10+【Kiến Thức Kinh Tế Cơ Bản】Vĩ mô và vi mô bạn nên biết
Bạn đang tìm hiểu các kiến thức kinh tế cơ bản ở vĩ mô và vi mô nhưng chưa hiểu nó là gì? gồm những yếu tố nào và mối quan hệ giữa các yếu tố này ra sao. Hãy cùng Top Kinh Doanh chuyên trang chia sẻ kiến thức tài chính và kinh doanh tìm hiểu chi tiết nhất dưới đây:
Kiến thức cơ bản kinh tế vĩ mô và vi mô
Kinh tế là gì?
Kinh tế (tiếng anh: Economy) là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực khan hiếm. Nói cách khác kinh tế học nghiên cứu cách con người quản lý các nguồn lực khan hiếm của nó. Các nhân tố cơ bản trong hoạt động sản xuất của con người bao gồm lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF)
Giải thích về Kinh tế là gì? Nguồn: Thai Pham
1. Kinh tế có 2 thành phần chính là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi, động cơ của người tiêu dùng, giá cả, lợi nhuận, v.v… Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế rộng hơn và những giá trị lớn hơn như lãi suất, GDP và các công cụ khác mà bạn thường thấy trong mục kinh tế của các tờ báo.
Kinh tế vi mô hữu ích hơn cho các nhà quản trị còn kinh tế vĩ mô có lợi hơn cho các nhà đầu tư.
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP (viết tắt bởi cụm từ Gross Domestic Product) là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định hay còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. Khoảng thời gian thường được đo lường là GDP một Quý, 1 năm, 5 năm và 10 năm.
Xem chi tiết: GDP là gì ?
3. Tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế (tiếng anh Economic Growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định.
Xem chi tiết: Tăng trưởng kinh tế là gì ?
4. Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế
Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng; cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm; cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng.
Cung (tiếng anh: Supply) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Cầu (tiếng anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong kinh tế vĩ mô, thì cân bằng thị trường là một trạng thái ở đó sản lượng giao dịch và giá cả có khả năng tự ổn định, không phải chịu những áp lực thay đổi. Từ đó tạo ra trạng thái được sự hài lòng giữa người mua và người bán. Khi giá cân bằng thì sản lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp bằng (cung) bằng với sản lượng người mua sẵn lòng mùa.
Xem chi tiết: Cung cầu là gì ?
5. Lạm phát
Lạm phát (tiếng anh Inflationary) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của dịch vụ hay hàng hóa theo một khoảng thời gian nhất định. Từ đó kéo theo sự mất giá của một loại tiền tệ. Giá tăng, đồng nghĩa cùng với một lượng tiền thì bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây.
Xem chi tiết: Cung cầu là gì ?
Bạn đã biết rằng giá của hầu hết các SP hiện nay đều cao hơn so với thời cha ông chúng ta. Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá củahàng hoá so với năm trước. Trong nền kinh tế phát triển, lạm phát hàng năm vào khoảng 2% – điều đó có nghĩa rằng giá các món hàng tăng trung bình 2% mỗi năm. Vai trò cơ bản của NHTW là quản lý tỉ lệ này và giữ nó ở 1 con số dương thấp.
6. Lãi suất
Lãi suất (tiếng anh: Interest Rate) là tỉ lệ phần trăm người vay trả cho người mà họ vay tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 1 tháng, 1 năm….). Giá trị sử dụng của khoản vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người cho vay.
Xem chi tiết: Lãi suất là gì ?
7. Mối quan hệ Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng
Gần như có 1 mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và tỉ lệ tăng trưởng GDP, ngoài ra lãi suất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ lạm phát. Vì thế, khi bạn gia tăng lãi suất, lạm phát sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên đi cùng với nó là kinh tế phát triển chậm lại.
Do vậy, không có gì khó hiểu khi việc quy định lãi suất luôn khiến các nhà chức trách phải đau đầu. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chịu trách nhiệm quy định lãi suất ngắn hạn và đó luôn là một trong những thông tin kinh tế được theo dõi nhiều nhất.
8. Chính sách tài khóa
Tài khóa (Tiếng anh: Fiscal) là chu kỳ trong thời gian 12 tháng, có hiệu lực báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Do đó, bạn có thể hiểu nôm na thuật ngữ này như “năm tài chính” hoặc “năm quyết toán thuế”.
Chính sách tài khóa (Tiếng anh: Fiscal Policy) được hiểu là một công cụ để chính phủ tác động đến nền kinh tế quốc gia thông qua thuế và chi tiêu công. Đây là một công cụ tác động đến chính sách kinh tế vĩ mô chính vì vậy chỉ có Chính phủ trung ương mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa này, ở chính quyền địa phương thì không thể sử dụng.
Xem chi tiết: Chính sách tài khóa là gì ?
9. Chu kì kinh tế
Chu ki kinh tế hay chu kì kinh doanh (tiếng anh: Business Cycle) là sự biến động của GDP thực tế tạo nên sự luân phiên của nền kinh tế theo trình tự ba giai đoạn lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Một cuộc suy thoái được xem là đã bắt đầu khi một nền kinh tế trải qua hai quý liên tiếp với tình trạng tăng trưởng GDP thực tế có giá trị âm.
Xem chi tiết: Chu kì kinh tế là gì ?
10. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội hay được gọi là chi phí kinh tế (tiếng anh là Opportunity Cost) phản ánh chi phí sử dụng các nguồn lực có tính khan hiếm vào việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ qua. Bạn có thể hiểu ngắn gọn là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.
Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì ?
Giải đáp thắc mắc về kiến thức kinh tế
1. Tóm tắt kiến thức kinh tế vĩ mô?
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực khan hiếm.
2. Tổng hợp kiến thức kinh tế vĩ mô?
Kiến thức kinh tế vĩ mô bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Quy luật cung cầu, Lạm phát, Lãi suất, Mối quan hệ Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng, Chính sách tài khóa, Chu kì kinh tế, Chi phí cơ hội.
Tóm lại về kiến thức kinh tế cơ bản vĩ mô và vi mô
Để bắt đầu tìm hiểu về kiến thức kinh tế bạn cần tìm hiểu chi tiết và nắm rõ quy luật của 10 yếu tố sau:
1. Kinh tế có 2 thành phần chính là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là gì?
4. Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế?
5. Lạm phát là gì?
6. Lãi suất là gì?
7. Mối quan hệ Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng
8. Chính sách tài khóa là gì?
9. Chu kì kinh tế là gì?
10. Chi phí cơ hội là gì?