời gian của các đối thủ bắt đầu phát triển và sự tiến bộ qua từng thời điểm. Điều này sẽ giúp bạn nghiên cứu kỹ hơn về chiến thuật tăng trưởng của họ – nếu phù hợp với doanh nghiệp bạn, hãy tham khảo và tạo ra chiến lược tốt hơn để nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

Đầu tư để thu thập dữ liệu chất lượng hơn

Nếu bạn sẵn sàng đầu tư nhiều hơn để thu thập thông tin chất lượng sẽ rút ngắn quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh, cũng như nhận được kết quả chính xác và đầy đủ hơn dựa trên những thông tin xác thực đã thu thập.

Hãy thật kiên nhẫn!

Đối thủ cũng giống như doanh nghiệp bạn, không ngừng phát triển theo từng giai đoạn. Do đó, để thu thập thông tin nhiều nhất về các đối thủ, bạn cần phải kiên nhẫn và nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài sẽ nhận được kết quả như mong đợi.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh để tìm ra hướng phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp mình.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.